Dị ứng thuốc: Triệu chứng và các phương pháp điều trị

Dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với thành phần nào đó trong thuốc đang dùng. Tình trạng này có thể xuất hiện với các loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, vacxin, thuốc điều trị động kinh, thuốc gây tê,… Các triệu chứng dị ứng thuốc có mức độ nghiêm trọng, nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc là tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể với các thành phần hoạt chất có trong thuốc đang sử dụng. Tình trạng này đặc trưng bởi triệu chứng nổi mề đay, phát ban, ngứa, sốt, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, sưng môi, buồn nôn, nôn mửa,…

Dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với thành phần nào đó trong thuốc đang dùng

Các trường hợp bị dị ứng thuốc sẽ không phụ thuộc vào liều lượng hay thời gian sử dụng. Tuy nhiên, việc tiếp tục sử dụng các loại thuốc gây dị ứng sẽ khiến mức độ dị ứng trở nên nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, tình trạng dị ứng có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 10 – 15% trường hợp bị dị ứng trong tổng số phản ứng có hại do sử dụng thuốc. Mặt khác, các loại thuốc đều có thể gây phản ứng dị ứng, nhất là thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc trị bệnh gout,…

Tình trạng dị ứng này có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng này tăng nguy cơ ở một số đối tượng sau:

  • Tiền sử gia đình bị dị ứng
  • Có tiền sử dị ứng với sốt hoa cỏ (Hay Fever), dị ứng thực phẩm,…
  • Tăng tiếp xúc với những loại thuốc có nguy cơ gây dị ứng (sử dụng liều cao, sử dụng thuốc trong thời gian dài,…)
  • Người mắc bệnh lý liên quan đến dị ứng như nhiễm virus Epstein- Barr, nhiễm HIV,…

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc

Các biểu hiện dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong thuốc đang sử dụng. Lúc này các chất trong thuốc sẽ xâm nhập và gây kích ứng các mạch máu dưới da, từ đó sản sinh ra kháng thể histamine – tác nhân trung gian gây phản ứng dị ứng.

Trường hợp lần đầu tiếp xúc với các chất lạ trong thuốc, hệ miễn dịch có xu hướng sản sinh phản ứng kích ứng, dị ứng

Dưới đây là một số nguyên nhân gây khởi phát tình trạng dị ứng này:

  • Thuốc sử dụng lần đầu: Trường hợp lần đầu tiếp xúc với các chất lạ trong thuốc, hệ miễn dịch có xu hướng sản sinh phản ứng kích ứng, dị ứng, gây nổi mẩn, ngứa ngáy, đau đầu, sưng họng,… Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra với những loại thuốc đã sử dụng trước đó, nếu có chứa các tác nhân gây kích ứng.
  • Yếu tố cơ địa: Tình trạng dị ứng này có thể xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Lúc này hệ miễn dịch phản ứng lại với một số thành phần trong thuốc và bùng phát các triệu chứng dị ứng.
  • Thành phần tá dược trong thuốc: Người bệnh cũng có thể bị kích ứng với các thành phần tá dược trong thuốc hoặc chất bảo quản, phụ gia khác.
  • Sử dụng thuốc không theo chỉ định: Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng dị ứng. Theo đó, tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng sẽ khiến các triệu chứng dị ứng trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc hết hạn sử dụng: Khi thuốc quá hạn, tác dụng của thuốc có thể bị thay đổi. Thay vào đó sẽ trở thành mầm mống nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe và gây dị ứng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng có thể phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn như nổi mẩn ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ,…

Những nhóm thuốc có khả năng gây dị ứng

Tình trạng dị ứng sau khi sử dụng thuốc có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng dị ứng này có nguy cơ cao sau khi dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị động kinh, thuốc chống viêm không steroid,…

Thực tế cho thấy, tình trạng dị ứng này có nguy cơ cao sau khi dùng thuốc kháng sinh, thuốc đ
iều trị động kinh, thuốc chống viêm không steroid

