Nội tiết tố nữ là gì: Dấu hiệu rối loạn và cách khắc phục hiệu quả
Nội tiết tố nữ là một loại hormone quan trọng đối với người phụ nữ, không chỉ quyết định đến sắc đẹp mà còn duy trì, kéo dài xuân thì. Tuy nhiên, có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố khiến phái nữ gặp phải những triệu chứng khó chịu. Vậy làm sao để sớm nhận biết và khắc phục, điều trị hiệu quả? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời.
Nội tiết tố nữ là gì? Chỉ số nội tiết tố có quan trọng không?
Nội tiết tố nữ còn có tên khoa học là estrogen (hormone sinh dục nữ) được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, một phần ở nhau thai và ở tuyến thượng thận… Ở cả nam giới và nữ giới đều có nội tiết tố này nhưng nữ giới nhiều hơn. Đây cũng chính là yếu tố quyết định đến đặc điểm sinh lý, sắc đẹp và sức khỏe của người phụ nữ.
Có 3 dạng estrogen chính tồn tại trong cơ thể nữ giới, cụ thể:
- Estrone: Nội tiết tố estrogen này có trong cơ thể khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh. Nó là một loại nội tiết tố kém hơn và dễ dàng chuyển đổi thành dạng estrogen khác khi cần thiết.
- Estradiol: Đây là loại nội tiết tố có trong cơ thể cả nam giới và nữ giới, đặc biệt phổ biến có nhiều ở phụ nữ trong thời kỳ sinh sản. Khi chỉ số nội tiết tố estradiol trong cơ thể có thể dẫn đến các hiện tượng như loãng xương, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, mụn trứng cá. Mức cao nhất có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và cổ tử cung, mức thấp dẫn đến tăng cân và các bệnh về tim mạch.
- Estriol: Loại estrogen này thường tăng lên khi phụ nữ bước vào thai kỳ, nó giúp tử cung phụ nữ phát triển để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Mức nội tiết tố này đạt cực định ngay trước khi sinh.
Vai trò quan trọng của nội tiết tố nữ
Nội tiết tố estrogen đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các bộ phận trong cơ thể nữ giới. Cụ thể:
Nội tiết tố tác động đến hoạt động sinh lý:
- Hình thành và phát triển các cơ quan như buồng trứng, bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo và tử cung.
- Phát triển hoàn thiện niêm mạc tử cung, hình thành chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới và duy trì chu kỳ đó đều đặn, giúp thụ thai dễ dàng.
- Tác động tiết dịch nhầy ở âm đạo, kích thích duy trì ham muốn tình dục.
Estrogen tác động đến ngoại hình phụ nữ:
- Sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể quyết định đến hình dáng nữ giới, giúp vòng 1 và vòng 3 nở, eo thon, giảm thể tích mỡ ở đùi và bụng để nữ giới có đường con quyến rũ, mềm mại.
- Nội tiết tố estrogen nuôi nước và mỡ dưới da, ngăn ngừa tình trạng khô da, giúp phụ nữ có làn da hồng hào, mịn màng và căng bóng.
- Nuôi dưỡng cho làn tóc đen, dài mượt và đàn hồi tốt, ngăn ngừa nguy cơ rụng tóc cho chị em.
Estrogen tác động đến sức khỏe phụ nữ:
- Nội tiết tố giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm ở phụ nữ.
- Điều hòa nội tiết tố hỗ trợ phụ nữ có được tinh thần thoải mái, ngủ sâu giấc, tâm trạng tốt, điều phối cảm xúc dễ dàng.
- Hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa, vỡ mạch ở nữ giới. Đồng thời, điều hòa huyết áp ổn định
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng bệnh như loãng xương, gây vỡ xương,…
Sự ổn định lượng nội tiết tố mang lại cho chị em nhiều lợi ích tích cực cho cả sức khỏe và sắc đẹp. Nhưng khi trong cơ thể nữ giới xảy ra hiện tượng rối loạn hay mất cân bằng nội tiết tố sẽ gây nên nhiều vấn đề không tốt.
Chỉ số nội tiết tố phản ánh điều gì?
