Vì sao đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng tăng?

Đau nhức xương khớp ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Ngoài những nguyên nhân khách quan (chấn thương, ảnh hưởng của các bệnh lý tự miễn), tình trạng này còn phát sinh do thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu lành mạnh.

Vì sao đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng tăng?

Nhận biết bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp là thuật ngữ đề cập đến toàn bộ các triệu chứng phát sinh ở hệ thống xương khớp như sưng khớp, nhức mỏi, tê bì, cứng khớp, khó khăn khi vận động,… Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân bệnh lý, thói quen sinh hoạt và chấn thương.

Một số triệu chứng mà bạn có thể gặp phải khi bị đau nhức xương khớp:

  • Xuất hiện cơn đau ở khớp (có thể xảy ra ở 1 khớp hoặc xuất hiện ở nhiều khớp cùng lúc)
  • Khớp có dấu hiệu sưng và đỏ
  • Khi sờ vào khớp có cảm giác ấm hơn những vùng da xung quanh
  • Đau nhức khi vận động
  • Một số khớp có thể phát ra âm thanh
  • Khó khăn khi xoay người
  • Vai gáy và lưng dưới tê mỏi

Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu?

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Lười vận động

Lười vận động là thói quen phổ biến ở những người trẻ tuổi – đặc biệt là người làm công việc văn phòng. Hiện nay hầu hết những hoạt động sinh hoạt thường ngày đều có sự hỗ trợ của thiết bị và máy móc hiện đại. Do đó người trẻ thường có xu hướng lệ thuộc và ít vận động hơn so với bình thường.

Thói quen này không chỉ khiến cân nặng tăng cao mà còn khiến xương khớp thiếu độ linh hoạt, dẻo dai và dễ đau nhức. Nếu tiếp tục duy trì thói quen ít vận động, khớp xương có thể bị thoái hóa và hư hại vĩnh viễn trong thời gian ngắn.

2. Thừa cân – béo phì

Trong những năm gần đây, số lượng người thừa cân – béo phì đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen lười vận động, thường xuyên sử dụng nước ngọt có gas và thức ăn nhanh.

Béo phì làm tăng áp lực lên khớp và gây đau nhức xương khớp ở người trẻ

Cân nặng tăng lên quá mức không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp mà còn làm tăng áp lực khớp xương – đặc biệt là khớp gối và đốt sống thắt lưng.

3. Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia

Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người trẻ bị đau nhức xương khớp tăng lên đáng kể. Ngoài ảnh hưởng đến gan và phổi, các chất độc trong khói thuốc (đặc biệt là nicotine) có thể cản trở quá trình hấp thu canxi, dẫn đến tình trạng thưa xương và tăng nguy cơ đau nhức cơ thể.

Ngoài ra, cồn trong rượu bia và nicotine trong khói thuốc còn thúc đẩy quá trình sản sinh gốc tự do – nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh Alzheimer, huyết áp cao, thoái hóa khớp, rối loạn miễn dị
ch,…

4. Chế độ dinh dưỡng

Sụn, dây chằng, cơ và xương đều cần dinh dưỡng để phục hồi các tổn thương và sản sinh tế bào mới. Vì vậy nếu không cung cấp đủ dưỡng chất cho hệ xương khớp, cơ quan này sẽ có xu hướng suy yếu và dễ phát sinh cơn đau.

Thói quen ăn uống bừa bãi là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Theo thống kê người trẻ thường có thói quen ăn uống bừa bãi, ưu tiên lựa chọn các bữa ăn tiện lợi như sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,… Tuy nhiên những loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng muối, dầu mỡ và chất bảo quản cao nhưng có giá trị dinh dưỡng thấp.

Nếu duy trì thói quen ăn uống này trong thời gian dài, hệ xương khớp có thể bị suy yếu và đau nhức. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh còn làm tăng cân và gây bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,…

5. Tư thế sai lệch

Ngồi, đứng hoặc vận động là những tư thế có ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp xương – đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống. Tuy nhiên áp lực lên hệ thống xương khớp sẽ có xu hướng tăng lên đáng kể nếu bạn duy trì những tư thế xấu. Điều này không chỉ gây tổn thương khớp xương mà còn kích thích dây chằng, cơ và các mô mềm bao xung quanh. 

Tư thế sai lệch làm tăng áp lực lên đốt sống, khớp xương và kích thích các mô mềm bao xung quanh

Duy trì những tư thế sai lệch trong thời gian dài không chỉ gây đau nhức xương khớp mà còn tăng nguy cơ vẹo cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp gối,…

Ngoài ra chứng đau nhức xương khớp còn có thể là ảnh hưởng của bệnh viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống hoặc do chấn thương khi làm việc, tham gia giao thông,…

Điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp ở người trẻ chủ yếu khởi phát do thói quen và lối sống thiếu lành mạnh. Vì vậy bên cạnh các biện pháp giúp cải thiện cơn đau bạn cần thay đổi một số thói quen xấu.

