10 cách trị viêm amidan dân gian tại nhà từ thảo dược chọn lọc
Cách trị viêm amidan dân gian thường rất được những người bệnh quan tâm bởi đều dùng các nguyên liệu đơn giản, dễ làm mà lại rất tiết kiệm chi phí. Kiên trì dùng các bài thuốc này kết hợp với phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm amidan hơn hẳn những bệnh nhân khác.
Các bài thuốc dân gian điều trị viêm amidan có hiệu quả không?
Tình trạng amidan sưng tấy, phù nề to, kèm theo đó là cảm giác bị nghẹn, khó nuốt, sốt cao có thể là do viêm amidan gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm trùng, nhiễm virus, vệ sinh răng miệng thiếu sạch sẽ hay sống trong môi trường ô nhiễm lâu ngày. Viêm amidan có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm tim, thậm chí là ung thư amidan vô cùng nguy hiểm.
Điều trị viêm amidan thường bắt đầu từ những bước cơ bản là thay đổi lối sống hằng ngày và kết hợp dùng thuốc hay phẫu thuật trong một số trường hợp cần thiết. Dùng các bài thuốc tại nhà chính là một cách hữu hiệu để phục hồi và nâng cao sức khỏe hơn cho người dùng mà không quá tốn kém lại rất dễ dàng thực hiện.
Theo Đông Y, amidan là cửa ngõ của phế (phổi), lại có vị trí ngay tại ngã ba hầu họng nên rất dễ nhạy cảm và bị các tác nhân khác xâm nhập và gây bệnh. Các bài thuốc dân gian chủ yếu đều dựa trên các đặc tính của các loại thảo dược theo lý thuyết Đông y để triệt tiêu những tác nhân gây bệnh, thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm, hoạt huyết. Vì vậy các triệu chứng của viêm amidan không chỉ nhanh chóng biến mất mà còn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc chỉ sử dụng thuốc Tây còn có thể gây ra các triệu chứng nóng trong người, đau dạ dày, dễ gây chảy máu. Chưa kể nếu thường xuyên dùng thuốc còn nâng cao khả năng dễ nhờn thuốc, đặc biệt với các loại thuốc kháng sinh hay giảm đau dù đem lại hiệu quả nhanh nhưng vẫn tiền ẩm nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe. Áp dụng cách trị viêm amidan dân gian từ thảo dược sẽ giúp thanh nhiệt có thể và giảm nhẹ các nguy cơ gây hại cho cơ thể mà thuốc Tây gây ra.
Kết hợp những cách trị viêm amidan dân gian từ thảo dược cùng các loại thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, Người bị viêm amidan không chỉ nhanh hết bệnh mà còn khỏe mạnh hơn trông thấy. Các bài thuốc trị amidan dân gian này đều sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn xung quanh nên an toàn và hầu như có thể sử dụng cho mọi đối tượng.
Như vậy có thể thấy, việc sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm amidan là vô cùng an toàn và cần thiết mà bất cứ ai cũng nên áp dụng.
10 cách trị viêm amidan dân gian tại nhà từ thảo dược
Đa phần những cách trị viêm amidan dân gian đều tận dụng những loại thảo dược tự nhiên tại nhà, vừa an toàn vừa tiết kiệm, cách thực hiện cũng rất đơn giản và ai cũng có thể thực hiện.
Chữa viêm amidan từ cây diếp cá
Theo Đông y, cây diếp cá có vị chua hơi cay, tính mát, mùi tanh có đặc tính quy kinh phế và có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm viêm, sát trùng kháng khuẩn cùng các triệu chứng sưng tấy, mụn nhọt rất hiệu quả.
Hàm lượng tinh dầu cao có trong lá diếp cá chủ yếu là nhóm aldehyd có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh, giúp loại bỏ và ức chế sự sinh sản của các vi khuẩn, virus có hại bên trong khoang họng. Các thành phần nước, protid, glucid, lipit, cellulose có tác dụng như một loại kháng sinh thiên nhiên đem đến hiệu quả tốt trong việc kháng viêm, giảm sưng tấy cũng như tăng cường sức đề kháng cao hơn cho người bệnh.