Dưới đây là một nhóm thuốc làm tăng nguy cơ dị ứng:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có nguy cơ gây dị ứng khá cao. Một số loại thuốc phổ biến như Streptomycin, Cephalosporin, Penicillin, Kanamycin, Erythromycin,…
  • Thuốc điều trị động kinh: Carbamazepin, Phenytoin,…
  • Vacxin, protein huyết thanh hay một số tinh chất cơ quan
  • Thuốc chống viêm không steroid: Những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng khi sử dụng quá liều, cơ địa nhạy cảm, thuốc hết hạn,…
  • Thuốc trị sốt rét: Hydro cloroquine, Cloroquine,…
  • Thuốc chống lao: Rifampicin, Ethambutol,…
  • Thuốc gây tê: Thuốc thường được dùng trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc tiểu phẫu
  • Thuốc cản quang, nhóm thuốc chứa iod: Thường được dùng trong quá trình chẩn đoán bệnh, trước khi chụp X- quang
  • Thuốc chống đông máu: Thuốc kháng vitamin K, Heparin,…
  • Thuốc bổ, vitamin: Các loại thuốc bổ thận, khớp, gan,… hoặc vitamin B1, PP, B6 có thể gây ra tình trạng dị ứng.
  • Một số nhóm thuốc khác: Thuốc bôi tại chỗ, thuốc tẩy lông, thuốc nhuộm tóc
  • Thuốc Đông y và mẹo chữa dân gian: Hầu hết các bài thuốc chữa này đều có độ an toàn cao, lành tính nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng dị ứng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Có thể khẳng định rằng, bất kỳ loại thuốc nào cũng có khả năng gây dị ứng. Thời gian và mức độ dị ứng tiến triển sẽ phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng cũng như cách xử lý của người bệnh.

Trong một số nghiên cứu nhận thấy, những loại thuốc dùng theo đường uống thường có tỷ lệ cao hơn (chiếm 70%) với những loại thuốc khác. Trường hợp bị dị ứng với thuốc tiêm, các triệu chứng thường bùng phát nhanh chóng, dữ dội, nhất là khi tiêm vào tĩnh mạch.

Các triệu chứng nhận biết dị ứng thuốc

Các triệu chứng của tình trạng dị ứng này thường dễ nhận biết và khá điển hình. Cụ thể khi cơ thể bị kích thích, bạn sẽ cảm nhận được những biểu hiện này. Trường hợp triệu chứng bùng phát nghiêm trọng, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân, vùng da bị tổn thương có màu tía hoặc màu đỏ sẫm

Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết dị ứng sau khi dùng thuốc thường gặp:

1. Triệu chứng điển hình

Biểu hiện ngoài da:

  • Nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân, vùng da bị tổn thương có màu tía hoặc màu đỏ sẫm
  • Tổn thương da có thể lan rộng thành từng mảnh, xuất hiện mụn nước và mụn mủ
  • Bị phù nề ở vùng mắt, mặt, môi và lưỡi
  • Viêm loét vùng niêm mạc miệng hoặc bộ phận sinh dục
  • Vùng da bị dị ứng bị khô ráp, nứt nẻ và bong tróc
  • Ngứa ngáy dữ dội, tình trạng này có xu hướng tăng lên khi ma sát, cào gãi

Những biểu hiện chung khác:

  • Thân nhiệt tăng cao trên 39 độ C và đi kèm biểu hiện co giật nguy hiểm
  • Đau nhức các xương
  • Buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Sưng hạch ở dưới hàm, cổ họng,…
  • Khó thở, thở rít, thở nông do sưng đau cổ họng
  • Cơ thể mệt mỏi, tụt huyết áp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê, mất ý thức

Các triệu chứng dị ứng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử lý nhanh chóng.

Biểu hiện dị thuốc theo tình trạng bệnh lý

Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng này còn có thể đi kèm với một số bệnh da liễu nguy hiểm. Theo đó, người bệnh cần thận trọng để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Hội chứng Lyell là một trong những dạng dị ứng thuốc ở mức độ nặng, đi kèm với một số biểu hiện như nổi mụn nước, nổi ban đỏ, loét rộng

Dưới đây là một số triệu chứng dị thuốc theo tình trạng bệnh lý thường gặp:

  • Nổi mề cấp do thuốc: Triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc đường uống và thuốc tiêm. Trên da xuất hiện mề đay, mẩn ngứa có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh, tổn thương có màu trắng hoặc màu hồng và kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, đau rát, đau bụng, khó thở, tiêu chảy,…
  • Nhiễm độc da cấp tính do thuốc: Đây được xem là phản ứng dị ứng chậm phổ biến. Tổn thương da do tình trạng này gây ra đặc trưng bởi các vết ban đỏ màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi và đi kèm với mụn nước. Cơ thể mệt mỏi, niêm mạc vùng mũi, mắt, miệng, sinh dục bị viêm trợt loét rộng, sốt cao. Một số trường hợp nhiễm độc da cấp tính do thuốc gây ra bị rối loạn điện giải và
    tụt huyết áp.
  • Hội chứng Lyell: Hội chứng Lyell là một trong những dạng dị ứng sau khi dùng thuốc ở mức độ nặng, đi kèm với một số biểu hiện như nổi mụn nước, nổi ban đỏ, loét rộng, da bị bong tróc, sốt cao đột ngột. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương nội tạng và các biến chứng nguy hiểm.
  • Ban đỏ nhiễm sắc cố định: Tình trạng này có thể xảy ra do sử dụng thuốc kháng sinh, an thần, thuốc bôi ngoài da (thuốc mỡ corticoid, hồ nước,…). Tổn thương do ban đỏ nhiễm sắc cố định chủ yếu dạng hình tròn như đồng xu có màu hồng đỏ, thường tập trung ở bộ phận sinh dục, chân tay,…

Việc nhận biết các triệu chứng của tình trạng dị ứng này đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp xử lý đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Các phương pháp điều trị dị ứng thuốc

Tình trạng dị ứng này được đánh giá là tình trạng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây suy hô hấp, hôn mê, ngừng thở và đe dọa trực tiếp đến tính mạnh.

Theo đó, toàn bộ quá trình sốc phản vệ đến khi hôn mê sâu chỉ diễn ra từ 2 – 3 giờ đồng hồ. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của phản ứng sốc phản vệ, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách, tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.

Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ các triệu chứng do tình trạng dị ứng này gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp.

1. Biện pháp xử lý tại nhà

Thông thường, các biểu hiện dị ứng sau khi dùng thuốc có thể xuất hiện sau khi sử dụng thuốc từ 1 – 2 giờ đồng hồ hoặc có thể lâu hơn. Trường hợp nghi ngờ bị dị ứng, bạn có thể áp dụng các bước sơ cứu tại nhà để kiểm soát triệu chứng.

Kích thích họng nôn toàn bộ thuốc ra bên ngoài để làm giảm khó chịu do dị ứng gây ra

Dưới đây là biện pháp xử lý tại nhà khi nghi ngờ bị dị ứng thuốc:

  • Ngưng sử dụng thuốc đang dùng nếu nghi ngờ gây dị ứng
  • Kích thích họng nôn toàn bộ thuốc ra bên ngoài
  • Nằm nghỉ ngơi, đầu để thấp và đặt chân cao hơn đầu. Trường hợp người bệnh buồn nôn, có thể nằm nghiêng sang một bên để tránh ứ đọng dịch nôn ở cổ họng, dẫn đến bít tắc đường thở
  • Uống nhiều nước kháng giúp tăng điện giải
  • Đưa người bệnh đến bệnh viện trong trường hợp cần thiết để được thăm khám và tiến hành các bước xử lý tiếp theo

2. Các phương pháp chẩn đoán

Khi được đưa đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành chẩn đoán, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết nhằm xác định nguyên nhân gây dị ứng, mức độ triệu chứng. Từ đó, đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Một số biện pháp chẩn đoán dị ứng thuốc thường được áp dụng, bao gồm:

  • Test trên da: Bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc nghi ngờ gây dị ứng vào da và quan sát các biểu hiện. Kết quả dương tính khi vùng da tiêm thuốc xuất hiện mẩn ngứa, sẩn đỏ và một số biểu hiện đi kèm. Ngược lại, kết quả âm tính khi trên da không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Từ các biểu hiện lâm sàng và những xét nghiệm liên quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Trường hợp dị ứng sau khi sử dụng thuốc ở mức độ nhẹ có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trường hợp dị ứng đi kèm với các triệu chứng cấp tính, nguy hiểm, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc điều trị để kiểm soát tình trạng này.

Trường hợp dị ứng đi kèm với các triệu chứng cấp tính, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp

Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị dị ứng thuốc:

  • Thuốc chống dị ứng: Thuốc được bác sĩ chỉ định để cải thiện những triệu chứng ngoài da do dị ứng gây ra như nổi mề đay mẩn ngứa, nổi sẩn đỏ, mụn nước,…
  • Các loại thuốc bôi ngoài da giảm ngứa: Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm dịu những vùng da sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu.
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp tổn thương da xuất hiện mụn mủ gây đau nhức dữ dội. Hầu hết những trường hợp bị dị ứng sẽ sử dụng thuốc bôi chứa corticoid, trường hợp nặng nề sẽ chỉ định dùng thuốc uống trong thời gian ngắn.
  • Thuốc tiêm Epinephrine: Thuốc tiêm Epinephrine được sử dụng với những trường hợp có biểu hiện sốc phản vệ. Thuốc giúp khai thông đường thở, ổn định hoạt động hô hấp.
  • Bù nước và điện giải trong trường hợp cần thiết: Trường hợp bị dị ứng gây rối loạn điện giải dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành bù nước và điện giải thông qua tiêm truyền và theo dõi nghiêm ngặt.

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp với một số loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định về liều lượng cũng như tần suất sử dụng thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị vì có thể phản tác dụng, khiến tình trạng dị ứng tiến triển nghiêm trọng hơn và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc hiệu quả

Dị ứng thuốc là tình trạng khá nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là với những trường hợp có tiền sử dị ứng, cơ địa nhạy cảm.

Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa tham khảo ý kiến dược sĩ/ bác sĩ

Do đó, bên cạnh tuân thủ biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa tình trạng dị ứng tái phát. Cụ thể:

  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa tham khảo ý kiến dược sĩ/ bác sĩ.
  • Với các loại vitamin và thuốc bổ, trong quá trình sử dụng cần chú ý theo dõi các chuyển biến của cơ thể nhằm xử lý kịp thời.
  • Thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu có tiền sử dị ứng, kích ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa dị ứng.
  • Với trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc cơ địa nhạy cảm, cần test trước khi dùng thuốc.
  • Đối với nhóm thuốc đường uống, bạn chỉ uống cùng với nước khoáng. Không dùng thuốc với những loại nước khác, tránh tương tác và phát sinh phản ứng dị ứng.
  • Nên đeo vòng tay y tế – Đây là phụ kiện giúp cảnh báo tình trạng dị ứng hay tiền sử dị ứng khác với nhân viên y tế.

Dị ứng thuốc là tình trạng khá nguy hiểm và có thể phát sinh rủi ro nếu không được tiến hành xử lý và chăm sóc đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của cơ thể, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

  • Dị ứng hải sản: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
  • Dị ứng da: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
  • Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng
  • Dị ứng đạm sữa bò: Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

Xem thêm: 12 câu hỏi về ung thư vú: Đọc hiểu và biết cách phòng tránh

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!