1. Chườm lạnh/ ấm giúp giảm đau

Chườm lạnh là biện pháp giảm đau an toàn và được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này thích hợp với những trường hợp đau nhức khớp kèm biểu hiện sưng đỏ, nóng rát,… Nhiệt độ lạnh từ túi chườm có tác dụng làm co mạch máu, từ đó giảm lưu lượng máu về khớp và giảm hiện tượng viêm, đau nhanh chóng.

Chườm lạnh lên khu vực đau nhức giúp cải thiện cơn đau và giảm sưng viêm nhanh chóng

Ngoài ra với những trường hợp đau nhức xương khớp kèm tê bì và mỏi khớp, bạn nên thực hiện chườm ấm. Ngược lại với chườm lạnh, chườm ấm giúp làm giãn không gian trong ổ khớp và thúc đẩy tuần hoàn máu về cơ quan này. Từ đó làm giảm hiện tượng tê bì và nhức mỏi.

Nếu bị đau nhức toàn thân, bạn nên tắm với nước ấm để thư giãn xương khớp và các mạch máu ngoại vi. Sau khi tắm, các triệu chứng đau nhức và khó chịu sẽ thuyên giảm đáng kể.

2. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng đau nhức ở khớp xương. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng, bao gồm:

  • Miếng dán Salonpas: Salonpas là thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng trực tiếp lên khu vực đau nhức. Thuốc có chứa hoạt chất Methyl salicylate và L-Menthol có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên Salonpas chỉ được sử dụng trong trường hợp vùng da không có vết thương hở hay xây xát.
  • Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau toàn thân, giúp cải thiện cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên bạn cần tránh dùng loại thuốc này nếu có vấn đề về gan và thận.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Trong trường hợp cơn đau kéo dài và có đáp ứng kém với Paracetamol, bạn có thể sử dụng NSAID để cải thiện cơn đau nhức. Mặc dù có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng NSAID có thể gây loét dạ dày, tổn thương thận, tim,… nếu lạm dụng trong thời gian dài.

Những loại thuốc giảm đau xương khớp đều có bày bán ở các quầy thuốc tư nhân. Tuy nhiên việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và chườm nóng/ lạnh.

3. Thường xuyên tập thể dục

Chườm lạnh/ nóng và sử dụng thuốc giảm đau là những biện pháp có tác dụng tạm thời. Do đó song song với những biện pháp trên, bạn cần tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường cơ bắp và nâng cao hệ miễn dịch.

Tập thể dục thường giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và kiểm soát cân nặng hiệu quả

Ngoài ra thường xuyên luyện tập còn giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh tình trạng thừa cân và béo phì. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất thường xuyên còn thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và tái tạo các mô xương hư tổn.

4. Điều chỉnh các tư thế xấu

Tư thế xấu là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ người trẻ bị đau nhức xương khớp. Thói quen này kéo dài còn tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,… Do đó để giảm thiểu triệu chứng đau nhức và bảo vệ hệ xương khớp, bạn cần điều chỉnh các tư thế sai lệch.

Trước tiên, bạn cần thay đổi tư thế ngồi và đứng nhằm làm giảm áp lực lên cột sống và thắt lưng. Sau đó cần chú ý tư thế khi mang vác vận nặng.

5. Thay đổi thói quen thiếu lành mạnh

Nếu đau nhức xương khớp bắt nguồn từ lối sống thiếu lành mạnh, bạn cần thay đổi các thói quen xấu để cải thiện triệu chứng đau nhức, nâng cao sức khỏe và dự phòng các bệnh lý mãn tính.

Bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm chứa Omega 3, chất xơ, vitamin,…

Giảm đau nhức xương khớp ở người trẻ bằng cách thay đổi những thói quen sau:

  • Tuyệt đối không lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá. Bởi những thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp mà còn tác động xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh trung ương và tiêu hóa.
  • Cần ăn uống lành mạnh, đảm bảo bữa ăn có đủ năng lượng, nước, chất xơ, vitamin, đạm và tinh bột. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, đồ ăn đóng hộp,…
  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, omega 3, vitamin C, khoáng chất, đạm,… Đồng thời cần bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Tránh làm việc quá sức, chỉ nên làm việc từ 7 – 9 giờ/ ngày và cần dành từ 1 – 2 giờ để nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 6 giờ đồng hồ.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh chóng sau khi thay đổi các thói quen xấu. Với những trường hợp để kéo dài, đau nhức xương khớp có thể tiến triển và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng.

Xem thêm: 12 sữa rửa mặt da dầu mụn giúp làm sạch da, loại bỏ dầu nhờn

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!