Nồng độ nội các dạng nội tiết tố tồn tại trong cơ thể được gọi là chỉ số nội tiết tố, đây là yếu tố giúp bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình đang ở mức độ nào. Khi chỉ số thay đổi có thể dẫn đến những ảnh hưởng với phụ nữ. Điển hình như tình trạng chỉ số nội tiết tố kém có thể dẫn đến những khó chịu, thay đổi về tâm sinh lý, rối loạn hoạt động tình dục… ở phụ nữ.
Một số xét nghiệm để biết chỉ số nội tiết tố quan trọng bạn có thể thực hiện như: xét nghiệm estrogen, xét nghiệm testosterone, xét nghiệm progesterone, xét nghiệm FSH, xét nghiệm LH, xét nghiệm Prolactin…
Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Tình trạng rối loạn nội tiết tố estrogen còn được gọi là sự rối loạn hormone trong cơ thể nữ giới. Đây là hiện tượng lượng nội tiết tố estrogen bị suy giảm trong một thời gian kéo dài, dẫn đến cơ thể chị em bị thiếu hụt nội tiết tố nữ. Hàm lượng estrogen trong cơ thể nữ giới có mức giao động từ 50 – 400pg/ml, nếu lượng nội tiết tố dưới mức 100gp/ml sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới.
Tình trạng rối loạn nội tiết tố hay thiếu hụt nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản, thậm chí có thể cướp mất thiên chức làm mẹ của nữ giới. Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết tố còn gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và chức năng sinh lý của phụ nữ.
Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, cụ thể:
- Yếu tố tuổi tác: Hormone sinh dục ở phụ nữ biến đổi qua các thời kỳ từ dậy thì, sinh sản và lão hóa. Vì thế, lượng nội tiết tố sẽ bị suy giảm nhiều sau tuổi 35, khi cơ thể bắt đầu những dấu hiệu của sự lão hóa.
- Thời kỳ mang thai và sau sinh con: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mất cân bằng hay rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bởi sự tăng lên nhanh chóng của các hormone progesterone và estriol.
- Áp lực, căng thẳng: Tình trạng ức chế tinh thần, mệt
mỏi, căng thẳng trong thời gian dài cũng khiến chị em bị suy giảm nội tiết tố. - Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiễm độc… cũng gây nên rối loạn hay thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.
- Phẫu thuật cắt buồng trứng: Những phụ nữ trải qua phẫu thuật cắt bỏ 1 bên hoặc cả 2 bên buồng trứng sẽ mắc phải những rối loạn về nội tiết tố. Bởi estrogen sinh ra từ buồng trứng, khi buồng trứng bị cắt bỏ, lượng nội tiết tố sẽ không đủ sản sinh để phục vụ nhu cầu trong cơ thể nữ giới.
Dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ
Nồng độ nội tiết tố trong cơ thể ở mức ổn định sẽ giúp chị em có được một thể trạng và tinh thần tốt nhất. Tuy nhiên, khi phụ nữ đối mặt với các vấn đề như rối loạn hay thiếu hụt nội tiết tố, sức khỏe và sinh lý của chị em sẽ bị ảnh hưởng. Phụ nữ cần nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể để sớm có phương pháp điều trị thích hợp:
- Các vấn đề về da: Phụ nữ có thể đối mặt với các vấn đề như nám da, sạm da, tàn nhang, nếp nhăn, da nổi mụn… khi thiếu hụt nội tiết tố.
- Không kiểm soát được cân nặng cơ thể: Khi bị rối loạn nồng độ estrogen trong cơ thể, chị em dễ bị thừa cân béo phì bởi lượng hormone cortisol, insulin tăng cao gây cảm giác thèm ăn, khiến chị em ăn nhiều hơn bình thường.
- Rối loạn chu kỳ hành kinh: Lượng estrogen được tiết ra trong buồng trứng lúc quá cao, lúc lại quá thấp khiến ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý của chị em. Phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đau bụng kinh, chu kì hành kinh dài hơn bình thường, máu kinh ra nhiều…
- Tâm lý bị ảnh hưởng: Khi bị rối loạn nội tiết tố, chị em dễ rơi vào trạng thái stress, tâm lý tiêu cực hay trầm cảm.
