Xét nghiệm trào ngược dạ dày: Những thông tin hữu ích cần biết
Xét nghiệm trào ngược dạ dày gồm các phương pháp chính như nội soi đường tiêu hóa, chụp X quang, đo pH thực quản,…Mặc dù tình trạng trào ngược dạ dày không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm cũng rất cần thiết để giúp bác sĩ xem xét mức độ tổn thương niêm mạc và đưa hướng điều trị phòng biến chứng.
Xét nghiệm trào trào ngược dạ dày khi nào?
Xét nghiệm trào ngược dạ dày là những thủ thuật y khoa thực hiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương (nếu có) tại đường tiêu hóa. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý của người bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Vậy, khi nào nên thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày? Trên thực tế, bệnh trào ngược dạ dày không phải là bệnh quá nguy hiểm, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, các triệu chứng của bệnh diễn ra trong thời gian dài không có biện pháp điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Do đó, người bệnh được khuyến khích thăm khám và thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau rát thượng vị,…diễn ra thường xuyên. Không nên chủ quan, bởi những triệu chứng này có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác.
Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc xét nghiệm trào ngược dạ dày dễ dàng và thuận tiện hơn. Các phương pháp thường được sử dụng như:
1. Kiểm tra nồng độ axit dạ dày
Kiểm tra nồng độ axit dạ dày thực hiện thông qua đầu dò có tên là axit ambulatory. Nhờ vào thiết bị này, bác sĩ có thể giúp người bệnh đo được chỉ số axit dạ dày trong 24 giờ. Theo đó, kết quả hiển thị sẽ phản ánh tình trạng axit dạ dày có đang bị dư thừa hay không, đồng thời cũng kiểm tra được lượng axit trào ngược. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Quy trình thực hiện cơ bản như sau:
- Bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng, mềm dẻo và linh hoạt luồn từ mũi hoặc miệng của người bệnh xuống thực quản.
- Người bệnh có thể được đeo một cái túi nhỏ để giúp theo dõi lượng axit trào ngược chính xác hơn.
- Bên cạnh đó, bác sĩ gắn thêm một thiết bị nhỏ, hình dạng như một viên nang vào bên trong thực quản của người bệnh. Thiết bị này có công dụng đo nồng độ axit thực quản, đồng thời phản hồi lại kết quả đến một thiết bị kết nối bên ngoài. Sau khoảng 2 ngày thông qua đường đại tiện thiết bị sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể.
2. Đo áp lực thực quản
Đo áp lực thực quản là một trong những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày nói riêng và bệnh tiêu hóa nối chung. Thông thường, người bệnh có các biểu hiện ợ nóng, khó nuốt, đau bụng, thượng vị,…sẽ được chỉ định áp dụng ưu tiên phương pháp này. Thực hiện dựa theo các bước cơ bản sau:
- Bệnh nhân được gây tê khu vực mũi và cổ họng.
- Tiếp đến, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị nhỏ, dài và linh hoạt từ mũi xuống thực quản và dạ dày của người bệnh.
- Kết quả thư được thông qua thiết bị phản ánh thông số từ dạ dày, thực quản và cổ họng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất.
3. Kiểm tra pH thực quản
Sử dụng một máy đo nhằm theo dõi độ pH thực quản của người bệnh trong khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ. Phương pháp này cho kết quả nhanh và độ chính xác cao, nhờ đó giúp cho việc chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Cách tiến hành cơ bản như sau:
- Thông qua mũi và miệng của người bệnh, bác sĩ sẽ cho một ống đo pH đi xuống thức quản, cố định vị trí cảm biến.
- Thông qua một máy ghi dữ liệu, thiết bị cảm biến được kết nối và cho ra hiển thị trên màn hình.
- Người bệnh sẽ phải đeo ống đo trong khoảng 24 giờ. Các dữ liệu sẽ được phân tích để đưa ra kết luận. Sau đó bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thu được đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị cho người bệnh.
Người bệnh trong quá trình thực hiện xét nghiệm này nên ghi chép thận trọng nhật ký ăn uống của mình. Kết hợp với kết quả đo pH, bác sĩ có thể nhận diện thực phẩm có nguy cơ gây trào ngược dạ dày để loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của người bệnh, đồng thời giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả chứng bệnh này.
4. Chụp X quang dạ dày
Người bệnh được chỉ định uống một loại chất lỏng phản quang là barium trước khi thực hiện chụp X quang dạ dày. Barium vào bên trong cơ thể sẽ bao lấy phần cổ họng, dạ dày và hệ thống đường tiêu hóa trên. Thông qua chụp X quang, bác sĩ sẽ nhận thấy được các tổn thương dễ dàng hơn. Người bệnh cần nắm một vài lưu ý sau đây khi thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày bằng hình ảnh:
- Phương pháp chụp X quanh tuyệt đối không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai.
- Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên thông báo với bác sĩ để nhận tư vấn về thời gian thực hiện phù hợp.
- Người bệnh sau khi thực hiện xét nghiệm có thể gặp phải một số phản ứng phụ như táo bón, mệt mỏi, đày bụng, đau dạ dày nhẹ.
Tuy nhiên, bạn không phải quá lo lắng về các tác dụng phụ như trên. Bởi sau khoảng vài giờ, các phản ứng sẽ tự động biết mất. Trường hợp bạn nhận thấy cơ thể tiếp tục khó chịu kéo dài trong suốt 24 giờ nên thông báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ xử lý sớm.
