Xét nghiệm đái tháo đường: Vì sao cần thực hiện?
Với người mắc bệnh tiểu đường type 2 để chẩn đoán và kiểm soát bệnh hiệu quả, không cách nào hơn ngoài việc tiến hành các xét nghiệm đái tháo đường. Thực tế vì chưa mấy am hiểu về những kỹ thuật thăm khám này cũng như tầm quan trọng của chúng nên nhiều người bệnh đã bỏ qua làm ảnh hưởng đến tiến trình điều trị.
Với người mắc bệnh tiểu đường type 2 để chẩn đoán và kiểm soát bệnh hiệu quả, không cách nào hơn ngoài việc tiến hành các xét nghiệm đái tháo đường. Thực tế vì chưa mấy am hiểu về những kỹ thuật thăm khám này cũng như tầm quan trọng của chúng nên nhiều người bệnh đã bỏ qua làm ảnh hưởng đến tiến trình điều trị.
Bạn có biết: Sự gia tăng đường huyết mãn tính có thể làm tổn thương mắt, thận, thần kinh, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên… (1)
Theo đó, việc tiến hành các xét nghiệm tiểu đường không những giúp chẩn bệnh chính xác mà còn hỗ trợ người bệnh theo dõi tiến trình điều trị. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra hướng trị liệu, lời khuyên trong cách sinh hoạt nhằm giúp ổn định lượng đường huyết. (2)
3 loại xét nghiệm đái tháo đường quan trọng thường áp dụng
Xét nghiệm tiểu đường là cách duy nhất để sớm biết một người có đang mắc căn bệnh này hay không. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm cũng góp phần phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh giúp họ hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa nồng độ đường huyết với loại thuốc đang dùng, chế độ dinh dưỡng, cũng như kế hoạch luyện tập.
Việc bác sĩ đưa ra khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện những xét nghiệm có nghĩa là nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị.
1. Xét nghiệm đái tháo đường bằng chỉ số HbA1c
HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm “vàng” với người bị đái tháo đường vì phản ánh mức glucose huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất của họ. So với kết quả đo đường huyết tại nhà, HbA1c là phương pháp cho hiệu quả chính xác hơn. Thông qua đó, bác sĩ sẽ nắm được mức độ ổn định đường huyết, đồng thời theo dõi những biến chứng nguy hiểm của bệnh (3)
Về khía cạnh lý thuyết, xét nghiệm HbA1c đo hàm lượng glucose huyết gắn với hemoglobin – loại protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Glucose sẽ gắn với hemoglobin khi chất này liên kết với glucose. Theo đó, đường huyết càng cao thì lớp vỏ bọc ngoài này sẽ càng dày (3).
Vậy giá trị bình thường của HbA1C là bao nhiêu? Theo các chuyên gia, nếu mắc bệnh, mức HbA1C lý tưởng nhất sẽ là 6,5% (48 mmol/mol) hoặc thấp hơn. Đây được xem là mức phù hợp để ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường (4).
Tần suất bạn cần thực hiện loại xét nghiệm tiểu đường này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị, cũng như hiệu quả kiểm soát đường huyết. Thông thường, mỗi năm người bệnh nên làm xét nghiệm HbA1C từ 2 – 4 lần hoặc nhiều hơn, nhất là trong trường hợp vừa chuyển sang sử dụng loại thuốc mới (5).
Lưu ý, HbA1C không được sử dụng cho phụ nữ mang thai, người bị rối loạn hemoglobin. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc và tiến hành 2 loại xét nghiệm bổ sung sau (3).