- Các vấn đề về huyết áp: Khi nhận thấy huyết áp tăng hoặc giảm bất thường, đi kèm với các biểu hiện bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm thường xuyên… chị em nên cảnh giác bởi có thể bản thân đang đối mặt với triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố.
Tốt nhất, khi nhận thấy bản thân đang có những dấu hiệu rối loạn hay thiếu hụt nội tiết tố kể trên, chị em nên tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần.
Ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố nữ đến sức khỏe
Tưởng chừng những rối loạn hay sự thiếu hụt nội tiết tố không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nên nhiều chị em thường làm ngơ bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể chính là “thủ phạm” cướp đi quyền làm mẹ của phụ nữ. Cụ thể, sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến:
- Chức năng của tử cung và buồng trứng bị suy giảm: Rối loạn nội tiết tố nữ hay suy giảm nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của buồng trứng, đe dọa chức năng sinh sản.
- Nguy cơ vô sinh: Đây là một trong những ảnh hưởng nặng nề của rối loạn nội tiết tố đến nữ giới. Khi bị rối loạn hay suy giảm nội tiết tố, chị em dễ mắc phải các bệnh phụ khoa khiến cho hoạt động sản xuất và rụng trứng không được đảm bảo. Điều đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, thậm chí khiến chị em mất hoàn toàn khả năng thụ thai.
- Suy giảm ham muốn tình dục: Sự suy giảm hormone estrogen và progesterone trong cơ thể giới khiến tốc độ sản xuất hormone tình dục suy giảm, gây ra các hiện tượng khô âm đạo và giảm ham muốn ở phụ nữ.
Mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống nữ giới. Vậy, bổ sung nội tiết tố bằng cách nào tốt? Có nên bổ sung nội tiết tố hay không? Dưới đây là một số phương pháp giúp chị em cân bằng nội tiết tố hiệu quả.
Những phương pháp điều trị nội tiết tố nữ hàng đầu
Có nhiều phương pháp điều trị nội tiết tố hiệu quả, dưới đây là một số phương pháp được chị em tin tưởng áp dụng nhiều hiện nay:
Thuốc nội tiết tố nữ tốt nhất hiện nay
Phương pháp này có thể được gọi là liệu pháp hormon thay thế. Loại thuốc giúp estrogen hóa tổng hợp thường được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm. Ưu điểm của phương pháp này cho tác dụng nhanh chóng, nhưng không có khả năng tự đào thải nên có thể gây nên tác dụng phụ như nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung.. Vậy, rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì?
Một số loại thuốc bổ sung nội tiết tố tốt nhất hiện nay như:
- Menopause one: Đây là thuốc nội tiết tố của Mỹ khá quen thuộc đối với phụ nữ Việt Nam. Loại thuốc này có chi phí khá cao nhưng cho tác dụng tốt.
- Evening Primrose – tinh dầu hoa anh thảo: Thuốc nội tiết tố của Úc được chiết xuất từ hoa anh thảo giúp cung cấp omega 6, axit gamma linolenic (GLA)…
- Thuốc nội tiết tố của Nhật – Viên uống tố nữ Pueraria: Viên uống có chiết xuất chính từ sâm tố nữ giúp bổ sung hàm lượng nội tiết tố estrogen.
- Viên uống nội tiết tố của Pháp – Fémipause: thuốc giúp bổ sung nội tiết tố estrogen tự nhiên, kích thích tăng tiết dịch âm đạo, duy trì sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt, tăng ham muốn tình dục…
Bài tập yoga cân bằng nội tiết tố nữ
Thêm một phương pháp giúp cân bằng nội tiết tố tốt chị em có thể áp dụng là tập luyện yoga. Đây cũng là phương pháp bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh rất phù hợp cho các mẹ bỉm sữa. Các bài tập yoga có tác dụng tăng cortisol và andrenaline, giảm mệt mỏi, giảm nguy cơ béo phì, rèn luyện cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, gián tiếp tăng cường sinh lý nữ.
Một số tư thế luyện tập chị em có thể tham khảo như:
Tư thế ngồi thiền: Tư thế này giúp chị em thư giãn đầu óc, thoải mái tinh thần.
