Ra huyết trắng là bệnh gì? Hình ảnh, dấu hiệu và cách điều trị

Ra huyết trắng là một điều bình thường của cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, đôi khi huyết trắng có thể thay đổi màu sắc hoặc có mùi lạ. Đây là thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men hoặc viêm nhiễm phụ khoa.

Trong một số trường hợp, bị huyết trắng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và cần được điều trị y tế. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc bệnh huyết trắng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Ra huyết trắng là điều bình thường của cơ thể phụ nữ hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

Huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay còn gọi là dịch âm đạo, là chất lỏng tiết ra từ các tuyến nhỏ trong âm đạo và cổ tử cung của người phụ nữ. Huyết trắng được tạo ra mỗi ngày để loại bỏ các tế bào hoặc mảnh vụn nhỏ trong âm đạo và giữ cho âm đạo, đường sinh sản luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Về cơ bản huyết trắng được chia thành huyết trắng sinh lý là huyết trắng bệnh lý.

Trong hầu hết các trường hợp, huyết trắng thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng, được gọi là tình trạng huyết trắng sinh lý. Số chất và tính chất huyết trắng có thể khác nhau ở từng đối tượng. Tùy vào từng trường hợp mà huyết trắng có thể có mùi, màu sắc và thời gian khác nhau. Ra huyết trắng sinh lý (huyết trắng bình thường) có thể là dấu hiệu sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, bị kích thích tình dục, mang thai hoặc đang cho con bú. Điều này hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Huyết trắng khi nào là bệnh?

Trong trường hợp huyết trắng thay đổi về màu sắc, mùi hoặc tính chất có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, được gọi là huyết trắng bệnh lý. Bệnh huyết trắng thường khiến người bệnh bị ngứa hoặc rát âm đạo. Đôi khi huyết trắng bệnh lý là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo, nấm men (đặc biệt là nhiễm nấm Candida âm đạo) hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Huyết trắng sinh lý không nguy hiểm và không cần điều trị y tế. Ngược lại huyết trắng bệnh lý có thể gây nguy hiểm và cần được chẩn đoán để có biện pháp điều trị hợp lý.

Các loại huyết trắng: Hình ảnh và dấu hiệu nhận biết

Có nhiều loại huyết trắng khác nhau. Các loại này thường được phân biệt dựa trên màu sắc và tính chất. Như đã nói trên, huyết trắng có thể là điều bình thường hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý.

1. Huyết trắng màu đỏ

Ra huyết trắng màu đỏ hoặc đỏ sẫm có thể là dấu hiệu của việc xuất huyết hoặc tụ dịch ở âm đạo trong thời gian dài. Thông thường một thời gian kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Do đó, nếu xuất hiện dịch âm đạo màu đỏ hoặc chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng bao gồm ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.

Trong trường hợp, bạn đã mãn kinh ít nhất 1 năm và xuất hiện tình trạng tiết dịch âm đạo màu đỏ, có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Đến bệnh viện hoặc liên lạc với bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất.

Huyết trắng màu đỏ có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung

2. Huyết trắng màu trắng

Tình trạng huyết trắng màu trắng, màu kem hoặc hơi vàng là điều hoàn toàn bình thường. Lúc này huyết trắng được tiết ra để bôi trơn và làm ẩm âm đạo và thường không gây ra các tình trạng nghiêm trọng. Hầu hết tình trạng huyết trắng màu trắng, có độ đặc giống lòng trắng trứng đều không gây nguy hiểm. Trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai.

Tuy nhiên, nếu huyết trắng thay đổi tính chất, kết dính như phô mai hoặc trông giống như bã đậu thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu huyết trắng có màu trắng, đặc dính như keo, ngứa rát và có mùi rất hôi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men. Các trường hợp này có thể kích thích âm đạo và gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

3. Huyết trắng màu vàng hoặc xanh

Nếu bạn bị huyết trắng màu vàng nhạt thì có thể là điều bình thường và không gây ra các biến chứng nguy hiểm nào. Sự thay đổi này có thể là do ảnh hưởng của chế độ ăn uống, thuốc hoặc quá trình quan hệ tình dục mang lại. Bạn chỉ cần thay đổi phong cách sống cũng như chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng.

Trong trường hợp huyết trắng có màu vàng đậm hoặc xanh lục có thể là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng Trichomonas hoặc các bệnh truyền qua đường tình dục.