Bạn có biết: Sự gia tăng đường huyết mãn tính có thể làm tổn thương mắt, thận, thần kinh, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên… (1)
Theo đó, việc tiến hành các xét nghiệm tiểu đường không những giúp chẩn bệnh chính xác mà còn hỗ trợ người bệnh theo dõi tiến trình điều trị. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra hướng trị liệu, lời khuyên trong cách sinh hoạt nhằm giúp ổn định lượng đường huyết. (2)
3 loại xét nghiệm đái tháo đường quan trọng thường áp dụng
Xét nghiệm tiểu đường là cách duy nhất để sớm biết một người có đang mắc căn bệnh này hay không. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm cũng góp phần phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh giúp họ hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa nồng độ đường huyết với loại thuốc đang dùng, chế độ dinh dưỡng, cũng như kế hoạch luyện tập.
Việc bác sĩ đưa ra khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện những xét nghiệm có nghĩa là nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị.
1. Xét nghiệm đái tháo đường bằng chỉ số HbA1c
HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm “vàng” với người bị đái tháo đường vì phản ánh mức glucose huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất của họ. So với kết quả đo đường huyết tại nhà, HbA1c là phương pháp cho hiệu quả chính xác hơn. Thông qua đó, bác sĩ sẽ nắm được mức độ ổn định đường huyết, đồng thời theo dõi những biến chứng nguy hiểm của bệnh (3)
Về khía cạnh lý thuyết, xét nghiệm HbA1c đo hàm lượng glucose huyết gắn với hemoglobin – loại protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Glucose sẽ gắn với hemoglobin khi chất này liên kết với glucose. Theo đó, đường huyết càng cao thì lớp vỏ bọc ngoài này sẽ càng dày (3).
Vậy giá trị bình thường của HbA1C là bao nhiêu? Theo các chuyên gia, nếu mắc bệnh, mức HbA1C lý tưởng nhất sẽ là 6,5% (48 mmol/mol) hoặc thấp hơn. Đây được xem là mức phù hợp để ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường (4).
Tần suất bạn cần thực hiện loại xét nghiệm tiểu đường này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị, cũng như hiệu quả kiểm soát đường huyết. Thông thường, mỗi năm người bệnh nên làm xét nghiệm HbA1C từ 2 – 4 lần hoặc nhiều hơn, nhất là trong trường hợp vừa chuyển sang sử dụng loại thuốc mới (5).
Lưu ý, HbA1C không được sử dụng cho phụ nữ mang thai, người bị rối loạn hemoglobin. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc và tiến hành 2 loại xét nghiệm bổ sung sau (3).
2. Xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch khi đói (The fasting plasma glucose test – FPG)
Đây được cho là loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường nhanh và đơn giản nhất nhờ đo lường mức glucose máu. Phương pháp này cũng rất hữu ích giúp cả người bệnh lẫn bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như tác dụng của lối sống lành mạnh (6).
Đúng như tên gọi, xét nghiệm này được thực hiện sau khi người bệnh nhịn ăn, uống (trừ nước lọc) trong 8 giờ. Chỉ số đường huyết lúc đói an toàn ở người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào thể trạng, thời gian bệnh, bệnh lý mắc kèm hoặc biến chứng. Theo đó, bệnh càng lâu thì chỉ số này càng cao (7).
Theo các chuyên gia, với người trưởng thành bị tiểu đường không có thai, chỉ số đường huyết lúc đói an toàn sẽ ở mức 80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L). Tuy nhiên, kết quả thu được còn tùy vào thời điểm đo đường huyết. Muốn đánh giá toàn cảnh quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra thêm HbA1C (6), (8).
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo, trường hợp người đã mắc bệnh tiểu đường cần tiến hành loại xét nghiệm tiểu đường này hàng tháng hoặc ít nhất là 2 tháng/lần ngay tại nhà với máy đo đường huyết hoặc thực hiện tại cơ sở y tế gần nhất (7).
3. Nghiệm pháp dung nạp glucose (Oral glucose tolerance test – OGTT)
Nghiệm pháp dung nạp glucose là xét nghiệm đái tháo đường nhằm mục đích đo lường khả năng sử dụng glucose – nguồn năng lượng chính yếu của cơ thể. Phương pháp này còn được dùng trong tầm
soát bệnh tiểu đường, đặc biệt là đái tháo đường thai kỳ. Theo đó, các bác sĩ sẽ khuyến cáo phụ nữ mang thai thực hiện xét nghiệm này ở tuần 24 – 28 của thai kỳ (9).