- Cách thực hiện:
Chị em ngồi thẳng lưng, ngồi theo tư thế hoa sen (chân này đặt chéo lên đùi chân kia), 2 tay thả lỏng đặt lên đùi, trong suốt quá trình ngồi thiền, chị em giữ thẳng cổ, nhắm mắt và hít thở thư giãn.
Tư thế hổ mang: Tư thế này hỗ trợ làm giảm mỡ bụng và duy trì vóc dáng mơ ước cho mọi chị em.
- Cách thực hiện:
Chị em nằm sấp trên thảm tập, 2 tay chống xuống đất để đẩy phần trước của cơ thể lên. Phần dưới của cơ thể cố định và kéo căng dãn phần thắt lưng ra.
Tư thế con lạc đà: Tư thế này hỗ trợ chị em thư giãn các cơ ở xương sống, lưng và vai, giúp lưu thông máu dễ dàng.
- Cách thực hiện:
Chị em ngồi quỳ xuống thảm tập, tay đặt thẳng xuôi theo thân. Di chuyển người ngả về phía sau, 2 tay nắm chặt lấy phần gót chân. Nhẹ nhàng đưa phần hông hướng về phía trước (đùi giữ thẳng, lưng uốn về sau nhẹ nhàng, từ từ), thả lỏng cơ thể, kéo giãn phần lưng, duy trì tư thế đó lâu nhất có thể.
Ăn gì để cân bằng lượng nội tiết tố trong cơ thể?
Rất nhiều chị em thắc mắc không biết nên ăn gì để cân bằng nội tiết tố hay bổ sung nội tiết tố bằng thực phẩm gì? Dưới đây là một vài gợi ý chị em có thể tham khảo.
Bổ sung nội tiết tố bằng thực phẩm nào?
Để hiệu quả bổ sung nội tiết tố cao, chị em nên lưu ý bổ sung nội tiết tố nữ bằng thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của mình dưới đây:
- Bổ sung đậu nành hoặc các chế phẩm họ nhà đậu: Đây phải là thực phẩm đầu tiên cần có trong thực đơn giúp cân bằng nội tiết tố. Bổ sung đậu nành thường xuyên giúp chị em cung cấp lượng estrogen đáng kể, chống lão hóa, ngăn ngừa u xơ cổ tử cung, điều trị rối loạn kinh nguyệt…
- Súp lơ hoặc bông cải xanh: Trong súp lơ hoặc bông cải xanh có thành phần DIM giúp loại bỏ các estrogen độc hại. Nhờ đó, DIM trong súp lơ giúp ngăn ngừa tình trạng stress, cung cấp vitamin, canxi, sắt, …
- Cá hồi: Cá hồi cung cấp hàm lượng chất béo omega 3, acid amino, giúp tối ưu hóa hormone và cung cấp protein cho cơ thể. Đồng thời, cá hồi giúp thúc đẩy hormone estrogen và testosterone, tăng cường sức đề kháng tại cơ quan sinh sản của nữ giới.
- Các loại hạt như hướng dương, hạt lanh, hạt điều, hạt đậu phộng… đều rất tốt cho việc điều trị rối loạn hormone ở nam giới và nữ giới.
- Khoai lang: thực phẩm này giàu vitamin B6, acid amin giúp giảm tình trạng căng thẳng, làm chậm lão hóa và điều chỉnh cân bằng nội tiết tố.
Rối loạn nội tiết tố nữ nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, chị em cũng lưu ý ngay những nhóm thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị như:
- Đồ ăn, bánh kẹo ngọt: Những thực phẩm ngọt như bánh kẹo, socola… là nguyên nhân chính khiến chị em tăng cân dẫn đến ảnh hưởng hệ đường huyết và nội tiết tố nữ.
- Thực phẩm nhiều mỡ: Thực phẩm chữa nhiều dầu mỡ và acid béo khiến chị em tăng cân không kiểm soát, tích tụ mỡ, béo phì, rối loạn chức năng tuyến giáp dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
- Đồ uống chứa cồn, cafein và sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… thường được sử dụng để giải tỏa căng thẳng và tăng sự tập trung. Nếu chị em quá lạm dụng sẽ gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nên rối loạn chức năng và hoạt động sinh sản.
