Đau dạ dày nên ăn cháo gì?
Đau dạ dày nên ăn cháo gì hay đau dạ dày ăn cháo gì là những câu hỏi thường xuyên của những người bị đau dạ dày những món ăn dễ tiêu hóa như cháo luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người bị đau dạ dày. Cùng tham khảo ngay những món cháo ngon miệng và tốt cho dạ dày ngay sau đây nhé!
Xem thêm:
- Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
- Ăn măng đau dạ dày?
Nội dung bài viết
1. Tại sao người bị đau dạ dày lại nên ăn cháo
Không phải tự nhiên mà người bị đau dạ dày lại hỏi: Đau dạ dày nên ăn cháo gì hay đau dạ dày ăn cháo gì? Vậy tai sao người bị đau dạ dày lại nên ăn cháo. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Người đau dạ dày luôn phải chú ý tới những thực phẩm và thức ăn đưa vào cơ thể mỗi ngày. Vì nếu ăn phải những loại thức ăn không phù hợp, tình trạng đau dạ dày có thể thêm trầm trọng. Trong những món ăn mà người đau dạ dày nên ăn thì cháo chính là món ăn phù hợp nhất.
Người bị đau dạ dày có lớp niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương. Do đó, những kích ứng dù nhỏ cũng có thể khiến cho dạ dày bị đau đớn. Sự tổn thương dạ dày ảnh hưởng nhiều tới quá trình tiêu hóa thực phẩm. Trong khi đó, cháo là món ăn dễ tiêu hóa vì mềm, chứa nhiều nước.
Không chỉ vậy, cháo còn có chứa lượng tinh bột đáng kể, giúp bao bọc và giúp dạ dày hạn chế tổn thương. Lượng tinh bột trong cháo giúp trung hòa axit trong dạ dày nên giúp cải thiện chứng viêm loét dạ dày hiệu quả. Các loại cháo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể cung cấp cho người bị đau dạ dày các chất cần thiết.
2. Người bị đau dạ dày nên ăn cháo gì?
Cháo là món ăn tốt cho dạ dày nhưng không phải món cháo nào người bệnh cũng ăn được. Người bị bệnh dạ dày nên ăn những loại cháo sau.
2.1 Cháo hạt sen
Tác dụng của cháo hạt sen đối với đạ dày:
- Hạt sen nấu chín mềm, dễ tiêu hóa nên rất tốt cho người bị đau dạ dày, giúp chữa lành vết tổn thương ở niêm mạc dạ dày giúp người ăn có cảm giác nhẹ bụng.
- Trong hạt sen có nhiều chất chống oxy hóa giúp chống viêm, se vết loét ở cơ quan nội tạng. Hạt sen còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon.
Nguyên liệu:
- 50g hạt sen khô đã bỏ tâm sen
- 30g gạo tẻ
- Gia vị (muối, đường, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn…)
Cách làm:
- Hạt sen rửa sạch ngâm nước khoảng 30 phút. Gạo vo sạch.
- Cho hạt sen và gạo vào nồi thêm nước ninh cho tới khi cháo chín nhừ. Nêm nếm thêm gia vị vừa miệng.
Người bị đau dạ dày có thể ăn cháo hạt sen mỗi buổi sáng để cải thiện tốt nhất tình trạng của mình. Ăn liên tục trong nửa tháng. Lưu ý khi nấu cháo hạt sen là cần phải loại bỏ hết tâm sen đắng để tránh gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Với món cháo hạt sen thì những người bị bệnh dạ dày không phải lo lắng việc đau đạ dày nên ăn cháo gì?
2.2 Đau dạ dày ăn cháo gì? Cháo lạc đậu đỏ
Tác dụng của cháo lạc đậu đỏ đối với đạ dày:
- Cháo lạc đậu đỏ giúp bổ sung năng lượng hiệu quả vì chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
- Ngoài ra, lạc và đậu đỏ đều là những nguyên liệu tốt cho dạ dày, giúp chữa lành vết loét dạ dày, dễ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- 50g lạc
- 30g đậu đỏ
- 30g gạo tẻ
- 50g đường phèn
Cách làm:
- Cho đậu đỏ và lạc rửa sạch, ngâm nước 30 phút.
- Cho lạc và đậu đỏ vào nồi đun sôi với 1.5l nước. Khi nước đã sôi thì thêm gạo tẻ vào đun nhỏ lửa.
- Tới khi các nguyên liệu đã chín mềm thì cho đường phèn vào khuấy đều là hoàn thành.
