Viêm tai giữa xung huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị [2020]

Viêm tai giữa xung huyết là bệnh lý thường gặp và rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Vậy viêm tai giữa xung huyết là gì? Phương hướng điều trị bệnh đạt hiệu quả, tránh ảnh hưởng thính lực ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh lý này.

Viêm tai giữa xung huyết là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa xung huyết là biến thể nặng của bệnh viêm tai giữa hay còn được gọi là viêm tai cấp tính trở nặng. Đây được xem là một loại bệnh viêm nhiễm do tổn thương ống eustachian, làm thu hẹp không gian trong ống, thậm chí là đóng kín hoàn toàn. Do đó, các chất dịch tích tụ, ứ đọng lại phía sau màng nhĩ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Viêm tai giữa xung huyết là bệnh gì?

Trả lời vấn đề “viêm tai xung huyết có nguy hiểm không?” các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là một trong những chứng bệnh nguy hiểm nếu bạn quá chủ quan cộng với thiếu hiểu biết về bệnh dẫn đến điều trị sai cách khiến tình trạng ngày một nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Thông thường khi mắc bệnh viêm tai xung huyết sẽ xuất hiện một số biểu hiện như đau, sốt kèm theo sưng tấy, chảy mủ,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao như:

  • Nhiễm trùng: Nếu bệnh không điều trị sớm, đúng lộ trình có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, phẫu thuật cắt bỏ một bên tai, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
  • Điếc vĩnh viễn: Di chứng phổ biến của bệnh viêm tai xung huyết là gây điếc hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh.
  • Liệt dây thần kinh:  Người bệnh có thể bị liệt dây thần kinh số 2, 7.
  • Viêm màng não: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, gây tử vong cao, đặc biệt là trẻ em.
  • Biến chứng vùng não: Chủ yếu là áp xe tiểu não, áp xe ngoài màng cứng,… đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không chịu điều trị.

Triệu chứng bệnh viêm tai giữa xung huyết

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh viêm tai giữa xung huyết không rõ ràng, âm ỉ, có thể trở lại bình thường sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng, người mắc sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó chịu kèm sưng tấy vùng tai,… cụ thể như sau:

Bệnh viêm tai giữa xung huyết gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Cảm giác ngứa ngáy như có vật gì trong tai.
  • Luôn trong tình trạng ù tai, nặng tai khiến người bệnh khó ch
    ịu, dễ nổi cáu.
  • Đau tai dữ dội kèm sốt cao liên tục, cơ thể lúc nào cũng 39 – 40 độ C.
  • Chất dịch màu vàng rỉ ra ngoài.
  • Suy giảm thính lực nghiêm trọng, cảm thấy nghe không rõ tiếng thậm chí là không nghe thấy gì.
  • Nổi hạch phía sau tai, tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra ở một số người bệnh.
  • Chán ăn, rối loạn giấc ngủ, làm thay đổi đồng hồ sinh học trong cơ thể.
  • Không thể tập trung làm việc, người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.
  • Đối với trẻ em có thể bị chướng bụng hoặc tiêu chảy.
  • Soi vào tai thấy tình trạng bung mủ, dịch chảy ra ngoài, màng nhĩ bị thủng. 

Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho chính mình, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế uy tín khi xuất hiện các triệu chứng trên để có phương pháp, lộ trình điều trị phù hợp mang lại kết quả cao, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa xung huyết thường gặp

Theo số liệu thống kê gần đây cho biết, hiện nay có trên 75% trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa xung huyết do tổn thương ống eustachian làm cho màng nhĩ bị thu hẹp hoặc đóng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh, phát triển. Ngoài ra, bệnh do một số nguyên nhân khác như:

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa xung huyết
  • Các vi khuẩn, virus: Staphylococcus pneumonia, haemophilus influenzae, diphtheroids… là những tác nhân gây bệnh viêm tai giữa phổ biến hiện nay.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Sau các hoạt động như bơi lội, lặn biển, tắm… người bệnh thường chỉ lau khô cơ thể mà bỏ qua vùng tai. Tuy nhiên, đó lại là vị trí dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương. 
  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi từ các khu công nghiệp, thiết bị động cơ,… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
  • Yếu tố cơ thể: Chủ yếu là do cấu trúc và chức năng của ống eustachian chưa được hoàn thiện, trường hợp này thường xảy ra với trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 8 tuổi.
  • Chủ quan không điều trị: Các triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu thường không quá nghiêm trọng. Do đó, người bệnh thường thờ ơ và cho rằng không cần chữa trị bệnh cũng sẽ khỏi. Do đó, để bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng mới bắt đầu điều trị.
  • Tư thế nằm, ngủ: Hay nằm ngửa, tai bị úp xuống giường sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn lây lan đồng thời cản trở quá trình lưu thông khí trong tai với với môi trường xung quanh.
  • Tắc vòi nhĩ: Trường hợp này có thể do ảnh hưởng của một số bệnh lý về họng, mũi,… Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết

Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết chủ yếu dựa vào kết quả thăm khám của người bệnh. Theo đó, khi nắm rõ nguyên căn gây bệnh cũng như tình trạng, mức độ nguy hiểm, độ tuổi của người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Sử dụng thuốc tây

Trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết người bệnh thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh giúp giảm nhanh các triệu chứng, mang lại cảm giác dễ chịu. Một số loại thuốc tây được các bác sĩ chỉ định sử dụng khi điều trị bệnh như:

Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh viêm tai xung huyết
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn là kháng sinh dạng uống và thuốc kháng histamin. Trong đó các loại thuốc uống thường là Macrolid, Cephalosporin,… có khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh, trường hợp thuốc kháng histamin thường ít sử dụng hơn, phần lớn chỉ định cho người bệnh bị dị ứng hoặc
    quá mẫn cảm.
  • Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc được sử dụng phổ biến giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm như corticoid, NSAIDs,… Theo đó, người bệnh chỉ nên sử dụng từ 3 – 4 ngày.
  • Thuốc nhỏ, xịt, rửa: Phần lớn là các loại thuốc trivin, Coldi B, ffexin, cortiphenicol,… có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm sạch vùng tai bị bệnh.
  • Nghiệm pháp Valsalva: Đây là phương pháp an toàn mang lại kết quả khả quan, người bệnh chỉ cần bịt mũi, mím môi hít thở thật sâu sau đó đẩy hơi lên giúp thông vòi nhĩ.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này thường chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không có tác dụng, nhờn thuốc.
  • Thuốc vitamin: Trong giai đoạn này việc cung cấp các thuốc bổ chứa nhiều vitamin cũng rất cần thiết cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng.

Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời của thuốc Tây y mang lại cho người bệnh. Tuy nhiên, không có bài thuốc nào là hoàn hảo 100%,  ngoài những ưu điểm trên thuốc cũng có một số hạn chế mà người bệnh cần lưu ý khi sử dụng, tránh tình trạng kích ứng, tác dụng phụ với thuốc.

  • Nếu sử dụng thuốc Tây y trong thời gian dài có thể gây kích ứng, nhờn thuốc.
  • Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng với liều lượng quy định sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…
  • Không sử dụng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh, tuyệt đối không được mua, sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Lựa chọn mua thuốc tại các cơ sở y tế uy tín.
  • Khi bị dị ứng, xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc cần đến ngay các cơ sở y tế để tái khám và tiếp nhận lộ trình điều trị mới.

Các bài thuốc dân gian

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể lựa chọn áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết cũng mang lại kết quả tốt, lành tính và khá an toàn. Tuy nhiên, bài thuốc chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, cơ địa dễ hấp thụ thuốc, cụ thể như:

Trị viêm tai giữa xung kích từ cây kinh giới

Trong dân gian, cây kinh giới không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là bài thuốc hiệu quả trong việc điều trị các bệnh hô hấp, viêm, ngứa được nhiều người tin tưởng sử dụng và mang lại kết quả khả quan.

Rau kinh giới điều trị bệnh viêm tai hiệu quả, an toàn

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chỉ cần chuẩn bị khoảng một nắm rau kinh giới
  • Đem ngâm rau vào nước muối để khử khuẩn
  • Sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào cối giã nhuyễn
  • Bỏ phần bã, lọc lấy nước cốt sử dụng
  • Cho vào lọ nhỏ sau đó nhỏ khoảng 2 – 3 giọt/lần vào bên tai bị bệnh.
  • Thực hiện liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ đạt kết quả cao.
  • Lưu ý, bài thuốc này chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ, chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Sử dụng sáp mật ong