5. Nội soi dạ dày thực quản
Nội soi dạ dày là phương pháp xét nghiệm bệnh tiêu hóa phổ biến, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bác sĩ thực hiện nội soi theo các bước cơ bản như:
- Cho một ống nội soi dài có gắn camera ở đầu vào bên trong đường tiêu hóa thông qua mũi hoặc miệng của người bệnh.
- Ống đi tới thực quản, vào dạ dày dò tìm tổn thương, sau đó trả về kết quả thông qua một thiết bị kết nối bên ngoài.
Nhờ phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ phát hiện các vấn đề của hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày – thực quản hoặc những biến chứng nguy hại khác. Bên cạnh đó, thông qua nôi soi, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu tế bào thực quản, dạ dày sinh thiết trong trường hợp nghi ngờ có tế bào bất thường.
Người bệnh có thể bị buồn nôn nhẹ khi thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, hiện nay trước khi thực hiện bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống một ít an thần nhẹ giúp người bệnh thư giãn trong quá trình thực hiện. Nhất là tránh được hiện tượng kích thích cổ họng khó chịu, hỗ trợ quá trình nội soi diễn ra thuận lợi hơn.
6. Nhân trắc học thực quản
Một số bệnh nhân gặp phải những biểu hiện trào ngược nặng gây khó nuốt, khó ăn, cổ họng đau rát dữ dội kèm theo tức ngực, buồn nôn,…có thể được chỉ định tham gia thử nghiệm nuốt của bác sĩ. Xét nghiệm trào ngược thực quản này còn được gọi là nhân trắc học thực quản.
Theo đó, bác sĩ sẽ thử nghiệm kiểm tra sự di chuyển của thức ăn từ thực quản xuống dạ dày có diễn ra bình thường không. Thực hiện bằng cách sử dụng một ống dài, mỏng luồn vào thực quản theo dõi tình trạng trào ngược axit dạ dày.
Trên đây là các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến. Tùy theo tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ tiếp tục xây dựng phác đồ điều trị sao cho đảm bảo độ an toàn và hiệu quả cao nhất cho người bệnh.
Nơi xét nghiệm trào ngược dạ dày? Chi phí thực hiện?
Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa uy tín để thực hiện thăm khám, kiểm tra. Hiện nay, tại các bệnh viện lớn, cơ sở y tế trên cả nước đều có thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày. Người bệnh nên chọn địa chỉ uy tín, có trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện.
Một số cơ sở y tế có thăm khám và xét nghiệm trào ngược dạ dày nói riêng và bệnh tiêu hóa nối chung uy tín như:
- Khu vực miền Bắc: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học y dược, bệnh viện Hữu nghị, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện đa khoa Xanh pôn,…
- Khu vực miền Trung: Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện C, bệnh viện Trung Ương Huế,…
- Khu vực miền Nam: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện 115, bệnh viện Đại học y dược,…
Tại mỗi cơ sở y tế khác nhau, chi phí thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày cũng có sự chênh l
ệch nhất định. Mức giá dao động cho một lần thực hiện có thể từ vài trăm nghìn cho đến hơn 1 triệu đồng. Tham khảo giá trực tiếp tại cơ sở y tế mà bạn lựa chọn.
Để tránh những hệ lụy không mong muốn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nên thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng khó chịu diễn ra thường xuyên. Không nên chủ quan và không nên tự chữa bệnh khi chưa nhận diện mức độ tổn thương, dạng bệnh lý đang gặp phải.
Lưu ý trước khi xét nghiệm trào ngược dạ dày
Xét nghiệm trào ngược dạ dày với nhiều phương pháp được đề cập bên trên. Ở mỗi phương pháp có ưu điểm riêng, đồng thời cũng còn một số hạn chế nhất định. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân, triệu chứng người bệnh đang gặp phải để chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Nhằm đạt được kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bạn đọc cần lưu ý thêm một số vấn đề như:
- Thông thường trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn 4-6 tiếng đồng hồ để hệ tiêu hóa rỗng, cho kết quả xét nghiệm chuẩn xác hơn. Ngay cả việc dùng thuốc cũng được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh nên cung cấp trung thực các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý, thói quen ăn uống, sinh hoạt có nguy cơ làm ảnh hưởng đến cơ thể cho bác sĩ. Sau đó, dựa vào thông tin bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp.
- Chọn cơ sở thăm khám uy tín, tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ với biện pháp chăm sóc cơ thể để bệnh mau chóng cải thiện, phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã biết được các xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay. Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và kiểm tra sớm. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc khi chưa nhận diện vấn đề của cơ thể và chưa được hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, ngừa biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 Thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất, phổ biến hiện nay
- 10+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhanh chóng
- Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y: Giải pháp hiệu quả an toàn
- Khám trào ngược dạ dày ở đâu? Top 21 địa chỉ uy tín trên toàn quốc
Xem thêm: Rối loạn chảy máu
Tin mới nhất
- Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cập nhật năm 2018
- Nấm lim xanh wiki thành phần dược chất nguồn gốc nấm lim rừng
- Thông cáo thành lập website vienyduocdantoc.org.vn
- Vì sao đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng tăng?
- Bệnh ghép chống chủ: Con dao hai lưỡi đến từ ghép tủy
- Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt là gì? Các yếu tố nguy cơ
- Đàn ông tuổi 50: 5 lưu ý chăm sóc sức khỏe cần nắm rõ
- Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa dạ dày HIỆU QUẢ SỐ 1 với Top bác sĩ UY TÍN hàng đầu
- Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết
- Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường uống nước mía được không?