Người bị đau dạ dày có thể ăn cháo lạc đậu đỏ 3-4 lần/tuần vào buổi sáng. Không nên ăn quá lượng và tần suất như trên vì lạc và đậu đỏ nếu ăn nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
2.3 Cháo thịt bằm gừng tươi
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo gừng tươi chính là câu trả lời. Vậy tại sao cháo gừng tươi lại tốt cho người đau dạ dày.
Tác dụng của gừng tươi đối với dạ dày:
- Gừng tươi có vị cay ấm giúp kháng viêm, chữa lành vết loét dạ dày và kích thích tiêu hóa.
- Ăn cháo thịt bằm gừng tươi sẽ giúp làm ấm bụng và làm giảm các đau dạ dày. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm tình trạng buồn nôn do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Nguyên liệu:
- 200g thịt lợn nạc
- 5g gừng tươi
- 50g gạo tẻ
- 2 củ hành khô
- Gia vị
Cách làm:
- Thịt lợn sơ chế sạch rồi đêm băm hoặc xay nhỏ. Gừng tươi, hành khô băm nhỏ.
- Ướp thịt với gia vị trong khoảng 15 phút. Gạo vo sạch cho vào nồi ninh nhừ.
- Phi thơm hành khô trong chảo sau đó cho thịt lợn vào đảo đều cho tới khi thịt hơi săn lại thì cho gừng băm vào đảo qua.
- Tới khi cháo sôi thì cho phần thịt đã xào qua vào nồi. Đun cho tới khi cháo chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Người đau dạ dày có thể ăn cháo thịt bằm gừng tươi vào các ngày trong tuần, ăn liên tục trong nửa tháng để thấy tác dụng. Lưu ý là không nên sử dụng quá lượng gừng như trên vì gừng có tính cay, nếu dùng nhiều sẽ gây kích ứng dạ dày. Vào những ngày mùa hè nóng bức thì nên dùng cháo thịt bằm gừng tươi vào buổi sáng là tốt nhất.
2.4 Cháo thịt heo cải bó xôi
Tác dụng của cải bó xôi đối với bệnh dạ dày:
- Là loại rau giàu dinh dưỡng, có tác dụng chống táo bón, bảo vệ dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
- Kết hợp cải bó xôi với thịt heo sẽ giúp tạo ra món cháo ngon và đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Nguyên liệu:
- 100g thịt nạc
- 200g cải bó xôi
- 50g gạo tẻ
- 10g nấm hương tươi
- Gia vị
Cách làm:
- Thịt heo băm nhỏ. Cải bó xôi rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Nấm hương thái mỏng. Gạo vo sạch.
- Ướp thịt heo với gia vị khoảng 10 phút. Cho gạo vào nồi thêm lượng nước vừa đủ ninh nhừ. Tới khi cháo chín thì cho thịt heo vào đun sôi 5 phút sau đó tiếp tục cho nấm hương và cải bó xôi vào.
- Đợi tới khi cháo sôi trở lại thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Với món cháo thịt heo cải bó xôi bạn cũng không cần phải thắc mắc việc đau dạ dày ăn cháo gì? Món cháo thịt heo cải bó xôi nên ăn lúc còn nóng là tốt nhất. Người bị đau dạ dày nên ăn món cháo này liên tục trong nửa tháng để thấy hiệu quả tốt. Trong lúc nấu, bạn nên chú ý cho cải bó xôi vào sau cùng để tránh cải chín quá nhừ, mất chất dinh dưỡng.
2.5 Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo táo đỏ
Tác dụng của táo đỏ đối với dạ dày:
- Táo đỏ là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Táo đỏ có công dụng bồi bổ sức khỏe, bổ máu.
- Với người bị đau dạ dày, ăn cháo táo đỏ giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi đường tiêu hóa và cải thiện hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- 50g gạo nếp
- 10g táo đỏ
- 30g đường phèn
Cách làm:
- Táo đỏ rửa sạch. Bạn có thể bổ táo đỏ ra làm đôi hoặc nấu nguyên quả. Gạo nếp vo sạch.
- Đun táo đỏ với nước trong khoảng 10 phút sau đó cho gạo nếp vào đun cùng.
- Ninh các nguyên liệu cho tới khi chín nhừ thì thêm đường phèn vào là hoàn thành.
Táo cháo đỏ có thể ăn lúc nguội. Người bị đau dạ dày nên ăn cháo táo đỏ liên tục trong 1 tuần để thấy được hiệu quả. Với người bị tiểu đường hoặc béo phì thì có thể không thêm đường phèn vào cháo.
2.6 Cháo cao lương thịt dê
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo cao lương thịt dê các bạn nhé.