Sáp mật ong cũng là một trong những bài thuốc phổ biến nhận được nhiều phản hồi, chia sẻ tích cực từ phía người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh viêm tai xung kích bạn cũng nên thử áp dụng để nhận được kết quả đáng mừng này nhé:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị sáp ong không có mật.
  • Sau đó đun nóng rồi cho lên tờ giấy mỏng.
  • Dùng miếng giấy đã phết sáp cuộn lại như điếu thuốc. Tuy nhiên, giai đoạn này phải đảm bảo sáp vẫn còn nóng.
  • Đốt cháy đầu giấy đã cuộn, tuy nhiên chỉ đốt để tạo ra khói.
  • Úp đầu thuốc chưa đốt xuống bên tai bị bệnh để xông hơi.
  • Thực hiện liên tiếp từ 2 – 3 lần giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Trên đây là những bài thuốc dân gian phổ biến, được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, các bài thuốc chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên, sẵn có nên hiệu quả tương đối chậm, phụ thuộc rất lớn vào cơ địa mỗi người. Vậy nên, để đạt được kết quả cao người bệnh cần kiên trì áp dụng thường xuyên.

Điều trị viêm tai xung huyết bằng Đông y

Trong Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm tai xung huyết xuất phát từ chính cơ thể người bệnh cộng với tình trạng phong độc, khí huyết ngưng trệ mà nên. Theo đó, để điều trị dứt điểm căn bệnh này cần điều trị nguyên căn của bệnh chứ không đi sâu vào triệu chứng. Từ đó, Đông y tập trung sử dụng các dược liệu tự nhiên với 2 công dụng chính là bồi dưỡng cơ thể, tập trung giải độc.

Bài thuốc Đông y trị viêm tai giữa hiệu quả

Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm tai xung huyết như:

  • Bài thuốc 1: Dùng chi tử, đan bì, hoàng cầm, ngưu bàng, ý dĩ, mộc thông,  cam thảo, thuyền thoái, sài hồ, kim ngân hoa, bạc hà,… Đem sắc và sử dụng mỗi ngày. 
  • Bài thuốc 2: Chủ yếu sử dụng các nguyên liệu như hoàng cầm, sinh địa, xa tiền tử, nhân sâm, đương quy, bồ công anh, cam thảo, mộc thông,… Đem sắc và uống mỗi ngày để mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cấp độ bệnh, tình trạng, độ tuổi các bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể.

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa xung huyết như thế nào?

Để tránh những phiền toái, ảnh hưởng của bệnh viêm tai giữa xung huyết gây ra cũng như hỗ trợ thêm cho quá trình điều trị bạn cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh như sau:

Biện pháp phòng chống bệnh viêm tai hiệu quả
  • Khi mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp đặc biệt là các bệnh viêm họng, viêm amidan,… người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay.
  • Để hạn chế tiếp tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn bạn nên chủ động vệ sinh không gian sống, khu vực làm việc của mình thường xuyên.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cao, chất kích thích hay những chất hóa học ở những nhà máy, xí nghiệp,…
  • Tuyệt đối không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, thuốc lá, bia,… một số loại thuốc gây hưng phấn như ma túy, cỏ,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức quá khuya hay ngủ quá nhiều.
  • Vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, giao màu bạn cần chủ động chuẩn bị các trang phục phù hợp, giữ ấm cho cơ thể.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ vùng tai trong sau khi tắm, bơi, lặn bằng bông ngoáy tai. Đặc biệt, để đảm bảo hơn bạn nên dùng các loại thuốc nhỏ, dung dịch sát khuẩn để làm sạch tai. 
  • Đối với trẻ em bố mẹ cần chú ý, quan tâm nhiều hơn, nhất là tư thế nằm ngủ, nằm khi bú của trẻ cũng ảnh hưởng không nhỏ, là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Cung cấp nhiều vitamin và các loại rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể.
  • Với trẻ nhỏ cần tiêm phòng đầy đủ, các chủng vacxin phù hợp theo chỉ định của các bác sĩ đưa ra.
  • Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh bạn cần bình tĩnh và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ xoay quanh chủ đề “Viêm tai giữa xung huyết” sẽ mang đến quý độc giả những kiến thức bổ ích trong việc nhận biết, điều trị và phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, an toàn nhất.

Xem thêm: Ra nhiều khí hư màu trắng trong là dấu hiệu gì?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!