Đau ngực trái là dấu hiệu cảnh báo gì? Tìm hiểu các bệnh lý liên quan

Cơn đau ngực trái có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn biến âm ỉ, từ từ. Một số trường hợp bị đau khi tập thể dục hoặc nằm nghỉ. Tuy nhiên, nhiều khi cơn đau có thể liên quan tới một số bệnh lý trong cơ thể tuyệt đối không thể chủ quan.

Đau ngực trái là bệnh gì?

Không ít bệnh nhân cảm thấy lo sợ khi bị đau ngực trái vì nghĩ rằng bệnh lý này liên quan tới tim. Tuy nhiên, tim chỉ là một trong những yếu tố gây ra tình trạng này. Cơn đau tại ngực trái có thể liên quan tới các bệnh lý như:

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, khiến tim suy yếu và gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim. Tình trạng này sẽ tác động tới bộ máy phát nhịp, gây rối loạn nhịp nguy hiểm dẫn đến suy tim cấp, sốc tim. Từ đó gây ra bệnh cơ tim giãn suy tim mạn tính.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm trùng virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm. Hoặc tác nhân không nhiễm trùng như cocaine, bệnh lupus, viêm mạch tế bào khổng lồ…

Tình trạng đau ngực trái có thể liên quan tới tim

Người bị triệu chứng nhẹ có thể không cần điều trị, chỉ thay đổi lối sống là sẽ đẩy lùi cơn đau. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh nặng nên dùng thuốc để làm thuyên giảm bệnh tình.

Bệnh cơ tim

Bệnh lý này có liên quan tới việc cơ tim hoặc tim to. Một số trường hợp bị bệnh nhưng không nhận thấy triệu chứng nào. Trong khi đó, một số người có thể bị đau tức ngực.

Những yếu tố dẫn đến bệnh cơ tim là: di truyền, tăng huyết áp, tổn thương cơ tim sau nhồi máu, biến chứng thai kỳ, thiếu hụt khoáng chất, nghiện ma túy, điều trị ung thư….

Nó sẽ xảy ra khi chức năng và cấu trúc của cơ tim bị biến đổi, từ đó làm giảm khả năng bơm máu của tim. Những biến chứng của bệnh lý là nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Viêm màng ngoài tim

Đây là tình trạng viêm nhiễm của túi nước mỏng bao quanh tim. Lý do gây bệnh có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Triệu chứng nhận biết viêm màng ngoài tim gồm mệt mỏi, sốt nhẹ, đau cơ. Các cơn đau sẽ bắt đầu ở vị trí trung tâm hoặc nằm bên trái ngực.

Đau tim

Hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện sự tắc nghẽn tại một hoặc nhiều động mạch cung cấp máu cho cơ tim. Đau tim có thể dẫn đến những cơn tức ngực nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau, cần nhanh chóng đi thăm khám để bảo vệ sức khỏe:

  • Khó thở, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh
  • Có cảm giác nghẹt thở, đau nhói tại tim
  • Mạch đập nhanh, cánh tay hoặc bàn tay tê mỏi
  • Cảm thấy mơ hồ và nhận ra có một số vấn đề không ổn
  • Bóc tách động mạch chủ

Lý do gây bóc tách động mạch chủ là do phình động mạch chủ. Lúc này, vết rách nằm bên trong các lớp của thành động mạch chủ cho phép máu rò rỉ.

Khi bị bóc tách động mạch chủ, bạn sẽ gặp phải tình trạng khó thở, đau ở cổ, hàm, cánh tay. Những cơn đau diễn ra dữ dội, đột ngột và liên tục tại vùng ngực.

Rối loạn thực quản

Hiện tượng co thắt tâm vị, trào ngược dạ dày, co thắt thực quản lan tỏa đều nằm trong chứng rối loạn thực quản. Bệnh lý này có thể khiến việc nhai nuốt trở nên đau đớn và rất khó khăn. Người bệnh thường xuyên bị ho và tức ngực, ảnh hưởng tới cuộc sống.