Tác dụng của thịt dê với bệnh dạ dày:
- Thịt dê có thể giúp điều trị bệnh về dạ dày. Theo Đông y thì thịt dê tỳ vị hư hàn nên giúp các vết loét dạ dày mau chóng lành.
- Kết hợp thịt dê với loại gạo cao lương giàu dinh dưỡng giúp tạo ra món ăn nhiều năng lượng cho người bị đau dạ dày. Vậy đau dạ dày ăn cháo gì? Cháo cao lương thịt dê là câu trả lời nhé.
Nguyên liệu:
- 100g gạo cao lương
- 100g thịt dê
- Gia vị
Cách làm:
- Thịt dê thái thành miếng quân cờ, ướp với gia vị khoảng 15 phút. Gạo cao lương đem vo sạch, để ráo.
- Cho gạo và thịt dê vào nồi thêm nước nấu cho tới khi các nguyên liệu chín nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Mỗi tuần, người bị đau dạ dày có thể ăn món cháo này từ 2-3 lần. Do thịt dê có tính hàn nên sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy, lạnh bụng. Tốt nhất là ăn cháo vào những bữa phụ trong ngày.
2.7 Cháo bí đỏ, đậu xanh
Tác dụng của bí đỏ, đậu xanh trong chữa đau dạ dày:
- Bí đỏ chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giúp người bị đau dạ dày giảm đau, chống táo bón và bảo vệ dạ dày.
- Đậu xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt giải độc và cải thiện khả năng tiêu hóa. Ăn cháo bí đỏ đậu xanh sẽ giúp người bị đau dạ dày giảm các triệu chứng khó chịu.
Nguyên liệu:
- 200g bí đỏ
- 50g đậu xanh
- 100g gạo nếp
- Gia vị
Cách làm:
- Bí đỏ gọt vỏ cắt miếng nhỏ. Đậu xanh ngâm nước 30 phút. Gạo nếp vo sạch.
- Cho bí đỏ vào nồi thêm nước ninh nhừ. Gạo nếp và đậu xanh tán thành bột mịn và hòa với 200ml nước.
- Khi bí đỏ đã chín nhừ thì cho hỗn hợp bột đậu xanh và gạo nếp vào đảo đều, chú ý tránh để bột bị cháy khét và phải khuấy đều tay. Đợi tới khi hỗn hợp sôi trở lại 2-3 phút thì nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Cháo bí đỏ, đậu xanh chính là câu trả lời cho câu hỏi: Đau dạ dày nên ăn cháo gì nhé. Người bị đau dạ dày nên ăn liên tục 1 tuần để thấy hiệu quả. Món cháo này cung cấp rất nhiều năng lượng, nên người bệnh nên ăn vào buổi sáng sớm.
2.8 Cháo nấm hương
Tác dụng của nấm hương đối với dạ dày: Nấm hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đặc biệt, nấm hương có chứa nhiều loại axit amin có thể ngăn ngừa ung thư. Ăn cháo nấm hương có tác dụng giúp chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Cách làm món cháo nấm hương như sau:
Nguyên liệu:
- 50g nấm hương
- 30g gạo tẻ
- 20g gạo nếp
- Hành lá
- Gia vị
Cách làm:
- Nấm hương rửa sạch cắt lát mỏng. Hành lá xắt nhỏ. Gạo vo sạch.
- Cho gạo tẻ và gạo nếp vào nồi nấu chín nhừ. Sau đó cho nấm hương vào nấu tiếp khoảng 3 phút. Thêm hành lá vào, đảo đều và nêm gia vị vừa ăn.
Với món cháo nấm hương, người bị đau dạ dày nên ăn liên tục 3 bữa một ngày, ăn vào lúc đói bụng. Dùng liên tục trong 1 tuần. Lưu ý khi ăn cháo lúc còn nóng.
2.9 Cháo dạ dày, lá lách heo
Tác dụng của lá lách heo đối với dạ dày: Dạ dày và lá lách heo đều cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ăn cháo dạ dày, lá lách heo giúp dạ dày phục hồi chức năng và giúp vết loét dạ dày nhanh lành. Bởi vậy đau dạ dày nên ăn cháo gì? Các bạn đừng bỏ qua món cháo dạ dày, lá lách heo nhé.
Nguyên liệu:
- 1 cái dạ dày heo nhỏ
- 1 lá lách heo
- 100g gạo tẻ
- Hành lá, gia vị
Cách làm:
- Lá lách heo và dạ dày rửa sạch với gừng tươi và rượu nấu ăn cho hết mùi, cắt miếng mỏng vừa ăn. Gạo vo sạch. Hành lá xắt nhỏ.
