Đặt ống nuôi ăn sau khi bị đột quỵ
Nghiên cứu đã cho thấy có đến 50% bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ thường bị thiếu dinh dưỡng trong khoảng thời gian họ chữa trị. Quan trọng hơn, nghiên cứu bổ sung khuyên rằng việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng bằng cách cho người bệnh ăn qua ống nuôi ăn vào thời kỳ đầu của đột quỵ nặng có thể cải thiện khả năng phục hồi của họ, so với những bệnh nhân không được nuôi ăn giống vậy.
Nghiên cứu đã cho thấy có đến 50% bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ thường bị thiếu dinh dưỡng trong khoảng thời gian họ chữa trị. Quan trọng hơn, nghiên cứu bổ sung khuyên rằng việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng bằng cách cho người bệnh ăn qua ống nuôi ăn vào thời kỳ đầu của đột quỵ nặng có thể cải thiện khả năng phục hồi của họ, so với những bệnh nhân không được nuôi ăn giống vậy.
Ống nuôi ăn là một thiết bị được dùng để đưa chất dinh dưỡng trực tiếp vào dạ dày ở những người không thể tự nuốt thức ăn.
Những lý do thường gặp cần phải đặt ống nuôi ăn là:
- Cơ chế nuốt thức ăn hoạt động không hiệu quả.
- Bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê hoặc ở trạng thái sống thực vật.
- Bị ung thư đầu và cổ, làm hạn chế việc nhai thức ăn.
- Mất cảm giác ngon miệng mạn tính do một số loại bệnh hoặc do chấn thương ở não.
Ba loại ống nuôi ăn chính là:
Ống từ mũi đến dạ dày: thường được gọi là ống NG, ống này ít xâm nhập hơn ống G và ống J (sẽ được trình bày bên dưới) và chỉ được sử dụng tạm thời. Ống dẫn từ mũi đến dạ dày này rất thon, có thể dễ dàng xuyên vào từ mũi, qua thực quản, vào dạ dày, và có thể kéo ra khỏi mũi một cách dễ dàng. Vì những ống này thon nhỏ, nên nó thường bị tắc nghẽn bên trong ống, lúc đó cần phải thay một ống mới ngay. Hơn nữa, việc sử dụng ống này trong thời gian dài có thể liên gây viêm xoang hoặc các loại bệnh nhiễm trùng khác. Mặc dù vậy, ống này là loại tiện lợi nhất được dùng ở bệnh viện để giúp người bệnh ăn được khi họ không thể nuốt thức ăn.
Ống dạ dày: hay còn được gọi là ống G hoặc ống PEG, ống dạ dày là một loại ống dẫn đồ ăn có thể đặt vĩnh viễn trong người bệnh nhân được(nhưng cũng có thể rút ra được). Để đặt được ống G vào dạ dày cần phải thực hiện một vết cắt nhỏ trên thành bụng rồi luồn ống G qua thành bụng đi thẳng vào dạ dày. Ống được giữ bên trong dạ dày bằng một dây xoắn ốc, thường gọi là “đuôi sam” hoặc cũng có thể bằng một bong bóng khí nhỏ. Phẫu thuật này rất an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng, như chảy máu và nhiễm trùng.
Ống nuôi ăn là một thiết bị được dùng để đưa chất dinh dưỡng trực tiếp vào dạ dày ở những người không thể tự nuốt thức ăn.
Những lý do thường gặp cần phải đặt ống nuôi ăn là:
- Cơ chế nuốt thức ăn hoạt động không hiệu quả.
- Bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê hoặc ở trạng thái sống thực vật.
- Bị ung thư đầu và cổ, làm hạn chế việc nhai thức ăn.
- Mất cảm giác ngon miệng mạn tính do một số loại bệnh hoặc do chấn thương ở não.
Ba loại ống nuôi ăn chính là:
Ống từ mũi đến dạ dày: thường được gọi là ống NG, ống này ít xâm nhập hơn ống G và ống J (sẽ được trình bày bên dưới) và chỉ được sử dụng tạm thời. Ống dẫn từ mũi đến dạ dày này rất thon, có thể dễ dàng xuyên vào từ mũi, qua thực quản, vào dạ dày, và có thể kéo ra khỏi mũi một cách dễ dàng. Vì những ống này thon nhỏ, nên nó thường bị tắc nghẽn bên trong ống, lúc đó cần phải thay một ống mới ngay. Hơn nữa, việc sử dụng ống này trong thời gian dài có thể liên gây viêm xoang hoặc các loại bệnh nhiễm trùng khác. Mặc dù vậy, ống này là loại tiện lợi nhất được dùng ở bệnh viện để giúp người bệnh ăn được khi họ không thể nuốt thức ăn.
Ống dạ dày: hay còn được gọi là ống G hoặc ống PEG, ống dạ dày là một loại ống dẫn đồ ăn có thể đặt vĩnh viễn trong người bệnh nhân được(nhưng cũng có thể rút ra được). Để đặt được ống G vào dạ dày cần phải thực hiện một vết cắt nhỏ trên thành bụng rồi luồn ống G qua thành bụng đi thẳng vào dạ dày. Ống được giữ bên trong dạ dày bằng một dây xoắn ốc, thường gọi là “đuôi sam” hoặc cũng có thể bằng một bong bóng khí nhỏ. Phẫu thuật này rất an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng, như chảy máu và nhiễm trùng.
Ống đặt thẳng vào ruột: còn được biết như ống J hoặc PEJ, ống đặt thẳng vào ruột cũng giống như ống G, nhưng đầu của nó nằm bên trong ruột non, vòng qua dạ dày. Ống này dùng chủ yếu cho người có dạ dày không có khả năng đưa thức ăn xuống các phần còn lại của ruột vì cơ dạ dày co không tốt. Ống này thường được sử dụng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản nặng (GERD), và bị béo phì quá mức.
Khi nào nên sử dụng ống nuôi ăn?
Ống nuôi ăn đặc biệt có ích cho người không thể tự ăn sau khi bị bệnh cấp tính hoặc phẫu thuật và có khả năng phục hồi cao. Nó còn có ích cho những bệnh nhân không thể nuốt thức ăn tạm thời, hoặc lâu dài, và có các chức năng khác bình thường hoặc gần như bình thường. Trong những tĩnh huống trên, ống nuôi ăn thường là cách duy nhất để cung cấp những dưỡng chất cần thiết, và/hoặc các phương thuốc điều trị bệnh.
Ống nuôi ăn có tiện cho người bị đột quỵ hay không?
Vâng, câu trả lời là có. Loại ống nuôi ăn nên sử dụng trong 30 ngày đầu sau khi đột quỵ là ống NG.
Trong một số trường hợp dưới đây, bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định cho bệnh viện đặt ống nuôi ăn cho người thân:
- Có nên đặt ống nuôi ăn lâu dài vào người đang hôn mê do mắc bệnh hiểm nghèo (chẳng hạn ung thư di căn) hoặc những bệnh sẽ sớm gây tử vong cho bệnh nhân.
- Có nên đặt ống lâu dài vào người bị bệnh khiến cho họ không thể nói lên ý muốn của họ, nhưng trước đó họ đã bày tỏ rằng họ không bao giờ muốn ăn qua ống nuôi ăn.
- Có nên đặt ống lâu dài vào bệnh nhân hôn mê do não bị hủy hoại trên diện rộng và không thể chữa được, không có cơ hội để phục hồi, nhưng vẫn có thể kéo dài được mạng sống vì cách cho ăn nhân tạo này.
- Có nên đặt ống nuôi ăn vào người đã ký vào giấy nguyện vọng rằng họ không muốn được cho ăn bằng ống dẫn.
Bạn cần tìm hiểu kỹ về lợi ích cũng như hậu quả của việc đặt ống nuôi ăn lâu dài trong những trường hợp kể trên.
Ống đặt thẳng vào ruột: còn được biết như ống J hoặc PEJ, ống đặt thẳng vào ruột cũng giống như ống G, nhưng đầu của nó nằm bên trong ruột non, vòng qua dạ dày. Ống này dùng chủ yếu cho người có dạ dày không có khả năng đưa thức ăn xuống các phần còn lại của ruột vì cơ dạ dày co không tốt. Ống này thường được sử dụng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản nặng (GERD), và bị béo phì quá mức.
Khi nào nên sử dụng ống nuôi ăn?
Ống nuôi ăn đặc biệt có ích cho người không thể tự ăn sau khi bị bệnh cấp tính hoặc phẫu thuật và có khả năng phục hồi cao. Nó còn có ích cho những bệnh nhân không thể nuốt thức ăn tạm thời, hoặc lâu dài, và có các chức năng khác bình thường hoặc gần như bình thường. Trong những tĩnh huống trên, ống nuôi ăn thường là cách duy nhất để cung cấp những dưỡng chất cần thiết, và/hoặc các phương thuốc điều trị bệnh.
Ống nuôi ăn có tiện cho người bị đột quỵ hay không?
Vâng, câu trả lời là có. Loại ống nuôi ăn nên sử dụng trong 30 ngày đầu sau khi đột quỵ là ống NG.
Trong một số trường hợp dưới đây, bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định cho bệnh viện đặt ống nuôi ăn cho người thân:
- Có nên đặt ống nuôi ăn lâu dài vào người đang hôn mê do mắc bệnh hiểm nghèo (chẳng hạn ung thư di căn) hoặc những bệnh sẽ sớm gây tử vong cho bệnh nhân.
- Có nên đặt ống lâu dài vào người bị bệnh khiến cho họ không thể nói lên ý muốn của họ, nhưng trước đó họ đã bày tỏ rằng họ không bao giờ muốn ăn qua ống nuôi ăn.
- Có nên đặt ống lâu dài vào bệnh nhân hôn mê do não bị hủy hoại trên diện rộng và không thể chữa được, không có cơ hội để phục hồi, nhưng vẫn có thể kéo dài được mạng sống vì cách cho ăn nhân tạo này.
- Có nên đặt ống nuôi ăn vào người đã ký vào giấy nguyện vọng rằng họ không muốn được cho ăn bằng ống dẫn.
Bạn cần tìm hiểu kỹ về lợi ích cũng như hậu quả của việc đặt ống nuôi ăn lâu dài trong những trường hợp kể trên.
Xem thêm: 11 thuốc chữa viêm họng hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Tin mới nhất
- Cách giảm mỡ bụng cho nam giúp bạn lấy lại sức hấp dẫn
- Mề đay mãn tính là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa ra sao
- Liệu pháp điều trị trúng đích: Cơ hội chữa trị ung thư vú và ung thư phổi
- Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?
- Khám phá 7 tác dụng của bạc hà đối với sức khỏe trẻ nhỏ
- Insulin dạng hít – Những điều bạn cần biết về phương pháp điều trị này
- Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa dạ dày HIỆU QUẢ SỐ 1 với Top bác sĩ UY TÍN hàng đầu
- Giá nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg và cách nhận biết nấm lim rừng
- Tổng quan về bảo hiểm sức khỏe
- Bị viêm đại tràng không nên ăn gì, nên ăn gì – Chia sẻ từ chuyên gia mới nhất