Dùng rau diếp cá trị viêm amidan đem đến cũng công dụng giảm sưng tấy, ngăn ngừa không cho các khuẩn có hại trong khoang miệng phát triển khiến tình trạng bệnh tràm trọng hơn. Các bài thuốc từ rau diếp cá trị viêm amidan vừa đơn giản vừa dễ làm.
Cách 1: Rau diếp cá và mật ong
Mật ong khá tính kháng khuẩn chống viêm rất tốt, lại có vị ngọt nên khi kết hợp vói diếp cá giúp hỗn hợp này dễ uống và tăng cường tác dụng nhanh chóng hơn.
Nguyên liệu: 1 bó rau diếp cá, vài thìa mật ong nguyên chất
Cách làm
- Rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất rồi vớt ra để ráo.
- Đem rau giã nát, trộn cùng 3 thìa mật ong rồi hấp cách thủy trong 15 phút.
Liều dùng: Chắt lấy phần nước cốt để uống còn phần bã đem ngậm trong miệng, Thực hiện ngày 2 lần cho đến khi các dấu hiệu của viêm amidan dần thuyên giảm.
Cách 2: Rau diếp cá và nước vo gạo
Trong nước vo gạo có chứa hàm lượng vitamin PP có tác dụng tẩy sạch các mảng bám ở quanh chân răng, giúp làm sach khoang miệng cũng như tăng khả năng sát khuẩn, đánh bay mùi hôi khó chịu do viêm amidan gây ra. Thành phần vitamin B1 có trong nước vo gạo khi kết hợp cùng rau diếp cá cũng giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu nơi đây.
Nguyên liệu: 1 nắm rau diếp cá, 500ml nước vo gạo lần hai
Cách làm
- Rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất rồi vớt ra để ráo.
- Đem rau diếp cá xay nhuyễn với một ít nước lọc, sau đó chắt lấy nước, bỏ bã.
- Đun sôi nước rau má cùng nước vo gạo trong 10 phút
Liều dùng: Chia ra uống ngày 2 lần sẽ thấy các triệu chứng sưng viêm vùng amidan sẽ nhanh chóng biến mất.
Cách 3: Rau diếp cá và cam thảo
Cam thảo đất là nguyên liệu thường thấy trong các bài thuốc Đông Y, có tính bình, vị ngọt mùi thơm. Cam thảo đem đến tác dụng nhanh chóng trong thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm rất tốt. Đồng thời loại thảo dược này còn giúp cơ thể thẩm thấu các loại thuốc nhanh hơn nên rất phù hợp dùng trong điều trị viêm amidan kết hợp với các loại thuốc Tây.
Nguyên liệu: Rau diếp cá và cam thảo mỗi thứ 20g
Cách làm
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, rồi vớt ra để ráo.
- Cho các nguyên liệu vào nồi sắc cùng 3 bát nước.
- Lọc nước uống, bỏ bã.
Liều dùng: Chia ra uống ngày hai lần bạn sẽ không còn thấy hơi thở còn mùi hôi khó chịu, các triệu chứng ngứa ngáy hay sưng tấy vòm họng cũng thuyên giảm hẳn.
Chữa viêm amidan bằng gừng
Theo đông y thì gừng có vị cay, tính ấm, quy 4 kinh phế, tâm, tỳ, vị, có công dụng làm ấm tỳ vị, tiêu độc, giảm đau, sát khuẩn, cùng khả năng chống viêm tốt nên thường rất được dùng trong chữa các bệnh ở cổ họng.
Bên cạnh đó, trong gừng có chứa 2-3% hàm lượng tinh dầu cùng hoạt chất Cineol đem đến tác dụng diệt khuẩn vượt trội. Các chất cay trong loại thảo dược này cũng đem đến hiệu quả cao trong việc chống dị ứng, lở loét, viêm nhiễm và cả giảm đau nhức nên rất phù hợp dùng trong điều trị viêm amidan.