- Lá lách và dạ dày heo đem ướp gia vị trong 15 phút. Đem gạo nấu cháo. Tới khi gạo mềm thì cho tiếp lá lách và dạ dày heo vào đun cùng.
- Nấu cho tới khi gạo chín mềm thì cho hành lá và nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Người bị đau dạ dày nên ăn khoảng 3 lần/tuần, nên ăn cháo lúc đói bụng và khi còn nóng.
2.10 Cháo nếp, long nhãn
Tác dụng của long nhãn đối với dạ dày:
- Long nhãn có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Chất xơ có nhiều trong long nhãn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
- Long nhãn còn giúp chống suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng. Nhờ vậy, ăn long nhãn có tác dụng tránh tình trạng đau bụng do stress.
Nguyên liệu:
- 50g long nhãn
- 100g gạo nếp
- 30g đường phèn
Cách làm:
- Long nhãn rửa sạch. Gạo nếp vo sạch.
- Cho 2l nước vào nồi đun sôi sau đó cho gạo nếp vào. Nấu nhỏ lửa khoảng 50 phút sau đó cho đường phèn vào.
- Cho long nhãn vào nồi đun khoảng 2-3 phút là hoàn thành
Món cháo nếp long nhãn nên ăn vào lúc nguội là tốt nhất. Mỗi tuần, người bị đau dạ dày có thể ăn 3 lần vì vậy bạn cũng không phải đau đầu với câu hỏi: Đau dạ dày nên ăn cháo gì rồi phải không nào. Người bị béo phì, tiểu đường có thể không thêm đường phèn vào món ăn. Phụ nữ có thai không nên ăn món cháo này.
2.11 Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo tôm
Tác dụng của cháo tôm đối với dạ dày:
- Tôm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đặc biệt trong tôm có chứa nhiều kali. Chất này có tác dụng thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng. Do đó, ăn cháo tôm không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp người bị đau dạ dày do stress giảm đau hiệu quả.
- Tôm cũng chứa ít chất béo khó tiêu nên hệ tiêu hóa sẽ hoạt động dễ dàng hơn.
Nguyên liệu:
- 100g tôm sú
- 100g gạo tẻ
- 2l nước dùng xương heo
- Hành lá
- Gia vị
Cách làm:
- Tôm làm sạch, bỏ vỏ băm nhuyễn. Vo sạch gạo. Hành lá băm nhỏ.
- Ướp thịt tôm với gia vị trong 10 phút. Cho gạo và nước dùng vào đun nhỏ lửa.
- Khi cháo đã chín mềm thì cho tiếp phần thịt tôm đã ướp vào khuấy đều cho tới khi cháo sôi trở lại. Thêm hành lá và nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Cháo tôm nên ăn lúc còn nóng. Người bị đau dạ dày nên ăn món cháo này khoảng 3-4 lần/tuần để mang lại tác dụng tốt. Không nên nấu nhiều tôm hơn lượng như trên cho mỗi lần sử dụng vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu.
2.12 Cháo phật thủ nấu với đường phèn
Tác dụng của phật thủ đối với dạ dày: Theo Đông y thì quả phật thủ có vị đắng, chua, cay và tính ấm. Do đó phật thủ có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, khó tiêu, đau dạ dày hiệu quả. Ăn phật thủ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Nguyên liệu:
- 15g phật thủ (chọn quả già, chín vàng, không dùng quả non vì sẽ làm cháo đắng)
- 60g gạo tẻ
- 30g đường phèn
Cách làm:
- Phật thủ rửa sạch thái lát mỏng. Gạo tẻ vo sạch.
- Đun phật thủ với nước cho tới khi phật thủ chín nhừ thì lọc lấy nước, bỏ bã.
- Dùng nước đó nấu cháo. Đun tới khi cháo chín mềm thì thêm đường phèn vào là hoàn thành.
Cháo phật thủ có thể ăn lúc nóng hoặc để nguội. Dùng liên tục món cháo này trong 1 tuần để thấy hiệu quả. Vầy đau dạ dày ăn cháo gì? Bạn đừng quên món cháo phật thủ nhé.
2.13 Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non
Tác dụng của rau sam đối với dạ dày: Rau sam có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Trong khi đó, búp ổi và hồng xiêm non giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ những độc tố và chất thải ra khỏi đường ruột. Món cháo rau sam kết hợp búp ổi và hồng xiêm non có tác dụng cải thiện tiêu hóa và giảm những cơn đau dạ dày. Với món cháo rau sam, búp ổi bạn đừng quên đau dạ dày nên ăn cháo gì nhé
Nguyên liệu:
- 90g rau sam
- 10g hồng xiêm non
- 20g búp ổi non
- 30g gạo tẻ
- Gia vị
Cách làm:
- Cách nguyên liệu đem rửa sạch sau đó cho vào nồi đun cùng 1.5l nước. Tới khi các nguyên liệu đã chín nhừ thì lọc lấy nước nấu cháo, bỏ bã.
