Hình ảnh của cây xạ đen thực tế và cách để nhận biết xạ đen thật
Hình ảnh của cây xạ đen đang được phát tán rất nhiều trên mạng. Đặc biệt là các trang báo nói về công dụng chữa bệnh thần kì của loại cây thuốc Nam này. Đây được xem như là một loại “thần dược” với công dụng nổi trội đó là hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số hình ảnh của cây xạ đen ngoài thực tế và cách phân biệt xạ đen thật giả.
Sơ lược về cây xạ đen
Cây xạ đen là loài thực vật thuộc họ Celastreae. Chúng được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1851. Cây xạ đen còn có các tên gọi là bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối (thuộc ), hay quả nâu, hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt Nam).
Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10 cm. Cuống hoa 2 – 4 mm. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1 cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 – 5; Ra quả tháng 8 – 12
Trong xạ đen có các hoạt chất Fanavolnoid ; Quinon (có tác dụng phòng chống Ung thư và làm cho tế bào Ung thư hóa lỏng dễ tiêu); hợp chất Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn). Đây là một trong số những hoạt chất rất quý mà ít thấy ở các cây thuốc khác. Không những vậy, các dưỡng chất có lợi trong xạ đen còn có thể giải độc, dễ tiêu, chữa trị chứng mụn nhọt, hạn chế sự hình thành và phát triển của các khối u, giúp sức đề kháng của sức khỏe tăng cao hơn.
Một số hình ảnh của cây xạ đen trong thực tế
Trên mạng hiện nay truyền nhau rất nhiều hình ảnh của cây xạ đen. Tuy nhiên không phải hình nào cũng đúng sự thật. Dưới đây là một số hình ảnh của cây xạ đen khi trồng, cũng như hình ảnh một số bộ phận của cây xạ đen khi tươi và khi khô.
Hình ảnh của cây xạ đen ngoài thực tế. Lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh.
Hình ảnh của cây xạ đen – lá xạ đen tươi. Cây xạ đen rất dễ bị nhầm lẫn với cây xạ vàng. Cần phải lưu ý lá xạ đen dày hơn lá xạ vàng.
Cách nhận biết cây xạ đen thật
Thị trường mua bán xạ đen hiện nay vô cùng nhộn nhịp cùng với vô số đại lý buôn bán. Việc tìm mua xạ đen chất lượng, có hiệu quả không phải là một việc đơn giản. Do đó, việc tìm mua xạ đen phải hết sức cẩn thận, cần phải mua ở những nơi uy tín.
Hơn nữa, để tránh mua phải hàng nhái hàng kém chất lượng, ta phải tự trang bị kiến thức về cách phân biệt xạ đen thật và giả. Dưới đây là một số cách để giúp nhận biết xạ đen thật dễ dàng hơn.
Cách phân biệt cây xạ đen tươi
Cây xạ đen Hoà Bình chính gốc là loại cây dây leo, thân gỗ không có lông hay mọc thành bụi. Thân dây leo nhỏ như chiếc đũa, to nhất mới bằng đầu ngón chân cái. Đặc điểm của cây xạ đen khi băm nhỏ thân cây ngay lập tức nó sẽ chuyển sang màu đen mực. Các bạn nên lưu ý điểm này đây là cách nhận biết cây xạ đen thật giả.
Lá xạ đen dày hơn, có răng cưa, lúc còn non lá có màu đỏ tía, khi lớn và già lá có màu xanh đậm. Khi vò lá xạ đen sẽ ra nhựa màu đen và thân có màu sẫm.
Tham khảo thêm:
Phân biệt xạ đen thật
Phân biệt xạ đen phơi khô
Cách nhận biết cây xạ đen với cây xạ vàng khi còn tươi có thể dựa vào màu sắc và hình dáng của lá, thân cây bên ngoài. Vậy khi phơi khô thì làm thế nào đến nhận biết được xạ đen thật? Thông thường khi phơi khô, người ta rất dễ nhầm lẫn giữa xạ đen và xạ vàng. Dưới đây là cách phân biệt.
Cây xạ đen khô:
- Lá cây khi phơi khô có mùi thơm nhẹ, lá không bị dòn và vụn
- Thân xạ đen phơi khô có mùi thơm, có sắc đen do nhựa cây chảy ra ở vân gỗ
Cây xạ vàng khô:
- Lá phơi rất dòn, dễ vụn và đặc biệt có mùi ngái, thân rỗng màu trắng.
- Thân xạ vàng không có mùi vị gì.
Xạ đen vàng có lá mỏng, màu xanh, lá không có răng cưa và hoàn toàn không có sắc tím. Ngoài ra, thân cây có màu xanh.
Màu sắc nước khi pha
- Lá hoặc thân xạ đen khi pha nước có màu nâu đậm, vị ngọt nhẹ rất dễ uống
- Còn với cây xạ vàng khi pha có màu vàng nhạt, uống có mùi ngái không thơm.
Trên đây là những cách nhận biết xạ đen thật và một vài cách để phân biệt xạ đen với xạ vàng. Để tránh mua phải xạ đen giả, nhái và kém chất lượng thì mỗi chúng ta cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh bị các thành phần xấu lợi dụng, gây hại đến sức khỏe.
&
Tin mới nhất
- Hướng dẫn sử dụng nấm lim xanh sắc nấu ngâm rượu đắp mặt nạ
- U hạt phổi và những điều bạn cần biết
- Hành trình rớt nước mắt của vị Thầy thuốc Đông y bán vàng cưới nuôi mơ ước cứu người
- Ung thư dạ dày nên ăn gì? Những lưu ý cho người bị ung thư dạ dày
- Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?
- Rối loạn giấc ngủ khi mang thai có tự hết không?
- U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
- U nguyên bào thần kinh đệm là gì?
- 7 Thực phẩm chức năng xương khớp của Úc tốt nhất 2020
- Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện bệnh?