Cách 1: Trà gừng
Gừng thái thành lát mỏng, đem hãm với nước sôi trong 2-3 phút là bạn đã có ngay một lý trà gừng nóng hổi thơm nức. Uống trà gừng mỗi sáng giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát họng, giảm sưng viêm, trừ ho do viêm amidan gây ra nhanh chóng. Để tăng cường hiệu quả trong điều trị bạn cũng nên uống trà gừng 2-3 lần/ ngày, nhớ là nên uống khi còn ấm nóng là tốt nhất.
Cách 2: Gừng và mật ong
Nguyên liệu: 1 củ gừng, mật ong nguyên chất.
Cách làm
- Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng.
- Đem gừng trộn với 1 ít mật ong rồi hấp cách thủy trong 10 phút.
- Chắt lấy nước uống, có thể ăn cả gừng
Liều dùng: Dùng ngày 1-2 lần để thấy các triệu chứng sưng viêm nhanh chóng biến mất.
Chữa viêm amidan bằng cây lược vàng
Theo Đông y, cây lược vàng có tính mát và ít độc, đem đến tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt giải độ, tiêu đờm nên thường được dùng trong điều trị các bệnh về họng như viêm amidan.
Các hoạt chất có trong cây lược vàng như Quercetin, Kaempferol, Steroid đều đem đến tác dụng hiệu quả trong việc giải quyết các vẫn đề nhiễm trùng, tăng sức đề kháng và ức chế sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn có hại gây bệnh trong vòm họng.
Cách 1: Nước lá lược vàng
Nguyên liệu: Vài lá lược vàng non.
Cách làm
- Lá lược vàng rửa sạch, ngâm qua nước nước muỗi loãng rồi vớt ra để ráo
- Đem giã nhuyễn lá lược vàng rồi thêm khoảng 100ml nước lọc.
- Khuấy nhẹ để các tinh chất trong lá tan ra, rồi chắt lấy nước cốt, bỏ bã.
- Ngậm nước cốt lá lược vàng trong miệng mọt lát rồi mới nuốt.
Liều dùng: Thực hiện ngày 3 lần sẽ đem đến công dụng tuyệt vời trong kiểm soát vấn đề nhiễm trùng gây bệnh viêm amidan.
Cách 2: Cây lược vàng và giấm chuối
Trong thành phần của giấm chuối có chứa hàm lượng các vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào, đem đến tác dụng hiệu quả trong ức chế sự sinh sôi và lây lan của các vi khuẩn có hại. Đồng thời khi kết hợp với lá lược vàng cũng giúp nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh và hồi phục trông thấy.
Nguyên liệu: 5 – 7 lá lược vàng; 5ml giấm chuối.
Cách làm
- Đem lá lược vàng đi rửa sạch, ngâm qua nước nước muỗi loãng rồi vớt ra để ráo
- Cho lá lược vàng giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước bỏ bã.
- Hòa nước cốt lá lược vàng cùng giấm chuối để uống trực tiếp.
- Ngậm nước một chút trước khi nuốt.
Liều dùng: Dùng 2 lần/ ngày vào sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ trong liên tục 1 tuần để thấy hiệu quả trong điều trị viêm amidan.
Cách 3: Lá lược vàng và muối hột
Muối hột các tác dụng sát trùng cực mạnh, nhờ đó có thể làm sạch vòm họng và loại bỏ và ức chế khả năng sinh sản của các vi khuẩn, virus có hại gây bệnh viêm amidan.
Nguyên liệu: Vài lá lược vàng, một ít muối hột
Cách làm
- Lá lược vàng đem rửa sạch, ngâm qua nước nước muỗi loãng rồi vớt ra để ráo
- Cho vài hạt muối hạt vào trong lá, gói lại rồi nhai trực tiếp.
- Nhai và nuốt nước, nhả bã lá lược vàng đi.
Liều dùng: Sử dụng bài thuốc 2-3 lần một ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiễm vòm họng nhanh chóng thuyên giảm.
Chữa viêm amidan bằng lá húng chanh
Lá húng chanh là loại thảo dược có vị cay the, tính ấm, mùi thơm có khả năng phát tán phong hàn, tiêu độc giảm đờm, sát khuẩn, làm ra mồ hôi. Vì vậy khi dùng thảo dược này với người đang điều trị viêm amidan giúp giảm sốt nhanh chóng, chỗ trợ những trường hợp ho có đờm, đau rát họng nhanh chóng.
Hợp chất Phenolic và codeine có trong lá húng chanh có vai trò tăng cường kháng sinh tự nhiên tại đường hô hấp, trong khi đó các vitamin A, B, C, Omega 6 cũng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nhờ vậy dùng lá húng chanh trong điều trị viêm amidan giúp người bệnh khỏe lên trong thấy.
Cách 1: Lá húng chanh và muối
Nguyên liệu: Một ít lá húng chanh tươi, một vài hạt muốt hột
Cách làm
- Lá húng chanh đem rửa sạch, ngâm qua nước nước muỗi loãng rồi vớt ra để ráo.
- Gói vài hạt muối trong lá húng chanh rồi nhai trực tiếp.
- Nhai và nuốt từ từ cả lá húng chanh và muối.
Liều dùng: Ngày dùng từ 2-3 lần sẽ thấy cổ họng dễ chịu hơn rất nhiều sau mỗi lần nhai lá húng chanh.
Cách 2: Lá húng chanh và đường phèn
Trong đường phèn có chứa các thành phần giúp làm giảm cơn ho, sạch miệng đồng thời dịu cổ họng sau các cơn ho do viêm amidan gây ra. Khả năng thanh nhiệt giải độc trong đường phèn cũng đem đến những tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh liên quan đến cổ họng như viêm amidan.
Nguyên liệu: Một ít lá húng chanh, vài viêm đường phèn
Cách làm
- Lá húng chanh đem rửa sạch, ngâm qua nước nước muỗi loãng rồi vớt ra để ráo.
- Thái nhỏ lá húng chanh, cho thêm đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết
- Chắt lấy nước uống, bỏ bã.
Liều dùng: Dùng 2-3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5ml bạn sẽ thấy giảm nhanh các triệu chứng ho, ngứa rát cổ họng.
Chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Theo y học cổ truyền, lá tía tô là loại thảo dược mọc tự nhiên có nhiều trong vườn nhà, có vị hơi cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế ,tâm tỳ. Lá tía tô có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, cảm cúm, giải độc, viêm họng.
Các hoạt chất có trong lá tía tô như protein, dầu béo, citral cùng số hoạt chất khác đem đến các dụng trong việc làm giảm các thức ăn thừa còn động lại trong cổ hỏng, ức chế sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn trong vòm họng và các hốc amidan. Nhờ đó đường thở được thông thoáng và giảm các triệu chứng khó chịu do viêm amidan gây ra.
Cách 1: Lá tía tô cùng một số loại thảo dược khác
Nguyên liệu: Lá tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực mỗi thứ 5g và đường phèn 15g.
Cách làm
- Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm qua nước nước muỗi loãng rồi vớt ra để ráo
- Cắt nhỏ các nguyên liệu rồi cho đường phèn đem đi hấp cách thủy trong 20 phút.
- Để hỗn hợp nguội rồi chắt lấy nước uống, bỏ bã.
Liều dùng: Dùng ngày 3 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ giúp giảm các triệu chứng ho, ngứa rát cổ, bệnh cũng có những dấu hiệu thuyên giảm nhanh chóng.
Cách 2: Dùng hạt lá tía tô
Dùng 20g hạt lá tía tô nghiền mịn rồi hòa cùng nước ấm, uống ngày 2-3 lần cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị các triệu chứng của viêm amidan.
Chữa viêm amidan bằng quả trám chua
Quả trám đen có vị chua hơi ngọt ở họng, tính ôn, không có độc đem đến tác dụng trong việc bồi bổ kinh phế, giảm ho rát, ngứa họng, giảm sưng viêm nơi niêm mạc họng nên thường được áp dụng vào điều trị các bệnh như viêm amidan.
Dùng quả trám chua cũng giúp làm dịu họng, giảm cảm giác ngứa rát khó chịu do viêm amidan sưng tấy gây nên. Các dưỡng chất có trong quả trám như protid, chất béo, hydrat cacbon cùng vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và điều trị các chứng viêm nhiễm hiệu quả.
Cách 1: Qủa trám và phèn chua
Nguyên liệu: khoảng 10- 12 quả trám, một ít phèn chua
Cách làm
- Qủa trám đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, vớt ra để ráo.
- Rạch theo chiều dọcvà cho phèn chua vào giữa.
- Nhai và nuốt số quả trám đã được nhét phèn chua
Liều dùng: Chia ra dùng trong ngày sẽ thấy cổ họng dịu bớt, giảm ho và khó chịu, các vi khuẩn cũng bị tiêu diệt nên bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Cách 2: Qủa trám và huyền sâm
Huyền sâm là loại thảo dược có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, có tác dụng trực tiếp vào 3 kinh phế, vị, thận. Dùng huyền sâm trong điều trị viêm amidan đem đến tác dụng trong thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trị các bệnh do phế hư gây nên như viêm amidan hiệu quả.
Nguyên liệu: 50g trám chua, 10g huyền sâm
Cách làm
- Qủa trám đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, vớt ra để ráo.
- Đem các nguyên liệu sắc cùng 100ml nước trong 30 phút.
- Chắt lấy nước uống, bỏ bã
Liều dùng: Dùng sau bữa ăn 30 phút, uống liên tiếp 5 ngày để các triệu chứng viêm amidan được thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa viêm amidan bằng rau thài lài
Rau thài lài là một loại cây mọc dại trong vườn, đặc biệt mọc nhiều tại các khu vực ẩm ướt. Lại thảo dược này có tính lạnh nên đem đến công dụng thanh độc giải nhiệt, kháng viêm sát trùng cho cơ thể rất tốt. Rau thài lài cũng có vị ngọt nên rất dễ uống.
Cách 1: Nước ép rau thài lài
Nguyên liệu: Một nắm rau thài lài
Cách làm
- Rau thài lài đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, vớt ra để ráo.
- Đem rau giã nát hoặc xay nhuyễn lấy nước cho vào một ít muối.
- Lọc lấy nước cốt rau thài lài rồi dùng để ngậm khoảng 5 phút rồi nuốt.
Liều dùng: Ngay sau khi ngậm nước rau thài lài bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu đau ngứa hẳn. Thực liện liên tục mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan biến mất nhanh chóng.
Cách 2: Dùng rau thài lài khô
Nếu không có thời gian đi lấy thài lài tươi mỗi ngày bạn có thể làm thài lài khô bằng cách đem thàu lài tươi về rửa sạch rồi phơi nơi khô ráo trong vài nắng. Đem lá thài lài khô đi sắc cùng nước uống mỗi ngày cũng đem đến hiệu quả trong điều trị viêm amidan cho người bệnh.
Chữa viêm amidan bằng lá dâu và bách hợp
Lá dâu tính mát, có tác dụng làm giảm sưng tấy, phù nề, loại bỏ các viêm nhiễm ở nơi cổ họng do viêm amidan gây ra. Trong loại lá này cũng chứa nhiều axit amin tự do, protid cùng các vitamin, axit hữu cơ, tanin giúp giảm các triệu chứng ho, sưng đau họng. Trong khi đó, bác hợp có tính hàn, giúp nhuận phế, an thần, giảm các triệu chứng ngứa họng, giảm đau, nhuận âm hiệu quả. Kết hợp hai loại thảo dược với nhau sẽ đem đến một bài thuốc vừa an toàn vừa điều trị viêm amidan nhanh chóng.
Nguyên liệu: 20g bách hợp, 9g lá dâu tằm
Cách làm
- Cách nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, vớt ra để ráo.
- Đem các nguyên liệu sắc cùng 1 lít nước, đợi sôi thì đun ở lửa nhỏ trong 30 phút nữa rồi tắt bếp.
- Chắt lấy nước uống, bỏ bã.
Liều dùng: Dùng ngày 1-2 lần, mỗi lần 1 chén, liên tiếp trong vòng 10 ngày sẽ có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự viêm nhiễm do các vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây ra.
Chữa viêm amidan bằng lá hẹ
Lá hẹ là loại thảo dược có tính ấm, vị hơi chua, mùi có phần hăng cay không độc, thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, ho.
Trong lá hẹ cũng có chứa rất nhiều chất kháng sinh tự nhiên và an toàn như allicin, odorin, sunfit. Những hoạt chất này còn có tính chất mạnh hơn cả thuốc kháng sinh penicillin, lại không hề gây hại cho sức khỏe nên rất được ưu tiên dùng trong điều trị viêm amidan.
Dùng lá hẹ trong điều trị các bệnh về hô hấp còn mang đến tác dụng trong việc kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch và mau chóng tái tạo lại các tế bào bị tổn thương trước đó.
Cách 1: Lá hẹ và mật ong ( hoặc đường phèn)
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ, một ít mật ong nguyên chất ( hoặc đường phèn)
Cách làm
- Lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, vớt ra để ráo.
- Thái nhỏ lá hẹ, cho thêm một ít mật ong và đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong 15- 20- phút
- Chắt lấy nước uống, có thể ăn cả cái.
Liều dùng: Ăn ngày từ 2- 3 lần, kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng viêm amidan dần thuyên giảm.
Tuy nhiên lưu ý không dùng bài thuốc này với trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.
Cách 2: Lá hẹ và một số thảo dược khác
Chanh và nghệ đều là các thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm tốt, có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm amidan thêm hiệu quả.
Nguyên liệu: 50g lá hẹ tươi, 1 quả Chanh tươi, 1 củ Nghệ vàng.
Cách làm
- Lá hẹ đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo nước rồi cắt khúc.
- Nghệ tươi đem giã nát rồi trộn với hẹ.
- Cho thêm 1 – 2 lát chanh mỏng, cùng 3 thìa nước lỏng rồi đem đi hấp cách thủy.
- Chắt lấy phần nước uống, có thể ăn cả cái hoặc không.
Liều dùng: Dụng sau khi ăn 15 phút, kiên trì thực hiện mỗi ngày để các triệu chứng cổ họng sưng tấy, viêm nhiễm, đau rát nhanh chóng biến mất.
Chữa viêm amidan bằng lá bạc hà
Các nghiên cứu cho thấy lá bạc hà có chứa menthol – một hoạt chất có tác dụng cực mạnh trong việc làm dịu cổ họng đồng thời giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Các hoạt chất khác như như vitamin B, canxi, kali…cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong khi đó, hợp chất chống viêm rosmarinic axit lại có tác dụng làm sạch đường hô hấp, chính vì thế lá bạc hà được dùng rất nhiều trong điều trị các bệnh về hô hấp như viêm amidan.
Cách 1: Làm trà bạc hà
Dùng khoảng 10-12 lá bạc hà, hãm cùng một ít nước sôi trong khoảng 20 phút sẽ có ngay một bình trà bac hà vừa thơm vừa làm dịu cổ họng nhanh chóng.
Cách 2: Bạc hà cùng các loại thảo dược
Nguyên liệu: lá bạc hà, thử niêm tử mỗi thứ 8g; cỏ mực, nhẫn đông hoa, diếp hoang mỗi vị 16g; sơn đậu căn, địa hoàng, trọng đài mỗi loại 8g; xạ can, cánh thảo mỗi vị 6g.
Cách làm: Các nguyên liệu đem rửa sạch, sắc cùng 6 bát nước đến khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp, chắt lấy nước uống.
Liều dùng: Mỗi thang chia làm 3 bát uống ngày 3 lần để thấy những hiệu quả tuyệt vời trong điều trị viêm amidan.
Những lưu ý khi điều trị viêm amidan bằng các loại thảo dược tại nhà
Cách trị viêm amidan dân gian đều tận dụng những loại thảo dược tự nhiên, an toàn cho người dùng nhưng có thể có hiệu quả không nhanh chóng bằng việc dùng thuốc Tây nhưng bạn vẫn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày. Các bài thuốc này chỉ phù hợp cho các trường hợp viêm amidan cấp tính mới khởi phát, còn khá nhẹ chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính hay biến chứng.
Việc dùng các cách trị viêm amidan dân gian chỉ mang tính hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể triệt tiêu bệnh. tùy vào từng tình trạng bệnh hay cơ địa mà thời gian bài thuốc cho tác dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các bài thuốc đều đem đến hiệu quả về bổi sổ sức khỏe, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch nên người bệnh vẫn nên tiếp tục sử dụng.
Khi sử dụng các loại thảo dược tự nhiên còn tươi, bạn nên chú ý rửa sạch các lọai thảo dược này với nước muối để loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất có trên lá như chất hóa học, thuốc trừ sâu để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các bài thuốc này đều nên làm và sử dụng trong ngày, không nên để kéo dài sang ngày thứ 2.
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây và các mẹo trị viêm amidan dân gian này, bạn còn cần chú ý thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh hơn để đẩy nhanh quá trình điều trị khỏi bệnh cũng như phòng chống tái phát. Một số vấn đề mà bạn cần chú ý như
- Uống đủ 2- 2,5 lít nước một ngày, có thể thay thế bằng nước trái cây hay nước ép rau củ.
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm hay bị các tác nhân gây dị ứng xâm nhập gây bệnh.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn vòm họng.
- Hạn chế ăn các đồ ăn chiên xào cay nóng, đồ ăn cứng khiến người bệnh khó nuốt khi bị viêm amidan.
- Ưu tiên ăn các thực phẩm lòng, mềm, có nước như canh súp, cháo sẽ dễ ăn hơn đồng thời tăng cường bổ sung sinh dưỡng cho người bệnh.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Hạn chế nói nhiều, nói to.
- Chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian dưới 10 ngày, không nên lạm dụng quá lâu dài.
Áp dụng những cách trị viêm amidan dân gian tuy an toàn nhưng nếu áp dụng trong thời gian quá lâu mà không có hiệu quả thì bạn nên đến các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong điều trị viêm amidan tại nhà.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì là tốt nhất?
Tin mới nhất
- Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và cần tránh những loại thực phẩm nào?
- Viêm da dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
- Tổng phân tích tế bào máu CBC
- 5 loại mặt nạ dưỡng da tự nhiên siêu tiết kiệm
- Sáng ngủ dậy bị đau họng có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý
- Ung thư amidan: Nhận biết sớm triệu chứng để điều trị kịp thời
- Sử dụng nấm lim xanh trị bệnh hiệu quả tác dụng nấm lim xanh rừng
- Cường kinh là gì? Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?
- Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia
- Mù thoáng qua – mù tạm thời
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm da cơ địa ở người lớn là bệnh gì? Nguyên nhân, cách trị hữu hiệu
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Thuốc Phosphalugel (Dạ dày chữ P): Cách sử dụng và lưu ý
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Hôi miệng vì dạ dày – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm tuyến tiền liệt là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả cao