- Cho gạo tẻ vào nước nấu bên trên, nấu thành cháo. Khi cháo chín thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Người bị đau dạ dày nên ăn món cháo này 2 lần mỗi ngày vào lúc đói. Ăn khi cháo còn nóng và dùng liên tục trong 3 ngày. Không nên nấu các nguyên liệu quá liều như trên vì có thể gây ra chứng táo bón.
2.14 Đau dạ dày ăn cháo gì? Bao tử heo nấu tiêu
Tác dụng của cháo bao tử heo nấu tiêu với dạ dày: Bao tử heo có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đặc biệt, bao tử heo còn giúp chữa bệnh về dạ dày, giảm tình trạng viêm loét dạ dày.
Nguyên liệu:
- 1 cái bao tử heo nhỏ
- 5 nhánh tiêu xanh
- Hành tím
- Gia vị
Cách làm:
- Bao tử heo làm sạch cắt miếng vừa ăn. Tiêu xanh rửa sạch. Hành tím băm nhỏ.
- Ướp bao tử heo với gia vị khoảng 15 phút. Sau đó, cho bao tử heo vào xào sơ qua với hành tím cho thơm.
- Cho nước vào nồi, thêm tiêu xanh bao tử heo và đun nhỏ lửa trong 20-30 phút. Nêm lại gia vị là hoàn thành.
Món bao tử heo nên dùng tiêu xanh vì có vị cay vừa phải, không gây kích ứng dạ dày. Khi nên nên tránh sử dụng tiêu đen cay nóng. Mỗi tuần, người bị đau dạ dày nên ăn món này khoảng 2-3 lần.
3. Người đau dạ dày nên ăn gì ngoài cháo?
Đọc đến phần này chắc chắn các bạn đã biết đau dạ dày nên ăn cháo gì rồi phải không? Vậy ngoài cháo, người bị đau dạ dày có thể sử dụng những món ăn sau đây:
- Súp: Cũng giống như cháo, súp là món ăn dễ tiêu hóa, nhiều nước và chứa nhiều dinh dưỡng. Do đó, ăn súp sẽ không tạo áp lực cho dạ dày và giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Bánh mì và trứng: Bánh mì và trứng là những món ăn tốt cho dạ dày. Bánh mì có tác dụng giúp trung hòa acid dạ dày, giảm acid dạ dày từ đó giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Trong khi đó, chỉ một quả trứng cũng giúp cung cấp đủ năng lượng cho một buổi sáng hoạt động mà bạn không phải ăn nhiều thức ăn khác khiến dạ dày bị quá tải.
- Sữa tươi và món ăn nhẹ: Dễ tiêu hóa, không tạo áp lực cho dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
- Ăn sáng bằng ngũ cốc như gạo lứt, mè đen, hạnh nhân: Chúng đều cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng và giàu chất chống oxy hóa nên giúp ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Bông cải xanh, mồng tơi, cà tím, bí đỏ, cà rốt, rau muống, rau ngót, bơ, chuối, táo,… đều là những loại rau củ quả giàu dinh dưỡng và tốt cho dạ dày.
Trên đây là tổng hợp những loại cháo ngo
n và bổ dưỡng nhất dành cho những người bị đau dạ dày. Nếu đang băn khoăn đau dạ dày nên ăn cháo gì và đau dạ dày ăn cháo gì, hãy lưu lại những công thức trên và kết hợp để thay đổi thực đơn cho phù hợp, vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao lại chống ngán hiệu quả.
Xem thêm: Viêm da – Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và cách điều trị hiệu quả
Tin mới nhất
- Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết
- Hình ảnh của cây xạ đen thực tế và cách để nhận biết xạ đen thật
- Nấm lim xanh cách sử dụng sắc nấu uống, ngâm rượu, đắp mặt nạ
- Viêm tuỵ cấp
- Nấm lim chữa bệnh gì cách dùng nấm lim xanh chữa bệnh ung thư
- 14 lời khuyên khi bạn có người thân bị ung thư
- Không cắt bao quy đầu có quan hệ, sinh con được không?
- Chia sẻ cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà
- Đông trùng hạ thảo nguyên con có gì đặc biệt, dùng thế nào, giá cả ra sao?
- Bệnh COPD là gì? Triệu chứng và chẩn đoán bệnh hiệu quả