Người bị rối loạn thực quản sẽ gặp phải tình trạng đau ngực trái

Vấn đề thực quản gây đau ngực trái

Khi lớp niêm mạc thực quản bị viêm, bạn có thể thấy ngực đau rát. Cơn đau xuất hiện sau bữa ăn, khi nôn hoặc đi ngoài có thể lẫn máu trong phân. Hiện tượng rách thực quản làm thực phẩm rò rỉ vào khoang ngực và gây ra những cơn đau từ nhẹ đến nặng.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Cơn đau kéo dài hơn vài phút và bạn còn có tiền sử mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp
  • Cảm thấy mắc nghẹn, không thể uống nước
  • Đau cơ, sốt cao, nhức đầu, cản trở cuộc sống

Chứng ợ nóng, GERD hoặc trào ngược dạ dày

Tình trạng ợ nóng có thể do ăn uống thất thường, sử dụng thực phẩm cay nóng, gặp tác dụng phụ của thuốc. Dấu hiệu điển hình của bệnh là ợ nóng, nôn ra máu, đau tại ngực và bụng.

Trong khi đó, trào ngược dạ dày đôi khi có thể phát triển thành GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Ngoài việc bị đau ngực, bệnh lý còn khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, thở khò khè, ho liên tục.

Chấn thương thành ngực

Việc cơ bị kéo căng ở ngực, giữa xương sườn hoặc mọi sự tổn thương tại ngực đều có thể gây ra đau nhức. Dấu hiệu đau, khó thở sẽ bắt đầu ngay sau khi bệnh nhân bị chấn thương. Điều này có nghĩa, những cơ quan như phổi, tim, mạch máu đều có thể bị tổn thương.

Một số trường hợp sẽ gây tử vong ngay phút đầu tiên hoặc chỉ sau vài giờ bị chấn thương. Nhưng khi bạn được cấp cứu kịp thời, tình trạng thương tổn có thể được ổn định dù không cần phẫu thuật.

Vấn đề về phổi

Xẹp phổi, viêm phổi, thuyên tắc phổi, tăng huyết áp động mạch phổi, thậm chí là ung thư phổi đều có thể xảy ra khi bạn bị đau ngực trái. Cụ thể:

  • Xẹp phổi: nếu cơn đau xuất hiện đột ngột tại 2 bên ngực, nguyên nhân có thể do tràn khí màng phổi. Lý do gây xẹp phổi là vì ngực bị chấn thương hoặc có bệnh lý trong cơ thể.
  • Tăng huyết áp động mạch phổi: nghĩa là huyết áp trong phổi tăng cao. Nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và khiến mạch đập không đều. Khi không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến tình trạng suy tim.
  • Viêm phổi: triệu chứng điển hình là cơn đau trở nên dữ dội khi bệnh nhân hít thở sâu. Đặc biệt, khi bạn bị cúm hoặc viêm phế quản, cơn đau càng trở nên nghiêm trọng.
  • Thuyên tắc phổi: đây là tình trạng cho thấy trong phổi xuất hiện cục máu đông. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn cần nhanh chóng đi cấp cứu.
  • Ung thư phổi: ở giai đoạn đầu, các triệu chứng không xuất hiện rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện tình trạng ung thư khi đi thăm khám và có kết quả chẩn đoán chính xác.
Đối tượng gặp vấn đề về phổi cũng có thể xuất hiện triệu chứng này

Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn là hiện tượng đau nhức và căng tức ngực do khớp sụn sườn bị viêm sưng. Bệnh nhân có thể nhận thấy cảm giác đau nhói ở ngực. Dần dần, cơn đau sẽ tỏa ra ở phía sau. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể tự khỏi sau vài ngày.

Ngoài ra, bạn còn bị đau cơ bắp với các hội chứng như đau cơ xơ hóa hoặc đau mãn tính. Triệu chứng điển hình là đau đầu, mệt mỏi, gặp vấn đề về giấc ngủ, đau ngực kéo dài.

Đau ngực trái phải làm gì?

Khi bị đau ngực trái, việc cần làm tức thời là ngưng hoạt động đang thực hiện và nghỉ ngơi. Tiếp theo, bạn cần nhanh chóng tìm đến sự can thiệp của y tế. Bởi lẽ, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Làm giảm đau tức ngực bằng tây y

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp xét nghiệm máu, điện tâm đồ, chụp CT, siêu âm tim,… để tìm hiểu gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra để đưa ra cách chữa bệnh phù hợp.