Việc duy trì chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh có vai trò lớn trong việc điều trị rối loạn nội tiết tố. Chị em cần lưu ý những thông tin trên để quá trình cân bằng nội tiết tố trong cơ thể hiệu quả hơn.
Những câu hỏi thường gặp khi thăm khám nội tiết tố nữ
Khi thực hiện thăm khám và điều trị nội tiết tố, chị em không tránh khỏi những thắc mắc xoay quanh vấn đề địa chỉ khám uy tín, xét nghiệm nội tiết tố như thế nào? Nên xét nghiệm nội tiết tố ở bệnh viện nào? Dưới đây là một số vấn đề thường gặp của chị em khi thăm khám nội tiết tố,chúng tôi sẽ giúp bạn giải
đáp.
Khám nội tiết tố nữ ở đâu uy tín?
Một số cái tên gợi ý giúp chị em lựa chọn đơn vị khám, chữa nội tiết tố hiệu quả như:
Bệnh viện Nội tiết Trung ương
- Cơ sở 1: Số 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 80/ 26 Thái Thịnh, Thịn Quang, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
- Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Cơ sở 1: 929 Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 2: 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 10 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Nếu chị em thắc mắc khám nội tiết tố ở đâu thành phố Hồ Chí Minh thì dưới đây là một số địa chỉ giúp chị em tham khảo:
Bệnh viện Từ Dũ (Khoa nội tiết)
- Địa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Hồ Chí Minh
Bệnh viện Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, P.11, Q. 5, Hồ Chí Minh
Khám nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm còn phụ thuộc vào các loại xét nghiệm mà bệnh nhân thực hiện, vì thế, khó để xác định được chi phí chính xác khi xét nghiệm nội tiết tố. Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện loại xét nghiệm nào, từ đó mới xác định chính xác được mức chi phí. Một số loại xét nghiệm thường áp dụng để chẩn đoán nội tiết tố ở nữ giới như:
- Xét nghiệm AMH: chi phí tham khảo 849.000 đồng
- Xét nghiệm FSH: giá tham khảo 149.000 đồng
- Xét nghiệm LH: 149.000 đồng
- Prolactin: chi phí xét nghiệm tham khảo 179.000 đồng
- Xét nghiệm Estradiol: 149.000 đồng
- Xét nghiệm Progesteron: chi phí tham khảo 149.000 đồng
- Xét nghiệm testosteron: chi phí tham khảo 149.000 đồng
Xét nghiệm nội tiết tố có cần nhịn ăn?
Khi thực hiện xét nghiệm máu, bệnh nhân thường được yêu cầu nhịn ăn nên chị em thắc mắc có cần nhịn ăn khi xét nghiệm nội tiết tố hay không cũng là điều dễ hiểu. Theo ý kiến từ các chuyên gia, chị em không cần nhịn ăn sáng khi thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nhưng nếu người bệnh đã nhịn ăn trước khi đến khám thì vẫn không có ảnh hưởng gì đến kết quả xét nghiệm.
Hy vọng, những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp chị em có thêm kiến thức về nội tiết tố nữ, nguyên nhân và những dấu hiệu rối loạn. Quan trọng từ nay chị em đã biết tới một số cách điều trị, cân bằng nội tiết tố hiệu quả để gìn giữ sức khỏe và thanh xuân.
Xem thêm: Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chăm sóc và điều trị
Tin mới nhất
- Khám phá bí mật ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
- Phân nhạt màu
- Bệnh tiểu đường – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
- Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường: Nên và không nên ăn gì?
- 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rau xà lách xoong đối với trẻ nhỏ
- 7 nguyên nhân khiến bạn bị rụng lông mi
- Đau dạ dày có nên ăn chuối?
- Nấm lim xanh cách sử dụng sắc nấu uống, ngâm rượu, đắp mặt nạ
- Đi tìm lời giải cho việc người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không
- Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 10 cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh luôn tươi ngon
- TIN TỨC UNG THƯ Triệu chứng khó thở hụt hơi là dấu hiệu của bệnh gì?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đau nhức xương khớp ở người già: Những thông tin cần biết
- TIN TỨC UNG THƯ CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG CHIA SẺ Bệnh u xơ tử cung cần kiêng ăn những gì