Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ bằng các cách đơn giản như ngâm rửa, xông hơi hậu môn,…Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng, thích hợp điều trị tình trạng trĩ mức độ nhẹ. Phương pháp dùng nguyên liệu thiên nhiên nên khá an toàn, lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân.

Lợi ích của lá trầu không trong việc chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ được đánh giá là bệnh lý lành tính, đáp ứng điều trị tốt nếu phát hiện sớm và can thiệp kiểm soát bằng biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ gây ra không ít phiền toái cho người bệnh khi hình thành và trong suốt quá trình điều trị. Chẳng hạn như khó đi vệ sinh, đau rát, tiết dịch nhầy hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện,…

Bệnh trĩ do nhiều yếu tố tác động, xuất hiện búi trĩ ở hậu môn phát sinh các triệu chứng khó chịu

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị chứng bệnh này như dùng thuốc Tây, Đông y, thảo dược, can thiệp ngoại khoa,…Trong đó, biện pháp dùng thảo dược thiên nhiên được nhiều người ưa chuộng hơn. Bởi, đa số các bài thuốc dân gian ít gây tác dụng phụ, thảo dược dễ tìm, vừa giúp tiết kiệm chi phí điều trị vừa an toàn, lành tính.

Mẹo dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ là cách được áp dụng phổ biến hiện nay. Sở dĩ sử dụng lá trầu không vì loại lá này được mệnh danh là “thuốc” kháng khuẩn, kháng viêm thiên nhiên. Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, tác dụng điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm, do có khả năng chống khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ.

Ngoài ra, Y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra trong lá trầu không chứa hàm lượng betel phenol – tinh dầu sát khuẩn, cầm máu tốt. Khoảng 100 gram lá trầu không sẽ có hơn 2,4% hợp chất này. Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ có hiệu quả làm sạch trực tràng – ống hậu môn. Nhờ đó giảm tình trạng kích thích hậu môn, thu nhỏ búi trĩ, giảm đau rát, ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Không những thế, lá trầu không còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu. Những thành phần này góp phần chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch trực tràng trước sự tấn công gây hại của gốc tự do. Đồng thời, chúng sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương do tác hại của bệnh trĩ diễn ra nhanh chóng hơn.

Lá trầu không có hiệu quả cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, hỗ trợ đẩy lùi cả chứng đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng chướng hơi,…Sử dụng mẹo chữa kiên trì còn giúp kiểm soát sự phát triển của búi trĩ. Chính vì thế, thảo dược này được sử dụng nhiều trong điều trị các vấn đề tiêu hóa mức độ nhẹ, trong đó có bệnh trĩ.

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng

Vì là nguyên liệu thiên nhiên nên chỉ phù hợp điều trị bệnh trĩ mới khởi phát, giai đoạn nhẹ. Với những mức độ nặng hơn, xuất hiện dấu hiệu biến chứng cần có phương pháp can thiệp chuyên sâu, dùng thuốc dược tính mạnh mẽ hơn để khống chế triệu chứng, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn gây hại sức khỏe.

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả

Có nhiều cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà. Trong đó, bạn có thể sử dụng riêng lá trầu không nấu nước ngâm rửa hoặc xông hơi hậu môn. Bên cạnh đó, nhằm tăng hiệu quả có thể kết hợp lá trầu không và nguyên liệu khác để đẩy lùi bệnh trĩ nhanh chóng hơn. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:

Dùng là trầu không chữa bệnh trĩ đơn giản

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà với biện pháp đắp, xông hơi, ngâm rửa hậu môn giúp kiểm soát búi trĩ, sát khuẩn, chống viêm để tránh hại khuẩn bên ngoài xâm nhập gây hại. Đồng thời, mẹo chữa còn giúp kích thích lưu thông đến hậu môn tốt hơn, giảm ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể tìm hái hoặc mua lá trầu không để sử dụng. Các cách chi tiết như sau:

Cách đắp lá trầu không: Đắp trực tiếp lá trầu không được giã nát lên hậu môn sát khuẩn, hỗ trợ làm co búi trĩ, ngăn tình trạng nhiễm trùng gây hại. Thực hiện như sau:

  • Sử dụng lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng cho sạch bụi bẩn, tạp chất.
  • Sau đó vớt rửa lại với nước sạch rồi để cho ráo nước, tiến hành cắt nhỏ lá trầu không cho vào cối giã nát với một ít muối.
  • Vệ sinh hậu môn, bộ phận sinh dục sạch sẽ. Bạn nên sử dụng loại tâm bông tiệt trùng để vệ sinh, làm sạch các búi trĩ bên ngoài.
  • Lấy hỗn hợp trầu không và muối đã giã nhuyễn đắp trực tiếp lên hậu môn. Có thể sử dụng băng y tế cố định lại, sau 20 phút thì rửa hậu môn lại với nước ấm.
  • Dùng khăn bông thấm khô vị trí vừa điều trị. Với cách làm này, bạn nên kiên trì áp dụng ngày 2 lần, sau 14 ngày sẽ nhận thấy triệu chứng chuyển biến tích cực.

Ngâm rửa hậu môn: Bạn sử dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ bằng các nấu nước ngâm rửa, vệ sinh hậu môn. Nhờ tác dụng của nước ấm, kết hợp tinh chất trong lá trầu không giúp lưu thông máu, giảm cảm giác khó chịu, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm. Thực hiện:

Nấu nước lá trầu không ngâm rửa, xông hơi hậu môn chữa bệnh trĩ
  • Sử dụng khoảng 1 nắm lá trầu, rửa sạch, ngâm muối như cách thứ 1.
  • Sau đó bạn cho vào nồi nấu với 4 lít nước trên lửa vừa.
  • Đợi nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổnước ra chậu.
  • Khi nước còn âm ấm tiến hành ngâm hậu môn. Tuy nhiên trước khi thực hiện bạn lưu ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
  • Áp dụng mỗi ngày đến khi nhận thấy bệnh thuyên giảm.

