Lợi ích của nước dừa tươi: những sự thật thú vị ít người biết
Nước dừa là một thức uống nổi tiếng giàu chất điện giải, vitamin và chất khoáng. Thức uống nhiệt đới này “phủ sóng” rộng khắp từ phòng tập yoga cho đến các quán cà phê hay những gánh hàng rong bên đường. Nước dừa thật ra là một chất lỏng trong suốt được sản sinh ra bên trong quả dừa non (cần phân biệt nó với nước cốt dừa được sinh ra trong quả dừa già khi nước dừa kết hợp với cơm dừa). Hơn 95% thành phần của nước dừa là nước. Ngoài ra, vẫn còn một số lợi ích của nước dừa mà bạn chưa biết tới. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Nước dừa là một thức uống nổi tiếng giàu chất điện giải, vitamin và chất khoáng. Thức uống nhiệt đới này “phủ sóng” rộng khắp từ phòng tập yoga cho đến các quán cà phê hay những gánh hàng rong bên đường. Nước dừa thật ra là một chất lỏng trong suốt được sản sinh ra bên trong quả dừa non (cần phân biệt nó với nước cốt dừa được sinh ra trong quả dừa già khi nước dừa kết hợp với cơm dừa). Hơn 95% thành phần của nước dừa là nước. Ngoài ra, vẫn còn một số lợi ích của nước dừa mà bạn chưa biết tới. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Lợi ích của nước dừa tươi: thức uống thể thao từ tự nhiên
Chất điện giải tự nhiên đã giúp nước dừa trở thành một đối thủ đáng gờm của các thức uống thể thao nổi tiếng. Nhiều người tìm đến loại thức uống tự nhiên lý tưởng này bởi nó không chứa đường, phẩm màu hay đường hóa học.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nước dừa có những đặc tính hoàn hảo để thay thế bất kì loại thức uống thể thao truyền thống nào vì nước dừa có khả năng cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể sau khi chạy. Tuy nhiên, nước dừa chứa ít sodium (chất điện giải chính thoát ra theo tuyến mồ hôi) hơn hầu hết các loại thức uống thể thao truyền thống. Bên cạnh đó, nước dừa cũng chứa ít carbohydrate hơn các thức uống dành riêng cho những hoạt động đòi hỏi sức bền khác. Điều này có nghĩa là nước dừa có thể không giúp bạn bổ sung đủ năng lượng cho một buổi tập luyện dài (khoảng hơn 90 phút) nhưng nó có thể giúp bạn cấp nước sau khi tập.
Ngoài ra, nước dừa hơn các loại thức uống thể thao khác ở chỗ là nó không gây buồn nôn hoặc khó chịu ở dạ dày khi uống nhiều. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên là không nên uống nước dừa thêm đường bởi vì nó làm cho lượng nước cung cấp giảm đi và lượng calories dư thừa tăng thêm.
Chứa hàm lượng calo thấp, không lo tăng cân
Theo như Viện Dinh dưỡng, một ly nước dừa chỉ chứa 45 calo, thế nên uống nước dừa sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là các loại thức uống khác như nước có ga hoặc nước ép. Nước dừa còn có ít đường và carbohydrate hơn hầu hết các loại nước hoa quả khác. Nó cũng có nhiều khoáng chất và chất điện giải như natri và kali. Tuy nhiên, xét về vấn đề thành phần calo thì nước dừa vẫn thua nước lọc vì nước lọc không chứa bất kỳ calo nào.
Lợi ích của nước dừa tươi: chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Kali
Nước dừa bao gồm hàm lượng kali nhiều hơn gấp 10 lần so với hầu hết những loại thức uống thể thao khác. 240 ml nước dừa sẽ chứa lượng kali bằng một quả chuối. Chỉ với 405 mg kali trong một ly nước dừa là bạn đã có thể tránh khỏi những cơn chuột rút đáng ghét. Kali giúp máu và chất điện giải cân bằng trong cơ thể, đặc biệt là trong lúc tập thể thao. Bởi vì trong quả dừa có nhiều kali hơn là natri cho nên kali còn có thể giúp điều tiết ảnh hưởng của natri lên huyết áp và thậm chí làm giảm được huyết áp.