OGTT được đánh giá là khó thực hiện và gây bất tiện cho người bệnh. Sau khi nhịn đói qua đêm 8 giờ, bệnh nhân được yêu cầu lấy máu để kiểm tra đường huyết lúc đói. Tiếp đến, bạn dùng dung dịch chứa 75g glucose hòa tan và tiến hành đo đường huyết trong vòng 1, 2 hoặc đôi khi là 3 giờ sau đó. Chỉ số đường huyết lúc đói an toàn sau khi thực hiện nghiệm pháp là dưới 7.8 mmol/L. Nếu vượt ngưỡng này, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc hoặc yêu cầu người bệnh thay đổi một số thói quen sinh hoạt (10).
Người bệnh cần làm gì để ổn định đường huyết hiệu quả?
2. Xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch khi đói (The fasting plasma glucose test – FPG)
Đây được cho là loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường nhanh và đơn giản nhất nhờ đo lường mức glucose máu. Phương pháp này cũng rất hữu ích giúp cả người bệnh lẫn bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như tác dụng của lối sống lành mạnh (6).
Đúng như tên gọi, xét nghiệm này được thực hiện sau khi người bệnh nhịn ăn, uống (trừ nước lọc) trong 8 giờ. Chỉ số đường huyết lúc đói an toàn ở người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào thể trạng, thời gian bệnh, bệnh lý mắc kèm hoặc biến chứng. Theo đó, bệnh càng lâu thì chỉ số này càng cao (7).
Theo các chuyên gia, với người trưởng thành bị tiểu đường không có thai, chỉ số đường huyết lúc đói an toàn sẽ ở mức 80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L). Tuy nhiên, kết quả thu được còn tùy vào thời điểm đo đường huyết. Muốn đánh giá toàn cảnh quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra thêm HbA1C (6), (8).
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo, trường hợp người đã mắc bệnh tiểu đường cần tiến hành loại xét nghiệm tiểu đường này hàng tháng hoặc ít nhất là 2 tháng/lần ngay tại nhà với máy đo đường huyết hoặc thực hiện tại cơ sở y tế gần nhất (7).
3. Nghiệm pháp dung nạp glucose (Oral glucose tolerance test – OGTT)
Nghiệm pháp dung nạp glucose là xét nghiệm đái tháo đường nhằm mục đích đo lường khả năng sử dụng glucose – nguồn năng lượng chính yếu của cơ thể. Phương pháp này còn được dùng trong tầm
soát bệnh tiểu đường, đặc biệt là đái tháo đường thai kỳ. Theo đó, các bác sĩ sẽ khuyến cáo phụ nữ mang thai thực hiện xét nghiệm này ở tuần 24 – 28 của thai kỳ (9).
OGTT được đánh giá là khó thực hiện và gây bất tiện cho người bệnh. Sau khi nhịn đói qua đêm 8 giờ, bệnh nhân được yêu cầu lấy máu để kiểm tra đường huyết lúc đói. Tiếp đến, bạn dùng dung dịch chứa 75g glucose hòa tan và tiến hành đo đường huyết trong vòng 1, 2 hoặc đôi khi là 3 giờ sau đó. Chỉ số đường huyết lúc đói an toàn sau khi thực hiện nghiệm pháp là dưới 7.8 mmol/L. Nếu vượt ngưỡng này, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc hoặc yêu cầu người bệnh thay đổi một số thói quen sinh hoạt (10).
Người bệnh cần làm gì để ổn định đường huyết hiệu quả?