Đến bệnh viện ngay khi huyết trắng ra nhiều có màu vàng sẫm, dày đặc hoặc vón cục kèm theo mùi lạ hoặc hôi như cá chết.

Hình ảnh huyết trắng xanh là dấu hiệu nhiễm trùng lây qua đường tình dục như nhiễm Trichomonas

4. Huyết trắng màu hồng

Huyết trắng màu hồng nhạt hoặc sẫm thường có chứa một ít máu. Tình trạng ra huyết trắng màu hồng có thể xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt 1 hoặc 2 ngày. Trong một vài trường hợp, huyết trắng màu hồng có thể là hệ quả của việc quan hệ tình dục quá mạnh hoặc thường xuyên. Việc này có thể làm âm đạo hoặc cổ tử cung bị kích thích hoặc trầy xước.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Do đó, nếu nhận thấy huyết trắng có màu hồng kèm theo các dấu hiệu thai kỳ khác như buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng dưới, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

Ngoài ra, sau khi sinh con huyết trắng cũng có thể có màu hồng. Điều này được giải thích là do niêm mạc tử cung bị rụng sau khi sinh con và không gây bất cứ nguy hiểm nào.

5. Huyết trắng màu xám

Nếu bạn bị ra huyết trắng có màu xám, đây là một tình huống nghiêm trọng. Đây có thể là dấu hiệu của một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm âm đạo. Các triệu chứng kèm theo thường bao gồm:

  • Ngứa
  • Kích thích âm hộ hoặc âm đạo
  • Dịch âm đạo có mùi hôi tanh
  • Đỏ xung quanh âm hộ hoặc âm đạo

Do đó, bất cứ khi nào nhận thấy bệnh huyết trắng màu xám hãy đến bệnh viện. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và kê các toa thuốc (thường là thuốc kháng sinh) để điều trị tình trạng này.

6. Huyết trắng ra nhiều

Tình trạng huyết trắng ra nhiều có thể là hoàn toàn bình thường và không cần phải lo lắng. Hiện tượng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng, đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất, tập thể dục hoặc khi được kích thích tình dục. Trường hợp, ra nhiều huyết trắng có thể co giãn, trơn nhẵn có thể là dấu hiệu của quá trình rụng trứng. Điều này hoàn toàn bình thường và không gây hại.

Tuy nhiên, nếu huyết trắng ra nhiều như nước kèm theo mùi tanh hôi cần được kiểm tra và điều trị đúng lúc. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men âm đạo (nhiễm nấm Candida).

Huyết trắng ra nhiều như nước thường xuất hiện khi bạn bị kích thích tình dục

7. Huyết trắng có mùi

Bình thường huyết trắng sinh lý đều không có mùi hoặc có mùi nhẹ tự nhiên của từng cá nhân. Mùi huyết trắng thường được tác động bởi thức ăn, đồ uống, thuốc và phong cách sinh hoạt. Tuy nhiên, mùi thường nhẹ, thoang thoảng và không gây khó chịu.

Đôi khi huyết trắng có thể hòa lẫn một ít nước tiểu hoặc máu trong chu kỳ kinh nguyệt và có mùi khác lạ. Điều này thườn
g xuất hiện trên đồ lót của bạn và không quá nồng nặc. Tình trạng này cũng sẽ kết thúc trong 1 – 2 ngày sau khi sạch kinh.

Các trường hợp huyết trắng có mùi chua, hôi, tanh, nồng nặc là điều cần được lưu ý. Như đã nói ở trên, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm âm đạo hoặc các bệnh tình dục.

Huyết trắng có mùi hôi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa

Ngoài các nguyên nhân nói trên, việc mất cân bằng vi khuẩn âm đạo, thuốc tránh thai, bệnh tiểu đường, vệ sinh không đúng cách, hoạt động tình dục không lành mạnh,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa huyết trắng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa uy tín khi âm đạo tiết dịch có mùi lạ, hình dạng hoặc có mùi bất thường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến bệnh viện ngay khi:

  • Âm đạo ngứa, đau hoặc khó chịu
  • Dịch tiết âm đạo giống phô mai
  • Chảy máu âm đạo không trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau rát hoặc ra huyết trắng như bã đậu sau khi quan hệ tình dục
  • Có mùi hôi tanh hoặc nồng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đi tiểu nhiều
  • Ra nhiều huyết trắng kèm theo mệt mỏi và đi tiểu nhiều
Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp

Khi đến bệnh viện, bạn nên lên danh sách các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và lên sẵn một danh sách các câu hỏi hoặc thắc mắc cần trao đổi với bác sĩ. Một số lưu ý cần thông báo cho bác sĩ khi đi khám phụ khoa bao gồm:

  • Độ tuổi của bạn, đã quan hệ tình dục hay chưa, tần suất quan hệ tình dục hoặc số lượng bạn tình.
  • Vấn đề sinh sản, đã từng mang thai, sinh con hoặc phá thai hay không.
  • Tình trạng bệnh lý phụ khoa, đã từng phẫu thuật, xâm lấn, đốt điện hoặc có bất cứ tác động nào đến âm đạo, âm hộ hay không.
  • Tình trạng bệnh lý hoặc các loại thuốc đang sử dụng. Các loại thuốc bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược bổ sung, vitamin hoặc thực phẩm chức năng.
  • Các triệu chứng kèm theo khi ra nhiều huyết trắng bao gồm ngứa, đau rát, nổi mẩn đỏ hoặc lở loét.

Trước khi đến phòng khám phụ khoa, bạn nên kiêng quan hệ tình dục trong 24 giờ, không sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc nước hoa vùng kín. Điều này có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn vừa sạch kinh hoặc sắp đến chu kỳ, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Cách điều trị bệnh huyết trắng

Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh lý mà bạn gặp phải. Sau khi thăm khám, xác định đúng tình trạng, chị em phụ nữ có thể áp dụng một trong các phương pháp sau để chữa bệnh huyết trắng.

1. Chăm sóc tại nhà

Ra huyết trắng sinh lý không cần điều trị y tế. Thông thường tình trạng này sẽ tự cải thiện mà không để lại bất cứ biến chứng nào. Các biện pháp xử lý bệnh huyết trắng tại nhà bao gồm:

  • Giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh bằng nước sạch hoặc bằng xà phòng nhẹ hoặc được chiết xuất từ thiên nhiên để không gây kích ứng âm đạo.
  • Không sử dụng xà phòng thơm, nước hoa vùng kín hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy mạnh. Ngoài ra người ra nhiều huyết trắng cùng cần tránh các loại dung dịch âm đạo dạng xịt hoặc ngâm mình trong bồn tắm đầy xà phòng.
  • Không thụt rửa sâu vào âm đạo. Điều này có thể làm âm đạo tiết dịch nghiêm trọng hơn và gây ra một số tổn thương nhất định.
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton, giữ cho âm đạo luôn khô thoáng và không mặc quần quá chật. Điều kiện ấm áp và ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men.
  • Sau khi đi vệ sinh luôn luôn lau từ trước ra su để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo và gây bệnh.
  • Thực hiện tình dục an toàn, chung thủy để tránh các vấn đề bệnh phụ khoa huyết trắng và bệnh tình dục.

Ngoài ra, người ra nhiều huyết trắng cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống để điều trị. Thêm sữa chua, tỏi hoặc các loại men vi sinh để tăng lượng vi khuẩn có lợi ở âm đạo. Tuy nhiên, hay trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tiến hành thay đổi chế độ ăn uống. 

Tình trạng ra huyết trắng có thể được điều trị bằng cách loại thuốc

2. Thuốc trị huyết trắng

Các dấu hiệu bệnh huyết trắng cần được điều trị y tế để tránh các biến chứng không mong muốn. Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các biện pháp điều trị thông thường bao gồm:

  • Tình trạng nhiễm nấm như  Trichomonas, Chlamydia được điều trị bằng thuốc kháng nấm dạng kem bôi hoặc gel.
  • Bệnh huyết trắng do nhiễm vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống hoặc kem bôi.
  • Huyết trắng do các bệnh tình dục như bệnh lậu cần dùng các loại thuốc đặc trị (thường là kháng sinh) trong thời gian quy định.

Các trường hợp ra huyết trắng nghiêm trọng hơn hoặc có liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác có thể cần được điều trị chuyên sâu. Một số bệnh tình dục gây ra tình trạng bệnh huyết trắng trong thời gian khá dài. Do đó, việc quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý.

Xem thêm: Nổi hạch (sưng hạch)

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!