Lợi ích của nước dừa tươi: thức uống thể thao từ tự nhiên
Chất điện giải tự nhiên đã giúp nước dừa trở thành một đối thủ đáng gờm của các thức uống thể thao nổi tiếng. Nhiều người tìm đến loại thức uống tự nhiên lý tưởng này bởi nó không chứa đường, phẩm màu hay đường hóa học.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nước dừa có những đặc tính hoàn hảo để thay thế bất kì loại thức uống thể thao truyền thống nào vì nước dừa có khả năng cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể sau khi chạy. Tuy nhiên, nước dừa chứa ít sodium (chất điện giải chính thoát ra theo tuyến mồ hôi) hơn hầu hết các loại thức uống thể thao truyền thống. Bên cạnh đó, nước dừa cũng chứa ít carbohydrate hơn các thức uống dành riêng cho những hoạt động đòi hỏi sức bền khác. Điều này có nghĩa là nước dừa có thể không giúp bạn bổ sung đủ năng lượng cho một buổi tập luyện dài (khoảng hơn 90 phút) nhưng nó có thể giúp bạn cấp nước sau khi tập.
Ngoài ra, nước dừa hơn các loại thức uống thể thao khác ở chỗ là nó không gây buồn nôn hoặc khó chịu ở dạ dày khi uống nhiều. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên là không nên uống nước dừa thêm đường bởi vì nó làm cho lượng nước cung cấp giảm đi và lượng calories dư thừa tăng thêm.
Chứa hàm lượng calo thấp, không lo tăng cân
Theo như Viện Dinh dưỡng, một ly nước dừa chỉ chứa 45 calo, thế nên uống nước dừa sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là các loại thức uống khác như nước có ga hoặc nước ép. Nước dừa còn có ít đường và carbohydrate hơn hầu hết các loại nước hoa quả khác. Nó cũng có nhiều khoáng chất và chất điện giải như natri và kali. Tuy nhiên, xét về vấn đề thành phần calo thì nước dừa vẫn thua nước lọc vì nước lọc không chứa bất kỳ calo nào.
Lợi ích của nước dừa tươi: chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Kali
Nước dừa bao gồm hàm lượng kali nhiều hơn gấp 10 lần so với hầu hết những loại thức uống thể thao khác. 240 ml nước dừa sẽ chứa lượng kali bằng một quả chuối. Chỉ với 405 mg kali trong một ly nước dừa là bạn đã có thể tránh khỏi những cơn chuột rút đáng ghét. Kali giúp máu và chất điện giải cân bằng trong cơ thể, đặc biệt là trong lúc tập thể thao. Bởi vì trong quả dừa có nhiều kali hơn là natri cho nên kali còn có thể giúp điều tiết ảnh hưởng của natri lên huyết áp và thậm chí làm giảm được huyết áp.
Canxi và ma-giê
Canxi rất cần thiết cho xương và răng. Nó giúp cơ co và hoạt động hiệu quả. Khi bạn tập thể thao, cơ bắp của bạn chèn ép và gây tổn thương nhẹ lên xương. Khi cơ thể hồi phục, nhờ canxi mà xương của bạn sẽ được bồi dưỡng để chắc khỏe trở lại.
Ma-giê vận chuyển canxi và natri đến cơ bắp để chi viện quá trình co và thư giãn cơ. Nó cũng sản xuất ra năng lượng và hỗ trợ chức năng cho các cơ quan trong cơ thể. Việc tập luyện nặng có thể làm bạn sử dụng hết ma-giê dẫn đến tình trạng dễ chuột rút, ngứa ngáy và co giật cơ bắp.
Tuy nước dừa bao gồm nhiều canxi và ma-giê hơn các loại thức uống thể thao hoặc nước ép khác nhưng nó không phải là nguồn chính của 2 loại khoáng chất này. Lượng canxi và ma-giê trong nước dừa vẫn ít hơn 5% so với hàm lượng được khuyến cáo bởi các chuyên gia.
Chất chống ô-xy hóa
Không dừng lại ở việc chống mất nước, chất chống ô-xy hóa trong nước dừa còn giúp trung hòa stress do ô-xy hóa và gốc tự do được tạo ra khi tập thể dục. Nước dừa tươi sẽ có lượng chất chống ô-xy hóa cao, trong khi nước dừa đã qua chế biến và đun tiệt trùng có ít chất chống ô-xy hóa hơn.
Axit amin
Axit amin rất cần thiết cho quá trình tái tạo mô và sản xuất protein. Nước dừa chứa nhiều alanine, arginine, cysteine và serine hơn cả sữa bò. Nó cũng là nguồn cung cấp arginine (một loại axit amin giúp ta phản ứng với căng thẳng như khi ta tập một bài thể dục khó chẳng hạn). Arginine còn góp phần giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.
Cytokinins
Cytokinins, một loại hormone giúp cây xanh phát triển, cũng được tìm thấy trong nước dừa. Hợp chất này được tin là có khả năng chống lão hóa và chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ thì đến thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào cho thấy rằng nước dừa chữa khỏi bệnh ung thư.
Canxi và ma-giê
Canxi rất cần thiết cho xương và răng. Nó giúp cơ co và hoạt động hiệu quả. Khi bạn tập thể thao, cơ bắp của bạn chèn ép và gây tổn thương nhẹ lên xương. Khi cơ thể hồi phục, nhờ canxi mà xương của bạn sẽ được bồi dưỡng để chắc khỏe trở lại.
Ma-giê vận chuyển canxi và natri đến cơ bắp để chi viện quá trình co và thư giãn cơ. Nó cũng sản xuất ra năng lượng và hỗ trợ chức năng cho các cơ quan trong cơ thể. Việc tập luyện nặng có thể làm bạn sử dụng hết ma-giê dẫn đến tình trạng dễ chuột rút, ngứa ngáy và co giật cơ bắp.
Tuy nước dừa bao gồm nhiều canxi và ma-giê hơn các loại thức uống thể thao hoặc nước ép khác nhưng nó không phải là nguồn chính của 2 loại khoáng chất này. Lượng canxi và ma-giê trong nước dừa vẫn ít hơn 5% so với hàm lượng được khuyến cáo bởi các chuyên gia.
Chất chống ô-xy hóa
Không dừng lại ở việc chống mất nước, chất chống ô-xy hóa trong nước dừa còn giúp trung hòa stress do ô-xy hóa và gốc tự do được tạo ra khi tập thể dục. Nước dừa tươi sẽ có lượng chất chống ô-xy hóa cao, trong khi nước dừa đã qua chế biến và đun tiệt trùng có ít chất chống ô-xy hóa hơn.
Axit amin
Axit amin rất cần thiết cho quá trình tái tạo mô và sản xuất protein. Nước dừa chứa nhiều alanine, arginine, cysteine và serine hơn cả sữa bò. Nó cũng là nguồn cung cấp arginine (một loại axit amin giúp ta phản ứng với căng thẳng như khi ta tập một bài thể dục khó chẳng hạn). Arginine còn góp phần giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.
Cytokinins
Cytokinins, một loại hormone giúp cây xanh phát triển, cũng được tìm thấy trong nước dừa. Hợp chất này được tin là có khả năng chống lão hóa và chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ thì đến thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào cho thấy rằng nước dừa chữa khỏi bệnh ung thư.
Tóm lại, không thể nào phủ nhận được chức năng dinh dưỡng cung cấp nước của nước dừa sau một buổi tập luyện thể thao nặng nhọc. So với thức uống thể thao truyền thống thì nước dừa sẽ tốt hơn cho sức khỏe bởi nó không chứa đường hóa học, màu thực phẩm và các loại hóa chất khác. Một quả dừa tươi với dòng nước thanh ngọt không chỉ bao gồm dưỡng chất chống ô-xy hóa tốt cho cơ thể mà còn bao gồm luôn cả hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Tóm lại, không thể nào phủ nhận được chức năng dinh dưỡng cung cấp nước của nước dừa sau một buổi tập luyện thể thao nặng nhọc. So với thức uống thể thao truyền thống thì nước dừa sẽ tốt hơn cho sức khỏe bởi nó không chứa đường hóa học, màu thực phẩm và các loại hóa chất khác. Một quả dừa tươi với dòng nước thanh ngọt không chỉ bao gồm dưỡng chất chống ô-xy hóa tốt cho cơ thể mà còn bao gồm luôn cả hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Xem thêm: TGĐ Golf Group Nguyễn Thị Phương Thảo: Báo hiếu đừng để đến ngày mai, hãy làm ngay khi bạn có thể
Tin mới nhất
- Dị ứng thuốc: Triệu chứng và các phương pháp điều trị
- Xuất Huyết Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị A-Z
- Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý, phòng ngừa
- Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư gan với cách sử dụng nấm lim xanh
- Nguyên nhân và cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Uống nước gì để tăng cường sinh lý cải thiện năng lực phòng the
- Mất trí nhớ
- Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: 5 cách hiệu quả bất ngờ
- Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?
- 7 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà hiệu quả chỉ tốn vài phút