Ngoài việc chú trọng thực hiện các xét nghiệm đái tháo đường định kỳ, để ổn định đường huyết người bệnh cần:
- Lựa chọn thực phẩm an toàn, hạn chế thức ăn nhiều đường, tinh bột, bù lại tăng khẩu phần rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt… (11)
- Đề ra chế độ luyện tập phù hợp nhằm hỗ trợ tăng sự chuyển hóa glucose tạo năng lượng, giảm chỉ số đường huyết và HbA1C. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tập thể dục có tác dụng tăng sức bền cơ bắp, từ đó giúp người bệnh sử dụng insulin hiệu quả hơn (12).
- Lên kế hoạch duy trì cân nặng ổn định, bởi tình trạng thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân cản trở hoạt động của hormone chuyển hóa glucose, dẫn đến tăng lượng đường trong máu (13).
- Căng thẳng là “kẻ gây rối” khiến lượng đường huyết và chỉ số HbA1C dao động. Vì thế, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái bằng việc tìm đến những hoạt động như: yoga, thiền định, gặp gỡ bạn bè, nuôi thú cưng… (14)
Ngoài những biện pháp trên, để phòng tình trạng hạ đường huyết khi đói, bạn nên lựa chọn dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung, chẳng hạn sản phẩm sữa chuyên biệt cho người tiểu đường. Điều thú vị là một vài sản phẩm hiện nay được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hiệu quả việc sử dụng insulin, đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, cùng với lượng glucose ổn định giúp người bệnh ổn định đường huyết đến 4 giờ.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn rõ hơn về tầm quan trọng của việc thực hiện các xét nghiệm đái tháo đường định kỳ để kiểm soát bệnh tật.
Ngoài việc chú trọng thực hiện các xét nghiệm đái tháo đường định kỳ, để ổn định đường huyết người bệnh cần:
- Lựa chọn thực phẩm an toàn, hạn chế thức ăn nhiều đường, tinh bột, bù lại tăng khẩu phần rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt… (11)
- Đề ra chế độ luyện tập phù hợp nhằm hỗ trợ tăng sự chuyển hóa glucose tạo năng lượng, giảm chỉ số đường huyết và HbA1C. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tập thể dục có tác dụng tăng sức bền cơ bắp, từ đó giúp người bệnh sử dụng insulin hiệu quả hơn (12).
- Lên kế hoạch duy trì cân nặng ổn định, bởi tình trạng thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân cản trở hoạt động của hormone chuyển hóa glucose, dẫn đến tăng lượng đường trong máu (13).
- Căng thẳng là “kẻ gây rối” khiến lượng đường huyết và chỉ số HbA1C dao động. Vì thế, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái bằng việc tìm đến những hoạt động như: yoga, thiền định, gặp gỡ bạn bè, nuôi thú cưng… (14)
Ngoài những biện pháp trên, để phòng tình trạng hạ đường huyết khi đói, bạn nên lựa chọn dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung, chẳng hạn sản phẩm sữa chuyên biệt cho người tiểu đường. Điều thú vị là một vài sản phẩm hiện nay được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hiệu quả việc sử dụng insulin, đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, cùng với lượng glucose ổn định giúp người bệnh ổn định đường huyết đến 4 giờ.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn rõ hơn về tầm quan trọng của việc thực hiện các xét nghiệm đái tháo đường định kỳ để kiểm soát bệnh tật.
Xem thêm: Thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin
Tin mới nhất
- Tìm hiểu triệu chứng bệnh u nang buồng trứng ở phụ nữ
- Bị ngứa da vào ban đêm có phải dấu hiệu nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Tác dụng của nấm lim xanh trong điều trị bệnh và cách dùng đúng
- Bạn đã biết gì về dấu hiệu của bệnh gan?
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 và những triệu chứng vô cùng nguy hiểm
- Chữa u xơ tử cung bằng đông y – Thông tin cần biết
- TOP 15 cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng dân gian dễ thực hiện
- 6 bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn đỡ mỏi mệt
- Không cho kết hôn, người cha bị chính con gái kiện ra tòa
- Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà