Mề đay mãn tính là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa ra sao

Mề đay mãn tính là một dạng dị ứng không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, khiến sức khỏe người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người thông tin về bệnh lý, cách chữa và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. 

Mề đay mãn tính là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Nổi mề đay là một loại bệnh ngoài da thông thường mà bất kỳ ai cũng có thể bị. Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có sự thuyên giảm trong 6 tuần. Khoảng 5% ca bệnh có tình trạng kéo dài, tái phát nhiều lần trên 6 tuần trở lên, gây ra mề đay mãn tính.  

Điểm đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng da nổi sần có màu hồng, trắng nhạt hoặc đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Tương tự với mày đay cấp tính, bệnh mề đay mãn tính chỉ gây ra những tổn thương trên bề mặt, ít khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. 

Mề đay mãn tính là giai đoạn tiếp theo của bệnh mày đay cấp

Các triệu chứng của mề đay mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân giảm độ tập trung, chất lượng giấc ngủ, công việc suy giảm. 

Theo thống kê của tổ chức y tế ghi lại, có khoảng 20 đến 30% trường hợp xác định nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính rõ ràng. Trong số đó có những tác nhân ngoại cảnh có thể kể đến như: 

  • Do áp lực gây dị ứng nổi mề đay mãn tính như sự ma sát với quần áo, giày dép hoặc những đồ dùng cá nhân khác. 
  • Do ảnh hưởng của nhiệt độ như quá nóng, quá lạnh hoặc nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột. 
  • Do giao cảm sau khi tắm, sau khi tập thể dục hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột gây nổi mề đay mãn tính. 
  • Do cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh. 
  • Do tiếp xúc với nước khiến cơ thể có phản ứng dị ứng. 
  • Do dị ứng với thời tiết, nấm mốc, phấn hoa,… gây nổi mề đay mãn tính. 

Cùng số liệu các chuyên gia y tế ghi lại cho biết có khoảng 70 đến 80% người bị nổi mề đay mãn tính không thể xác định được nguyên nhân (hay còn được gọi là mề đay mãn tính tự phát, mề đay mãn tính vô căn). Những trường hợp này mắc bệnh là do những nguyên nhân như: 

  • Mắc bệnh nổi mề đay do bị nhiễm trùng mãn tính. 
  • Bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay. 
  • Bệnh nhân bị nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori. 
  • Bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh ung thư, hệ miễn dịch kém, nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay càng cao. 
  • Chức năng gan suy giảm làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay. 
  • Bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp hoặc mắc những bệnh tự miễn khác. 

Triệu chứng của mề đay mãn tính

Mề đay mãn tính có hình thái tổn thương gần giống với giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, mức độ tiến triển của bệnh lúc này khá chậm, mức độ lan tỏa ít, người bệnh chỉ có cảm giác ngứa âm ỉ. 

Triệu chứng thường gặp của mề đay mãn tính là ngứa ngáy và phát ban

Những triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mãn tính có thể kể đến như: 

  • Bề mặt da có hiện tượng sẩn ngứa và phát ban trên 6 tuần. 
  • Bề mặt da bị tổn thương, ngứa nhẹ và âm ỉ. Triệu chứng này ít khi bùng phát mạnh mẽ như giai đoạn cấp tính. 
  • Đối tượng mắc bệnh mề đay mãn tính đa phần là người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ. 

Mề đay mãn tính có thực sự nguy hiểm không?

Mề đay mãn tính là tiến triển nặng hơn của bệnh cấp tính nhưng ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngoại hình, ảnh hưởng đến cuộc sống, tạo ra trở ngại tâm lý khi bệnh nhân giao tiếp với người khác. 

Nếu không tìm cách trị mề đay mãn tính hoặc chữa sai phươ
ng pháp có thể dẫn đến một số biến chứng khác như: 

  • Biến chứng thâm nhiễm da do người bệnh có xu hướng chà xát, gãi lên khu vực bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến da dày sừng hơn và bị thâm nhiễm. 
  • Biến chứng chàm hóa da do nổi mề đay kèm theo dấu hiệu dày sừng, khô ráp, nứt nẻ. Chàm hóa da sẽ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, có thể để lại sẹo và làm tăng nguy cơ bội nhiễm. 
  • Có thể phát triển thêm các bệnh dị ứng khác nếu mề đay mãn tính không được điều trị kịp thời. Lúc này nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên kích thích ra những bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh chàm,…

Cách chữa bệnh mề đay mãn tính

So với giai đoạn cấp tính, điều trị mề đay mãn tính thường gặp nhiều khó khăn hơn do bệnh có thể tái phát nhiều lần, khả năng đáp ứng chữa trị của người bệnh  kém và khó xác định chính xác nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng trên. Chính vì vậy, người bệnh cần đi khám bác sĩ trước khi điều trị để có được kết quả tốt nhất. 

Điều trị bệnh mày đay mãn tính bằng thuốc Tây

Điều trị bệnh mày đay mãn tính đa phần bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng trong một thời gian nhất định. Mục đích của việc dùng thuốc là giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát. 

Thuốc chữa bệnh mày đay cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Tùy theo mức độ bệnh lý, độ tuổi, triệu chứng và nguyên nhân bác sĩ sẽ có sự chỉ định loại thuốc phù hợp. Cụ thể như sau: 

Thuốc tân dược dùng để cải thiện triệu chứng bệnh 

Thuốc chữa bệnh mề đay mãn tính giúp cải thiện triệu chứng bao gồm có: 

  • Thuốc kháng histamin làm giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm. Tuy nhiên khi dùng sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung. 
  • Thuốc chứa corticoid chống dị ứng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn khi thuốc kháng histamin không có tác dụng. 
  • Thuốc kháng leukotrien là hoạt chất trung gian kích thích phản ứng dị ứng. Nhóm thuốc này được sử dụng kết hợp khi thuốc kháng histamin không đáp ứng tốt. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch chỉ định dùng để cải thiện triệu chứng mề đay mãn tính vô căn và do bệnh tự miễn. Loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng do đó người bệnh phải cân nhắc trước khi dùng. 
  • Thuốc omalizumab dùng trong trường hợp mề đay mãn tính vô căn với công dụng ức chế kháng thể IgE, giảm lượng histamin phóng thích dưới da giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh lý. 

Thuốc tân dược dùng điều trị bệnh lý tiềm ẩn khi bị mề đay 

Nổi mề đay mãn tính có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó  mà các loại thuốc điều trị thông thường gần như không có tác dụng. Do đó nếu nghi ngờ bị nổi mề đay mãn tính do mắc bệnh lý tiềm ẩn nào đó bạn cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời. 

Đừng bỏ lỡ

Top 14+ loại thuốc trị nổi mề đay thông dụng nhất hiện nay

Điều trị bệnh nổi mề đay mãn tính bằng thuốc Đông y

Thay vì dùng thuốc chữa bệnh theo Tây y bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y vừa có độ an toàn, hiệu quả và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. 

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh nổi mề đay mãn tính

Một số bài thuốc điều trị mề đay mãn tính Đông y bạn có thể tham khảo áp dụng như sau: 

  • Bài thuốc Đông y số 1: Chuẩn bị mễ nhân, bạch chỉ, đan sâm, thương nhĩ tử, phòng phong, giả tô. Cho các thảo dược vào ấm sắc cùng 400ml nước trong 30 phút rồi chia uống 2 đến 3 lần trong ngày. 
  • Bài thuốc Đông y số 2: Sắc các loại thảo dược bồ công anh, rau máu, ké đầu ngựa, bột sắn dây, kinh giới, hạ thảo khô, kim ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều với 4 bát nước đầy, đợi cạn còn một nửa thì dừng, chia đều 3 lần uống trong ngày. 
  • Bài thuốc Đông y số 3: Hãy chuẩn bị các loại thảo dược gồm địa mạch, nam sơn trà, thược dược, phục linh, hoa cúc, mề gà, tiêu mạch nha và kim ngân hoa. Làm sạch các vị thuốc rồi cho vào nồi nấu với 450ml, cô cạn còn một nửa so với ban đầu, tắt bếp rồi chia uống 3 lần trong ngày. 

Khi áp dụng cách điều trị mề đay bằng thuốc Đông y sẽ có tác dụng khá chậm, cần kiên trì sử dụng mới có thể phát huy tác dụng. 

Điều trị nổi mày đay bằng mẹo dân gian

Cách chữa mề đay mãn tính bằng mẹo dân gian được khá nhiều người lựa chọn bởi có thể tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, cách chế biến đơn giản mà lại giúp cải thiện nhanh các triệu chứng. Một số bài thuốc nam chữa mề đay tại nhà mà bạn có thể áp dụng ngay như: 

Mẹo chữa bệnh nổi mày đay bằng cây chó đẻ 

Cây chó đẻ có công dụng tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn rất tốt nên thường được dùng trong điều trị bệnh về gan và  mề đay. Bài thuốc sử dụng dược liệu trên như sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cây chó đẻ làm sạch rồi mang đi giã nhuyễn. 
  • Làm sạch vùng da cần điều trị rồi cho hỗn hợp lá cây chó đẻ đắp lên trong thời gian 30 phút là được. 

Mẹo chữa bệnh mề đay từ lá trầu không 

Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn hoạt chất kháng viêm, giúp kiểm soát và chống lại tác nhân gây mày đay, đồng thời giảm ngứa rất tốt. Bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để chữa bệnh tại nhà theo cách sau: 

  • Chuẩn bị 1 lượng lá trầu không vừa đủ dùng, làm sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. 
  • Dùng nước lá trầu không để tắm hàng ngày, phần bã dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Bài thuốc trên sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện nhanh các triệu chứng nổi mề đay.
Lá trầu không có chứa hoạt chất giảm ngứa, chống viêm rất tốt

Mẹo chữa mề đay bằng lá hẹ 

Lá hẹ có công dụng giải độc, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Thành phần vitamin B và khoáng chất có trong dược liệu còn giúp làm sạch và phục hồi da nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng ngay bài thuốc trị bệnh mày đay bằng lá hẹ ở nhà theo cách: 

  • Chuẩn bị 1 lượng lá hẹ vừa đủ dùng, làm sạch sau đó cắt thành từng khúc. 
  • Sao lá hẹ trên chảo nóng rồi gói vào khăn sạch để chườm nóng lên vùng da bị mẩn ngứa. 

Các mẹo chữa dân gian sẽ cho hiệu quả tùy theo cơ địa của từng người. Nếu áp dụng không đạt kết quả hoặc có triệu chứng lạ bạn nên ngừng sử dụng và gặp bác sĩ để tìm biện pháp xử lý kịp thời. 

Cách phòng bệnh nổi mề đay

Mày đay mãn tính có thể kéo dài trong một thời gian và tái phát nhiều lần vì vậy người bệnh cần kết hợp song song giữa cách chăm sóc với phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra. 

Dưới đây là những cách giúp phòng bệnh mề đay hiệu quả bạn nên áp dụng ngay tại nhà: 

  • Thường xuyên tẩy giun sán định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. 
  • Tạm dừng sử dụng các loại mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc nếu bạn nghi ngờ đó là tác nhân gây dị ứng. Nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời tránh để tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. 
  • Hạn chế vận động và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian từ 9h đến 16h bởi đây là thời gian ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh. 
  • Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận, hạn chế để da tiếp xúc với tia UV. 
  • Không cào gãi hay chà xát lên vùng da đã bị tổn thương bởi có thể gây trầy xước, chảy máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm. 
  • Nếu bị ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay bạn có thể dùng khăn lạnh để đắp hoặc tắm nước mát. 
  • Không tắm nước quá nóng hay tiếp xúc với nguồn nước lạ khi đang bị nổi mề đay. 
  • Không tập các môn thể thao vận động nhiều gây đổ mồ hôi sẽ khiến triệu chứng bệnh càng bùng phát mạnh mẽ hơn. Người bệnh có thể ngồi thiền, bơi lội, tập yoga để cải thiện sức đề kháng và giải tỏa căng thẳng. 
  • Mặc quần áo làm từ chất liệu cotton, kích cỡ rộng rãi giúp cơ thể thoải mái hơn. 
  • Thoa kem dưỡng da mỗi ngày sau khi tắm hoặc khi bị kích ứng để hạn chế các triệu chứng bệnh lý. 
  • Nên chữa khỏi triệt để các bệnh liên quan gây suy giảm hệ miễn dịch. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để có một thể trạng tốt, giúp cải thiện bệnh lý. 

Mề đay mãn tính có những triệu chứng thế nào, cách điều trị ra sao chúng tôi đã đề cập chi tiết đến bạn đọc. Hãy chú ý đến sức khỏe, quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh, tìm cách xử lý sớm tránh để diễn biến bệnh lý tiến triển nặng hơn.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/me-day-man-tinh-14823.html

Xem thêm: Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!