Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Mổ ở đâu tốt? Chi phí bao nhiêu?
Mổ sỏi mật là biện pháp can thiệp ngoại khoa trong điều trị sỏi mật. Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng mổ sỏi túi mật (bao gồm cả mổ mở và mổ nội soi) lại đòi hỏi phải gây mê toàn diện, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao.
Mổ sỏi mật được chỉ định khi nào?
Theo các bác sĩ, mổ sỏi mật có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân có sỏi nhỏ, triệu chứng chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Tây trị sỏi mật, thăm khám thường xuyên và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý do chưa cần thiết phải can thiệp ngoại khoa.
Bác sĩ sẽ chỉ định mổ sỏi trong các trường hợp sau:
- Sỏi có kích thước lớn hơn 25mm, gây ảnh hưởng đến sự co bóp của túi mật, khiến bệnh nhân đau dữ dội, cơ thể mệt mỏi.
- Ống dẫn mật bị tắc.
- Bệnh nhân đã gặp các biến chứng như viêm túi mật, viêm tụy cấp.
- Người bệnh có dấu hiệu suy giảm miễn dịch.
Để đảm bảo an toàn, không gây biến chứng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm hình ảnh trước khi tiến hành ca mổ lấy sỏi. Các yêu cầu có thể gồm:
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra chức năng hoạt động của gan.
- Siêu âm: Chẩn đoán tình trạng sỏi, ống mật.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị tắc ống mật do sỏi. Thủ thuật này nhằm đẩy sỏi thoát ra ngoài ống mật, giúp phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
- Tiêm kháng sinh: Phòng ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật cũng như sau phẫu thuật.
Các phương pháp mổ sỏi mật hiện nay
Trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là biện pháp thường được áp dụng. Riêng tình trạng sỏi đường mật, quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nếu như đường dẫn mật tại nhu mô gan quá nhiều sỏi người bệnh có thể phải cắt bỏ một phần gan.
Hiện nay, mổ hở và mổ nội soi là hai phương pháp ngoại khoa phổ biến nhất trong điều trị sỏi mật. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bệnh nhân, tình trạng sỏi mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Phương pháp mổ hở
Đây là phương pháp phẫu thuật cổ điển, ít được chỉ định vì không có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, hình thức mổ hở lại đem đến hiệu quả trong một số trường hợp sau:
- Ống mật hoặc túi mật viêm nhiễm nặng.
- Mạch máu bị tăng áp suất do xơ gan.
- Bệnh nhân đang bị chứng rối loạn đông máu sau khi sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
- Cơ thể người bệnh có các mô sẹo được tạo thành từ những ca phẫu thuật trước đó.
Biện pháp mổ hở được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Gây mê toàn thân.
- Bước 2: Rạch một vết dài 10-15cm tại vị trí dưới xương sườn phải hoặc ở phần giữa rốn và phần cuối xương ức. Vết rạch này sẽ kéo mô và cơ, giúp gan và túi mật lộ ra ngoài.
- Bước 3: Cắt bỏ túi mật bằng dụng cụ y khoa.
- Bước 4: Khâu lại vết mổ.
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể diễn ra trong khoản 2h. Sau đó bệnh nhân được chuyển tới phòng bệnh hồi sức để theo dõi sau mổ.
Phương pháp mổ nội soi
So với mổ hở, mổ nội soi sỏi mật là phương pháp ít gây đau đớn cho bệnh nhân, thời gian phục hồi nhanh. Mổ nội soi sỏi túi mật sẽ được tiến hành qua các bước sau:
- Bước 1: Gây mê toàn thân.
- Bước 2: Rạch 3-4 vết nhỏ ở bụng bệnh nhân. Trong đó 1 vết nằm cách rốn 2-3cm, những vết khác nằm ở vị trí bên phải bụng và cách khoảng 1cm.
- Bước 3: Luồn một kim bơm vào bụng bệnh nhân rồi dùng khí C02 thổi phồng ổ bụng nhằm dễ dàng quan sát hình ảnh nội tạng trên màn hình.
- Bước 4: Dùng ống mềm có gắn máy quay nhỏ đưa vào ổ bụng qua một vết rạch ở bước 2. Lúc này, hình ảnh bên trong ổ bụng sẽ được máy quay ghi lại và truyền tới màn hình, thông qua đó bác sĩ sẽ thực hiện thao tác lấy sỏi hoặc cắt túi mật với sự hỗ trợ của một số dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng.
- Bước 5: Khâu các vết rạch, chuyển bệnh nhân tới phòng hồi sức.
Một ca mổ nội soi sỏi mật sẽ diễn ra trong khoảng 60-90 phút. Do đó, nếu như ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi thì bệnh nhân có thể ra viện ngay trong ngày.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết có khoảng 5-10% bệnh nhân được chỉ định chuyển sang mổ hở ngay trong quá trình mổ nội soi. Chỉ định đặc biệt này có thể nằm trong các trường hợp sau:
- Máy quay hỗ trợ mổ nội soi không phản ánh rõ hình ảnh các tạng.
- Bệnh nhân bị chấn thương mạch máu lớn.
- Sỏi ống mật chủ của bệnh nhân không thể được lấy ra bằng phẫu thuật nội soi.
- Thành túi mật có độ dày quá lớn.
- Phẫu thuật xảy ra những sự cố đột xuất và không thể giải quyết bằng phẫu thuật nội soi.
Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ tại khoa Thận – Tiết Niệu Bệnh viện 198, mổ sỏi mật là phẫu thuật ngoại khoa đơn giản, ít nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng không biết có nên mổ sỏi mật không, phẫu thuật có nguy hiểm không…
Thực tế, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng sau mổ sỏi mật như:
- Cơ thể mệt mỏi, đau đớn: Đây là những biểu hiện mà bất cứ bệnh nhân nào cũng gặp phải khi thực hiện phẫu thuật ở vùng bụng. Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ hơi hợp lý sau phẫu thuật sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cảm giác mệt mỏi, đau đớn sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
- Buồn nôn, ói mửa: Không ít các trường hợp bệnh nhân sau khi thực hiện mổ sỏi mật, nhất là mổ nội soi thường gặp phải tình trạng buồn nôn, ói mửa. Biện pháp thường được các bác sĩ áp dụng là tiêm gây tê tại vị trí rạch hoặc cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống nôn trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Các hội chứng sau phẫu thuật: Sau khi thực hiện mổ sỏi túi mật, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng trên bên phải, tiêu chảy, chướng bụng, táo bón… Các triệu chứng này thường mất đi sau khoảng vài tuần phẫu thuật.
- Ống mật tổn thương: Có thể xem đây là biến chứng nghiêm trọng nhất trong mổ sỏi mật (phổ biến hơn trong phẫu thuật nội soi). Phẫu thuật có thể gây ra tình trạng rò rỉ, ống mật bị giãn, rách hẹp… từ đó gây ra những tổn thương cho gan.
- Sót sỏi mật: Bệnh nhân mổ sỏi mật có thể phải đối diện với nguy cơ sót sỏi, tỷ lệ lên đến 6%.
- Nhiễm trùng: Đa phần các phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nhưng rủi ro này rất ít xảy ra.
Để tránh gặp phải những rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa nếu như tình trạng sỏi chưa nhất thiết phải can thiệp ngoại khoa.
Mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền?
Mổ sỏi túi mật hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các xét nghiệm trước phẫu thuật, phương pháp mổ (mổ mở hay mổ nội soi), bệnh viện thực hiện (bệnh viện nhà nước hay tư nhân), kích thước sỏi của bệnh nhân, chế độ bảo hiểm y tế (đúng tuyến hay trái tuyến), các chi phí thuốc men, giường bệnh… Do vậy, để nắm được chi phí mổ sỏi mật, người bệnh nên sắp xếp thời gian thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh chi phí phẫu thuật sỏi mật nói chung, không ít bệnh nhân cũng thắc mắc: “Mổ nội soi sỏi túi mật bao nhiêu tiền?”. Thực tế, chi phí người bệnh cần chi trả cho phương pháp mổ sỏi mật này cũng không cố định, nó còn tùy thuộc vào các yếu tố kể trên. Người bệnh cũng có thể tham khảo bảng giá mổ sỏi mật nội soi đang được áp dụng tại một số bệnh viện:
- Phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật: Dao động từ 5,5-6 triệu đồng.
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan: 4,5 triệu đồng.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: 3,3 triệu đồng.
Mổ sỏi mật ở bệnh viện nào tốt?
Khi được chẩn đoán bị sỏi mật, không ít người lo lắng và đặt ra câu hỏi: “Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt?”. Thực tế trên cả nước hiện nay có rất nhiều cơ sở chuyên khoa đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật mổ sỏi mật. Dưới đây là một số bệnh viện mà người bệnh có thể tham khảo:
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện thuộc tuyến Trung ương. Đây là một trong những bệnh viện chuyên điều trị các bệnh gan – mật uy tín tại phía Bắc. Hiện bệnh viện đang sở hữu công nghệ nội soi đường mật, tán sỏi qua đường hầm Kehr,… tiên tiến hiện đại.
Bằng việc áp dụng phương pháp mổ nội soi sỏi mật từ sớm, cho đến nay Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đang là cơ sở đi đầu trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa các bệnh liên quan đến bệnh sỏi mật. Cùng với đó, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao như PGS.TS Trần Đình Thơ, TS.BS Đỗ Tuấn Anh cũng sẽ giúp bệnh nhân có được ca phẫu thuật thuận lợi.
Thông tin liên hệ Bệnh viện Việt Đức:
- Địa chỉ: Số 16 – 18 phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 024 3825 3531
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở y tế được người bệnh đánh giá cao. Đây là nơi quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa gan – mật đầu ngành, trình độ chuyên môn cao như: ThS. BS. Vũ Trung Lương, PGS. TS. Lê Công Định,…
Hiện Bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng các kỹ thuật mổ sỏi mật bằng một số phương pháp hiện đại như:
- ERCP – Mổ nội soi mật tụy ngược dòng.
- Mổ nội soi cắt bỏ túi mật.
- Mở OMC lấy sỏi, dẫn lưu Kehr.
- Mổ mở lấy sỏi (thường chỉ định cho các bệnh nhân đã mổ sỏi mật nhiều lần hoặc thể trạng và vị trí sỏi không cho phép mổ nội soi).
Thông tin Bệnh viện Bạch Mai:
- Địa chỉ: 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 1900.575.758/0969.851.616
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là một trong những bệnh viện lâu đời tại Hà Nội. Nhờ việc đầu tư cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật mà bệnh viện đang dần trở thà
nh địa chỉ uy tín mà nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Một trong những phương pháp mổ sỏi mật hiện đại đang được áp dụng tại bệnh viện Xanh Pôn là nội soi 3D. Đây là kỹ thuật được chuyển giao từ các bác sĩ hàng đầu của Pháp nên đảm bảo tính an toàn và cho thấy hiệu quả tích cực trên nhiều bệnh nhân.
Thông tin liên hệ Bệnh viện Xanh Pôn:
- Địa chỉ: Số 12 đường Chu Văn An, Ba Đình, TP.Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 1900 6155
Bệnh viện Quân đội 108
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những đơn vị khám chữa bệnh có quy mô lớn, có bề dày truyền thống. Điểm đặc biệt là bệnh viện luôn chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, máy móc phục vụ công tác khám chữa bệnh. Đồng thời, đây cũng là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa gan – mật giỏi, có trình độ cao, luôn tận tâm hết lòng vì bệnh nhân.
Các kỹ thuật điều trị sỏi mật đang được bệnh viện áp dụng là phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, mổ cắt túi mật nội soi,…
Thông tin liên hệ Bệnh viện Quân đội 108:
- Địa chỉ: 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 0932.067.327
Bệnh viện Quân y 103
Bệnh viện 103 là bệnh viện đa khoa hạng I với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo trong môi trường quân đội.
Bằng việc chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế, luôn cập nhật kỹ thuật điều trị sỏi mật mới nhất, Bệnh viện Quân y 103 hiện là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân sỏi túi mật.
Thông tin Bệnh viện Quân y 103:
- Địa chỉ: 261 đường Phùng Hưng, Hà Đông, TP.Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 0967.811.616
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y không chỉ là nơi đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ giỏi cho ngành y tế mà còn là địa chỉ khám chữa bệnh được nhiều người đánh giá cao.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhanh chóng trở thành đơn vị phẫu thuật sỏi mật mang lại sự hài lòng cho nhiều bệnh nhân.
Thông tin Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
- Địa chỉ: 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, Đống Đa, TP.Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 04.3574.7788
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những bệnh viện đa khoa loại I có đầy đủ các chuyên khoa lớn cùng nhiều phân khoa chuyên sâu.
Không chỉ quy tụ đội ngũ y bác sĩ lành nghề, Bệnh viện Gia Định còn được trang bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị y tế hiện đại giúp quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh lý nói chung và sỏi túi mật nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.
Thông tin Bệnh viện Nhân dân Gia Định:
- Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại liên hệ: 08.3551.0104
Bệnh viện Bình Dân
Bệnh viện Bình Dân là một trong những địa chỉ khám và điều trị sỏi mật uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi quy tụ nhiều Giáo sư, Phó giáo sư đầu ngành, giúp người bệnh nhanh chóng giải quyết nhiều vấn đề
về sức khỏe, trong đó có sỏi túi mật.
Thông tin Bệnh viện Bình Dân:
- Địa chỉ: Số 371 đường Điện Biên Phủ, Cư xá Đô Thành, phường 4, quận 3, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại liên hệ: 08.3839.4747
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa tuyến cuối, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân toàn miền Nam. Là địa chỉ có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nên Bệnh viện Chợ Rẫy có lưu lượng bệnh nhân tương đối đông, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi. Nếu có nhu cầu khám, điều trị sỏi mật tại đây người bệnh nên sắp xếp thời gian cho hợp lý.
Thông tin Bệnh viện Chợ Rẫy:
- Địa chỉ: 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, HCM.
- Điện thoại liên hệ: 03855.4138 – 03856.3534.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y Dược là địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng cao. Đây là nơi tiếp nhận nhiều ca bệnh sỏi mật khó điều trị tại khu vực miền Nam.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, tận tâm với bệnh nhân, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM luôn nhận được những phản hồi tích cực từ người bệnh.
Thông tin liên hệ Đại học Y Dược TPHCM:
- Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, HCM – Điện thoại: +84.8385.54269.
- Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, HCM – Điện thoại: +84.8395.55548.
- Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, quận Phú Nhuận, HCM – Điện thoại: +84.8 384.51889.
Mổ sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì?
Sau khi mổ sỏi mật nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân đặt ra. Thực tế, sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh những món ăn cứng, cay nóng… Cụ thể như sau:
Các món ăn bệnh nhân sau mổ sỏi mật nên tăng cường:
- Các loại hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
- Tăng lượng chất xơ trong các bữa ăn hằng ngày để hạn chế tình trạng tiêu chảy, giảm chướng bụng sau phẫu thuật.
- Ăn các loại thực phẩm ít chất béo, ưu tiên các món hấp, luộc thay vì những món chiên rán.
- Bổ sung nhóm thực phẩm nhiều vitamin A, D, E, K vì sau phẫu thuật sỏi mật, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu hụt trầm trọng. Đặc biệt là vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng làm lành vết mổ.
Bên cạnh các món ăn nên bổ sung, nhiều người bệnh cũng quan tâm đặt ra câu hỏi: “Mổ sỏi mật kiêng ăn gì?”. Thực tế, để sức khỏe nhanh chóng hồi phục, người bệnh nên tránh những món ăn sau:
- Tránh ăn các loại đồ cứng để không gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt ngựa, thịt dê
- Những món ăn nhiều dầu mỡ và có hàm lượng lớn cholesterol: Nội tạng động vật, đồ chiên rán,…
- Các loại bánh ngọt, đồ ăn vặt, nước ngọt chứa đường tinh chế.
- Nhóm các thực phẩm gây khó tiêu: Bánh sữa, phô mai…
- Các loại gia vị gây kích thích hệ tiêu hóa: Ớt, tiêu, đồ muối chua,…
Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại đây : Bệnh Sỏi Mật Kiêng Ăn Gì? Ăn Gì Trị Sỏi Mật Triệt Để?
Một số lưu ý khi mổ sỏi mật
Nếu bệnh nhân cắt túi mật nội soi hoặc mổ nội soi lấy sỏi mật thì có thể ra viện ngay trong ngày, thời gian phục hồi nhanh chóng. Đối với các bệnh nhân mổ hở thì có thể nằm viện trong 3-5 ngày sau đó mới xuất viện, người bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà trong 4-6 tuần sức khỏe mới phục hồi hoàn toàn.
Để sức khỏe nhanh chóng phục hồi sau mổ sỏi mật, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc thay thế hoặc ngừng thuốc đã được chỉ định. Luôn theo dõi vết mổ và tình trạng sức khỏe, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
- Trường hợp bệnh nhân được đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật cần thay túi đựng dịch dẫn lưu 3 lần/ngày. Đồng thời, cần tránh tự ý rút ống dẫn lưu ra khỏi túi, không chèn ép làm tắc ống dẫn lưu vì có thể gây nhiễm trùng vết mổ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao nhẹ nhàng để vết mổ mau lành và sức khỏe nhanh chóng được cải thiện.
Mổ sỏi mật tuy là thủ thuật y khoa đơn giản nhưng cũng có thể gây ra biến chứng nếu như người bệnh không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các điều kiện phẫu thuật chưa đảm bảo. Do vậy, để nhanh chóng loại bỏ sỏi túi mật, đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: 11 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày dễ thực hiện, hiệu quả nhất hiện nay
Tin mới nhất
- Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông cảnh báo điều gì?
- Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn thì phát huy hiệu quả tốt nhất
- U thần kinh ngoại biên lành tính
- U xơ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
- Dấu hiệu ung thư lưỡi: 10 biểu hiện bạn đừng bỏ qua
- Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng
- Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu và có chữa được không?
- 7 loại thực phẩm bạn chớ nên dùng lò vi sóng
- Ngăn ngừa lão hóa da với 7 bí quyết đơn giản
- Đau bụng bên trái nữ giới cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị ra sao?