Điều trị nội khoa

Bác sĩ có thể đưa ra những đơn thuốc sau:

  • Aspirin: phù hợp với người bị đau tức ngực do có liên quan tới bệnh lý về tim mạch. Thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, cụ thể là suy thận, suy gan, đau dạ dày… nếu sử dụng quá liều.
  • Thuốc tiêu sợi huyết: được chỉ định khi bệnh nhân bị đau ngực do nhồi máu cơ tim. Tác dụng của thuốc là làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn mao mạch.
  • Thuốc giãn mạch: cách sử dụng là ngậm dưới lưỡi. Hiệu quả có thể kể đến như giãn nở mao mạch, lưu thông máu thông qua không gian hẹp và làm giãn mạch máu.
  • Thuốc chống trầm cảm: chỉ uống khi cơn đau xuất phát từ trường hợp bị hoảng loạn để kiểm soát các triệu chứng đang diễn ra.
Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi sức khỏe trong thời gian dài

Biện pháp phẫu thuật

Bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật y tế:

  • Nong mạch vành hoặc bắc cầu động mạch vành: Đối tượng được áp dụng thủ thuật này là người bị đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch tim. Cụ thể, bác sĩ chèn ống nhỏ vào mạch máu lớn tại đùi rồi luồn chúng tới khu vực tắc nghẽn. Lúc này, mao mạch sẽ được mở rộng bằng cách bơm phồng quả bóng ở đầu ống thông. Trong một số trường hợp lưới thép nhỏ cũng được đặt vào cùng để ngăn chặn động mạch hẹp lại.
  • Phẫu thuật làm nở phổi: Biện pháp này được áp dụng khi các túi khí nhỏ trong phổi bị xẹp. Bác sĩ sẽ chèn ống vào ngực để giúp chúng giãn nở trở lại.
  • Phẫu thuật sửa chữa động mạch bị bóc tách: Đây là loại phẫu thuật đặc biệt cần thiết với đối tượng bị bóc tách động mạch chủ. Tình trạng này tương đối nguy hiểm, có thể gây vỡ động mạch chủ và dẫn tới tử vong khi không được cứu chữa đúng lúc.

Xem thêm

Đau tức ngực phải là dấu hiệu của những bệnh gì? Cách xử lý hiệu quả

Biện pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng trong trường hợp nguy cấp

Đẩy lùi đau ngực trái bằng mẹo dân gian

Nếu cơn đau ngực diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên. Đây là cách chữa có thể phần nào giúp bạn xoa dịu đáng kể tình trạng đau ngực trái:

  • Húng quế: Đặc điểm: chứa chất chống oxy hóa và có khả năng kháng viêm hữu hiệu. Thảo dược cũng giúp làm giảm lượng đường huyết và kiểm soát cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó, húng quế sẽ hạn chế sự tích tụ của những mảng bám gây đau thắt ngực. Mỗi ngày bạn áp dụng 2 lần biện pháp nhai húng quế rồi uống hết một cốc nước ấm.
  • Quả chanh: Đặc điểm: thành phần có chất chống oxy hóa hesperidin, mang tới hiệu quả cao đối với mạch máu. Vì vậy, chanh sẽ làm giảm đáng kể tình trạng xơ vữa động mạch và thoát khỏi sự hình thành cholesterol xấu để giữ huyết áp ở mức bình thường. Người bệnh hãy uống một ly nước chanh vào mỗi buổi sáng để nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau thắt ngực.
  • Sử dụng tỏi: Đặc điểm: kháng viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp làm giảm mức cholesterol và điều chỉnh huyết áp về mức ổn định. Do vậy, bạn chỉ cần ăn vài tép tỏi trước khi ngủ cùng một ly nước là có thể làm giảm triệu chứng đau thắt ngực.

Biện pháp đẩy lùi đau ngực trái bằng thuốc Đông y

Nguyên tắc chữa đau ngực trái bằng đông y là hoạt huyết, thông dương, hành khí và hóa trọc. Y học cổ truyền sẽ điều trị bệnh lý theo từng căn nguyên như bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh tim, liên quan phế quản, phổi, viêm phổi, bệnh về tiêu hóa…

Các vị thuốc được sử dụng phổ biến để trị bệnh là hương phụ, khổ hạnh nhân, tiền hồ, bạch truật… Thảo dược thuần tự nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Lương y sẽ dựa vào mỗi trường hợp bệnh lý để kê liều lượng phù hợp.

Đau ngực trái có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tim, mạch vành, cơ xương,… Điều quan trọng là bạn biết cách quan tâm đến sức khỏe và chủ động khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Từ đó có thể sớm phát hiện bất ổn và tìm được cách ngăn chặn kịp thời.

Xem thêm: Đề kháng insulin

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!