Xông hơi hậu môn: Ngoài hai biện pháp trên, bạn có thể sử dụng lá trầu không xông hơi chữa bệnh trĩ. Với cách này, dưỡng chất sẽ đi theo hơi nước thẩm thấu vào sâu bên trong, giúp làm teo búi trĩ, kích thích lưu thông máu. Cách thực hiện:

  • Sử dụng lá nắm lá trầu không, ngâm rửa với nước muối pha loãng như hai cách trên để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
  • Sau đó cho lá trầu không vào nồi, nấu sôi với 2 lít nước trên lửa nhỏ.
  • Nước sôi khoảng 10 phút, tắt bếp và đổ nước ra chậu.
  • Khi nước bay bớt hơi nóng, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và tiến hành xông hơi.
  • Chú ý khoảng cách khi xông để tránh bỏng da, duy trì tư thế thoải mái đến khi nước nguội.
  • Áp dụng cách làm mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ khó chịu.

Đây là những cách dùng riêng lá trầu không điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên trước khi tiến hành bạn nên thăm khám, kiểm tra hậu môn có vết thương hở hoặc dấu hiệu biến chứng không. Nếu có phải can thiệp biện pháp y tế chuyên sâu, tác dụng mạnh hơn.

Kết hợp lá trầu không với các thảo dược khác chữa bệnh trĩ

Nhiều người dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ kết hợp thêm một vài thảo dược nhận thấy triệu chứng cải thiện theo hướng tích cực, có phần nhanh chóng hơn. Theo đó bạn có thể áp dụng cách thực xông hơi từ lá trầu và các thảo dược dưới đây:

  • Nguyên liệu gồm: 10 lá trầu không, thêm 10 hạt gấc và 10 trái bồ kết, 1 trái cau.
  • Nguyên liệu rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, phần cau sẽ bỏ thành 8 miếng bằng nhau.
  • Sau khi cho trầu không, hạt gấc, bồ kết giã dập thì mang tất cả vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ.
  • Đợi cho hỗn hợp sôi khoảng 5 – 10 phút tắt lửa, đổ nước thuốc ra chậu và tiến hành xông hơi tương tự như cách trên.
  • Khi nước nguội có thể lấy bã đắp lên hậu môn để tăng hiệu quả chữa bệnh trĩ.

Với cách làm này mỗi ngày bạn có thể thực hiện 2 lần, sau khoảng vài ngày kiên trì thực hiện, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng khó chịu cải thiện đáng kể.

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian lành tính, an toàn. Tuy nhiên, do nguyên liệu thiên nhiên nên thời gian phát huy hiệu quả chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, phương pháp chỉ phù hợp cho đối tượng trĩ nhẹ, mới khởi phát. Trong quá trình điều trị bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Kết hợp điều trị bệnh trĩ tại nhà và theo dõi y tế để kiểm soát tốt nhất chứng bệnh này
  • Sử dụng lá trầu tươi, không dập úa hoặc nhiễm phải hóa chất độc hại. Sơ chế thận trọng trước khi dùng. Chọn loại lá không già quá cũng không non quá, thích hợp nhất nên chọn lá có màu xanh đậm, những lá này sẽ có nhiều dưỡng chất hơn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi xông hơi, đắp hoặc ngâm rửa hậu môn. Tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong, điều này có thể làm tổn thương trực tràng, ống hậu môn, đặc biệt là khiến tình trạng trĩ có nguy cơ nghiêm trọng hơn.
  • Tùy cơ địa và tình trạng của mỗi người mà thời gian phát huy tác dụng nhanh hay chậm. Bạn nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để nhận thấy hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên tránh lạm dụng, chỉ áp dụng ít nhất 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Bên cạnh điều trị bằng lá trầu không, người mắc bệnh trĩ nên lưu ý vấn đề ăn uống. Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh táo bón gây hại cho búi trĩ. Ưu tiên ăn trái cây, rau xanh để kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tránh táo bón gây thêm áp lực cho trực tràng – hậu môn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng đầu óc có thể phát sinh nhiều hệ lụy cho hệ tiêu hóa, làm rối loạn đại tiện, khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn. Bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
  • Tránh ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ ngọt,…Tránh dùng rượu bia, thức uống chứa cồn, chất kích thích không có lợi cho sức khỏe. Không nên hút thuốc lá.
  • Tập thể dục, giữ vóc dáng cân đối giúp phòng tránh rủi ro chèn ép đại trực tràng. Ngoài ra, việc vận động giú
    p cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng trĩ đã có cải thiện không. Nếu áp dụng một thời gian không nhận thấy các triệu chứng của bệnh tiến triển tốt nên thay đổi phương án điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ là mẹo đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào sự kiên trì, cơ địa và thể trạng của người bệnh,… Do đó, chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên thăm khám y tế để xác định mức độ trĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp can thiệp nào.

Có thể bạn quan tâm:

  • Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ hiệu quả với 5 cách vô cùng đơn giản
  • Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ – Cách làm và những điều cần biết
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá an toàn hiệu quả
  • Chữa bệnh trĩ bằng mật ong: Lưu ý và cách thực hiện đúng

Xem thêm: Quáng gà

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!