Viêm dạ dày HP âm tính: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả
Viêm dạ dày HP âm tính là một căn bệnh xuất hiện rất phổ biến ở nước ta. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Viêm dạ dày HP âm tính là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày HP âm tính là căn bệnh do viêm niêm mạc dạ dày hình thành và dần chuyển biến thành viêm loét nhưng không có sự hiện diện của vi khuẩn HP. HP là tên gọi tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori- một loại xoắn khuẩn sinh sống và phát triển trong môi trường dạ dày.
Vi khuẩn HP cũng chính là nguyên nhân làm tăng axit dịch vị, kích thích các hoạt động co bóp quá mức của dạ dày. Từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm thậm chí là ung thư dạ dày.
Để nhận biết bệnh viêm dạ dày, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn test hơi thở, nội soi, sinh thiết mô hoặc tiến hành xét nghiệm phân nhằm tìm ra sự hiện diện của vi khuẩn HP. Viêm dạ dày HP âm tính chính là khi mà tất cả các xét nghiệm trên đều cho kết quả âm tính, không có sự hiện diện của vi khuẩn HP.
Bệnh viêm dạ dày HP âm tính có nguy hiểm không? So với trường hợp dương tính sẽ có mức độ nhẹ hơn và có thể đáp ứng với các biện pháp điều trị. Thế nhưng, khi bị viêm dạ dày HP âm tính dù bệnh phát triển chậm hơn nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn.
Trong trường hợp bệnh kéo dài cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi… Căn bệnh này cũng khiến cơ thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đó làm suy nhược, sụt cân, không thể tập trung.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày HP âm tính
Theo các nghiên cứu thì bệnh viêm dạ dày HP âm tính chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hằng ngày và do ăn uống. Không chỉ vậy, cũng có một số trường hợp bệnh nảy sinh do lạm dụng các loại thuốc chống viêm và do căng thẳng mệt mỏi lâu ngày.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên căn bệnh viêm dạ dày HP âm tính, đó là:
- Do ăn uống không điều độ: Những thực phẩm nạp vào cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và gây ra những căn bệnh về dạ dày. Khi bạn dung nạp quá nhiều đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nặng nề từ những thói quen sinh hoạt như: lười vận động, ăn uống bừa bãi, ngủ gục trên bàn, thức khuya…
- Căng thẳng kéo dài gây viêm dạ dày: Thần kinh bị căng thẳng cũng sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, gây rối loạn các hoạt động co bóp. Lượng dịch tiết ra quá mức khi bạn căng thẳng và gây HP dương tính.
- Do lạm dụng thuốc: Có một số loại thuốc chống viêm như: Corticoid, NSAID,… vốn hoạt động bằng cách ức chế cyclooxygenase, có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin, đồng thời nó cũng là trung gian gây ra các vết viêm. Khi lạm dụng các loại thuốc này sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày xuất hiện vùng viêm, loét, nặng hơn có thể sẽ gây chảy máu.
- Ngoài ra, khi uống nhiều rượu bia hoặc căng thẳng kéo dài, thường xuyên hút thuốc lá,… cũng là những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày HP âm tính.
Bạn cần tìm hiểu và biết được những nguyên nhân gây bệnh HP âm tính để tránh những tác động xấu của bệnh đến cơ thể.
Dấu hiệu cảnh báo của viêm dạ dày HP âm tính
Khi mắc viêm dạ dày HP, người bệnh sẽ có những triệu chứng báo hiệu khá rõ nét. Bạn cũng cần phân biệt những dấu hiệu khác nhau giữa HP dương tính và HP âm tính.
Những triệu chứng của viêm dạ dày HP âm tính thường bao gồm:
- Đau rát vùng thượng vị, những cơn đau này thường kéo đến khi bạn ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua
- Cảm thấy buồn nôn, bị nôn
- Ăn không ngon miệng
- Bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày thường xuyên
Ngoài ra, những triệu chứng của viêm dạ dày HP âm tính có thể tăng dần lên nếu thời gian bị bệnh kéo dài. Người bệnh cũng có thể sụt cân, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.
Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP âm tính hiệu quả
Quá trình người điều trị và phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày HP âm tính thường sẽ đơn giản hơn so với các trường hợp dương tính. Có một số những biện pháp để điều trị viêm dạ dày HP dương tính như sau:
Dùng thuốc Tây điều trị bệnh
Lựa chọn điều trị bệnh bằng thuốc Tây là một phương pháp chính đối với bệnh viêm dạ dày. Những loại thuốc Tây thường được dùng với mục đích là bảo vệ niêm mạc, chữa lành vết viêm loét tại dạ dày.
Những loại thuốc điều trị viêm dạ dày HP âm tính giúp cho người bệnh giảm triệu chứng đau, buồn nôn và ngăn chặn bài tiết nhiều axit tại dạ dày.
Có một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ sử dụng để điều trị bệnh HP âm tính mang lại hiệu quả tốt như:
- Các loại thuốc bao phủ niêm mạc: Những loại thuốc này còn được gọi là Gastropulgite được dùng nhiều trong điều trị một số vấn đề liên quan đến dạ dày. Tác dụng của nó là tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc giảm sự xâm lấn của axit.
- Dùng thuốc kháng axit: Những loại thuốc này có chứa các thành phần như: calcium carbonate, muối nhôm cùng với muối magnesium.Tác dụng của nhóm thuốc này là trung hòa HCl trong dịch tiết, giúp cân bằng độ pH ở dạ dày.
- Dùng thuốc kháng histamin H2: Loại thuốc này gồm: Ranitidine, Famotidine, Cimetidin,…dùng để ức chế sự bài tiết axit quá mức. Loại thuốc này được dùng để điều trị cả HP dương tính và âm tính.
- Các loại thuốc ức chế bơm proton bao gồm: PPI (Esomeprazole, Omeprazole,… Tác dụng của những loại thuốc này cũng giống như histamine H2 nhưng có hiệu quả kéo dài hơn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như: làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng số lượng các chủng vi khuẩn có hại trong dạ dày,…
Riêng với bệnh viêm dạ dày HP âm tính, các loại thuốc kháng sinh không được các bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị. Nó chỉ được dùng khi mà viêm dạ dày dương tính với vi khuẩn HP, trường hợp bệnh nặng do nhiễm khuẩn từ thực phẩm hoặc các loại đồ uống.
Thảo dược chữa dạ dày HP âm tính
Khi các triệu chứng của viêm dạ dày đã được kiểm soát, người bệnh cũng có thể dùng một số loại thảo dược tự nhiên để quá trình điều trị nhanh và đạt hiệu quả hơn. Những loại thảo dược này cũng giúp hạn chế các biến chứng khiến bệnh nặng nề hơn.
Những loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị HP dạ dày âm tính bao gồm:
Dùng nghệ vàng chữa viêm dạ dày HP âm tính:
Từ xa xưa, nghệ được xem là vị thuốc quý nhất là với các bệnh liên quan đến dạ dày. Trong nghệ có chứa các hoạt chất curcumin có vai trò làm giảm viêm, điều hòa các hoạt động bài tiết axit dạ dày, hạn chế các vi khuẩn có hại.
Nghệ còn chứa rất nhiều vitamin, những loại chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ niêm mạc.
Cách dùng: Bạn có thể dùng nghệ tươi để chế biến các món ăn hằng ngày hoặc dùng tinh bột nghệ để uống hằng ngày.
Dùng cam thảo
Cam thảo được coi là vị thuốc quý và được dùng nhiều trong Đông y. Loại thảo dược này được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, khắc phục các triệu chứng bệnh lý như: ợ hơi, nóng trong,…
Cách dùng: Người bệnh có thể sử dụng trà cam thảo pha cùng nước ấm hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Gừng tươi giảm vết sưng viêm
Trong gừng tươi có chứa nhiều hoạt chất Gingerol, những hoạt chất này giúp kháng viêm và sát trùng rất tốt. Không chỉ vậy, tinh dầu từ gừng còn có vai trò kích thích vị giác, giúp người bệnh giảm buồn nôn và nôn mửa.
Cách dùng: Nên uống 1 tách trà gừng sau bữa ăn hoặc có thể dùng gừng tươi đập dập pha cùng nước ấm để uống hằng ngày.
Ngoài ra, cũng có một số loại thảo dược khác mà bạn có thể dùng như: Nha đam, hoa cúc, thì là,… cũng giúp giảm vết sưng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.
Thuốc Đông Y điều trị viêm dạ dày
Ngoài thuốc Tây, bạn cũng có thể dùng các bài thuốc từ Đông Y để điều trị viêm dạ dày HP âm tính. Những bài thuốc này có ưu điểm và rất tương thích với cơ địa của người Á Đông hơn, an toàn và lành tính hơn.
Một bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP âm tính đó là Sơ can Bình vị tán. Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia hàng hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc. Công thức bào chế của Sơ can Bình vị tán hoàn toàn dựa trên việc tổng hợp những ưu điểm của các loại thuốc cổ phương.
Sơ can Bình vị tán có thành phần chính bao gồm hơn 30 loại dược liệu quý, có tác dụng tiêu viêm hiệu quả. Những loại thảo dược này đều được nuôi trồng và trải qua quy trình kiểm tra kỹ lưỡng.
Một trong những sự khác biệt làm nên giá trị riêng của Sơ can Bình vị tán trong gần 10 năm nay chính là chất lượng của các loại thảo dược. Điều này giúp bạn xóa bỏ nỗi lo về những loại thảo dược trôi nổi trên thị trường.
Trong quá trình bào chế thuốc, Trung tâm cũng đã ứng dụng khoa học công nghệ để sơ chế và giữ nguyên tinh chất dược liệu.
Một điểm cộng khác của bài thuốc này chính là tính thuần Việt, quá trình chữa bệnh dựa trên nguyên tắc của y học cổ truyền đó là: “Bình can kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ, dưỡng khí, hoạt huyết”, mang lại hiệu quả. Bài thuốc này được tập trung để phục hồi chức năng phủ tạng, giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ hạn chế được việc tái phát bệnh hay phụ thuộc vào thuộc
sau khi đã khỏi bệnh.
Nhờ có những đặc điểm an toàn, lành tính kể trên mà Sơ can Bình vị tán là bài thuốc có thể dùng với những đối tượng khác nhau, và các giai đoạn bệnh khác nhau.
Những đối tượng có thể dùng thuốc: Tất cả những đối tượng bao gồm: trẻ em, người cao tuổi, những người cơ thể bị suy nhược hoặc đã điều trị theo Tây y nhưng không khỏi.
Tất cả những loại dược liệu có trong bài thuốc Sơ can Bình vị tán đều là những dược liệu bổ, không gây ảnh hưởng đến ngũ tạng. Hơn thế, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kể trên, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học để phục hồi niêm mạc dạ dày, mau chóng lành bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày Hp âm tính
Để tránh những tác động xấu của căn bệnh này với cơ thể, bạn nên sớm thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả sau đây:
- Duy trì giấc ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, không để cơ thể có những căng thẳng mệt mỏi gây tác hại đến hệ tiêu hóa.
- Chú ý ăn chậm nhai kỹ và không nên vận động mạnh sau khi ăn, ít nhất là từ 20- 30 phút. Bạn nên ưu tiên dùng món ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít gia vị để giảm áp lực cho dạ dày.
- Rèn thói quen ăn uống đúng giờ, nên ăn đủ bữa. Nếu có vấn đề về tiêu hóa, bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế bùng phát các triệu chứng liên quan đến dạ dày như: Đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu, nôn mửa, đầy bụng,…
- Tích cực uống nhiều nước để trung hòa lượng dịch vị dạ dày, làm lành các vết viêm niêm mạc. Bạn cũng cần chú ý dùng nguồn nước sạch để đảm bảo an toàn.
- Loại bỏ và hạn chế dần thói quen uống rượu, bia, thuốc lá.
- Không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, đồ ăn đã lên men.
- Lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm an toàn và rõ nguồn gốc.
- Chú ý không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Người mắc bệnh khi dùng thuốc điều trị cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử bị viêm dạ dày của mình để được chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.
- Duy trì các hoạt động thể chất vừa giúp giải tỏa căng thẳng, lại có thể cải thiện sức khỏe tổng thể tăng cường sức đề kháng. Bạn nên tập thể dục khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày hoặc vận động nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng.
Qua việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến viêm dạ dày HP âm tính, người đọc có thêm những kiến thức bổ ích để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Xem thêm: Dấu hiệu ung thư miệng: Khi nào cảnh báo nguy hiểm?
Tin mới nhất
- 10+ cách dùng saffron chăm sóc sức khỏe và làm đẹp toàn diện
- 30 yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ
- Liệu pháp điều trị trúng đích: Cơ hội chữa trị ung thư vú và ung thư phổi
- Bạn đã hiểu rõ về các loại thuốc hạ huyết áp?
- Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo lắng ở nữ giới
- Những Bí Ẩn Từ Hoa Đông Trùng Hạ Thảo
- Viêm xoang sàng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị
- Đau rát cổ họng có đờm là dấu hiệu của bệnh gì?
- Viêm xoang cấp là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Góc giải đáp: Viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi