Lao phổi
Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. Vì vậy, hiện nay nhiều người thường dùng từ “lao” và “lao phổi” để thay thế cho nhau.
Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. Vì vậy, hiện nay nhiều người thường dùng từ “lao” và “lao phổi” để thay thế cho nhau.
Vậy bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị lao phổi? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Vậy bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị lao phổi? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung
Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi xảy ra khi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis) trực tiếp tấn công phổi và phá hủy các mô tế bào của cơ quan này. Nếu không sớm được chữa trị, vi khuẩn có thể lây sang nhiều cơ quan khác.
Sau khi xâm nhập cơ thể, không phải lúc nào vi khuẩn lao cũng lập tức gây bệnh. Do đó, tình trạng nhiễm khuẩn lao thường được chia thành hai trường hợp gồm:
- Bệnh lao tiềm ẩn: người khỏe mạnh mang mầm bệnh trong người nhưng không xuất hiện triệu chứng lao phổi do hệ miễn dịch đủ mạnh để kiềm chế vi khuẩn.
- Bệnh lao phổi có biểu hiện lâm sàng: 5 – 10% người nhiễm khuẩn M. tuberculosis sẽ bị bệnh lao phổi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), 50% trong số trên sẽ phát bệnh sau 2 – 5 năm kể từ thời điểm nhiễm trùng. Giai đoạn này gọi là thời gian ủ bệnh lao.
Thực trạng bệnh lao phổi tại Việt Nam
Theo văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có đến 180.000 ca bệnh và khoảng 17.000 trường hợp tử vong do lao, cao gấp 2 lần so với số người tử vong tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm trong nhóm 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-TB) cao, chiếm khoảng 85% số ca bệnh kháng thuốc ước tính trên toàn cầu (3.500 ca lao kháng đa thuốc/năm). Để giúp bạn hiểu hơn về thực trạng bệnh lao phổi tại Việt Nam, Hello Bacsi xin giới thiệu đến bạn đọc những con số “biết nói” thông qua infographic dưới đây.
Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi xảy ra khi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis) trực tiếp tấn công phổi và phá hủy các mô tế bào của cơ quan này. Nếu không sớm được chữa trị, vi khuẩn có thể lây sang nhiều cơ quan khác.
Sau khi xâm nhập cơ thể, không phải lúc nào vi khuẩn lao cũng lập tức gây bệnh. Do đó, tình trạng nhiễm khuẩn lao thường được chia thành hai trường hợp gồm:
- Bệnh lao tiềm ẩn: người khỏe mạnh mang mầm bệnh trong người nhưng không xuất hiện triệu chứng lao phổi do hệ miễn dịch đủ mạnh để kiềm chế vi khuẩn.
- Bệnh lao phổi có biểu hiện lâm sàng: 5 – 10% người nhiễm khuẩn M. tuberculosis sẽ bị bệnh lao phổi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), 50% trong số trên sẽ phát bệnh sau 2 – 5 năm kể từ thời điểm nhiễm trùng. Giai đoạn này gọi là thời gian ủ bệnh lao.
Thực trạng bệnh lao phổi tại Việt Nam
Theo văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có đến 180.000 ca bệnh và khoảng 17.000 trường hợp tử vong do lao, cao gấp 2 lần so với số người tử vong tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm trong nhóm 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-TB) cao, chiếm khoảng 85% số ca bệnh kháng thuốc ước tính trên toàn cầu (3.500 ca lao kháng đa thuốc/năm). Để giúp bạn hiểu hơn về thực trạng bệnh lao phổi tại Việt Nam, Hello Bacsi xin giới thiệu đến bạn đọc những con số “biết nói” thông qua infographic dưới đây.
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp
Các dấu hiệu và triệu chứng lao phổi là gì?
Hầu hết trường hợp, những dấu hiệu lao phổi sẽ cần thời gian ủ bệnh để phát triển. Đồng thời, triệu chứng lao phổi ở mỗi người có thể không giống nhau.
Nhìn chung, các dấu hiệu lao phổi thường gặp gồm:
- Ho dữ dội, dai dẳng ít nhất ba tuần
- Cảm giác đau thắt ngực
- Ho ra máu hoặc có đờm trong phổi
- Khó thở
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện chung của người nhiễm khuẩn lao M. tuberculosis, ví dụ như:
- Sụt cân ngoài ý muốn
- Mất khẩu vị, chán ăn
- Buồn nôn và nôn
- Thường xuyên mệt mỏi toàn thân
- Thân nhiệt tăng cao gây sốt
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi đêm
Với trường hợp bị lao tiềm ẩn, người bệnh vẫn sẽ cảm thấy khỏe mạnh và không có bất kỳ biểu hiện sức khỏe suy yếu nào.
Các dấu hiệu và triệu chứng lao phổi là gì?
Hầu hết trường hợp, những dấu hiệu lao phổi sẽ cần thời gian ủ bệnh để phát triển. Đồng thời, triệu chứng lao phổi ở mỗi người có thể không giống nhau.
Nhìn chung, các dấu hiệu lao phổi thường gặp gồm:
- Ho dữ dội, dai dẳng ít nhất ba tuần
- Cảm giác đau thắt ngực
- Ho ra máu hoặc có đờm trong phổi
- Khó thở
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện chung của người nhiễm khuẩn lao M. tuberculosis, ví dụ như:
- Sụt cân ngoài ý muốn
- Mất khẩu vị, chán ăn
- Buồn nôn và nôn
- Thường xuyên mệt mỏi toàn thân
- Thân nhiệt tăng cao gây sốt
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi đêm
Với trường hợp bị lao tiềm ẩn, người bệnh vẫn sẽ cảm thấy khỏe mạnh và không có bất kỳ biểu hiện sức khỏe suy yếu nào.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tiến hành điều trị phù hợp khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào dưới đây, bao gồm:
- Tình trạng ho dai dẳng kéo dài quá ba tuần
- Ho ra đờm đặc hoặc có máu lẫn trong dịch đờm
- Sụt cân ngoài ý muốn
- Toàn thân suy nhược, bần thần
- Cổ sưng lên rõ rệt
- Đau ngực
- Thân nhiệt tăng cao
- Đổ mồ hôi đêm quá nhiều
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tiến hành điều trị phù hợp khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào dưới đây, bao gồm:
- Tình trạng ho dai dẳng kéo dài quá ba tuần
- Ho ra đờm đặc hoặc có máu lẫn trong dịch đờm
- Sụt cân ngoài ý muốn
- Toàn thân suy nhược, bần thần
- Cổ sưng lên rõ rệt
- Đau ngực
- Thân nhiệt tăng cao
- Đổ mồ hôi đêm quá nhiều
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân bệnh lao phổi là gì?
Tác nhân duy nhất gây bệnh lao phổi là vi khuẩn M. tuberculosis. Theo thống kê, khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm chủng vi sinh vật gây bệnh này. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 – 20% trong số đó phát bệnh và có biểu hiện lâm sàng. Số còn lại sẽ rơi vào trường hợp bệnh lao tiềm ẩn.
Đâu là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bệnh lao phổi. Tuy nhiên, rủi ro mắc bệnh ở một số người có thể cao hơn những người còn lại bởi nhiều nguyên do, ví dụ như:
Hệ miễn dịch yếu
Nguyên nhân suy giảm miễn dịch có thể là do:
- Nhiễm HIV
- Một số bệnh lý mạn tính như loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn, ung thư
- Nghiện ma túy, bia, rượu, thuốc lá
- Trị liệu lâu dài với một số loại thuốc tiêm tĩnh mạch, corticoid, hóa chất điều trị ung thư…
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhằm chống thải ghép
- Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và vảy nến
- Suy dinh dưỡng
Đi du lịch hoặc sống ở một số khu vực nhất định
Một số vùng sẽ có tỷ lệ nhiễm lao và bệnh lao kháng thuốc cao như:
- Châu Phi
- Đông Âu
- Châu Á
- Nga
- Nam Mỹ
- Quần đảo Caribe
Bệnh lao phổi có lây không?
Hiểu rõ vấn đề bệnh lao phổi có lây không và lây qua đường nào là một trong những yếu tố giúp mọi người giảm thiểu rủi ro gặp phải tình trạng sức khỏe này.
Do vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu nên lao phổi rất dễ lây truyền từ người sang người. Khuẩn M. tuberculosis có thể dễ dàng phát tán ra ngoài môi trường khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện và xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh gần đó.
Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể người bệnh cũng là một con đường lây nhiễm khác của bệnh lao phổi.
Nguyên nhân bệnh lao phổi là gì?
Tác nhân duy nhất gây bệnh lao phổi là vi khuẩn M. tuberculosis. Theo thống kê, khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm chủng vi sinh vật gây bệnh này. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 – 20% trong số đó phát bệnh và có biểu hiện lâm sàng. Số còn lại sẽ rơi vào trường hợp bệnh lao tiềm ẩn.
Đâu là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bệnh lao phổi. Tuy nhiên, rủi ro mắc bệnh ở một số người có thể cao hơn những người còn lại bởi nhiều nguyên do, ví dụ như:
Hệ miễn dịch yếu
Nguyên nhân suy giảm miễn dịch có thể là do:
- Nhiễm HIV
- Một số bệnh lý mạn tính như loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn, ung thư
- Nghiện ma túy, bia, rượu, thuốc lá
- Trị liệu lâu dài với một số loại thuốc tiêm tĩnh mạch, corticoid, hóa chất điều trị ung thư…
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhằm chống thải ghép
- Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và vảy nến
- Suy dinh dưỡng
Đi du lịch hoặc sống ở một số khu vực nhất định
Một số vùng sẽ có tỷ lệ nhiễm lao và bệnh lao kháng thuốc cao như:
- Châu Phi
- Đông Âu
- Châu Á
- Nga
- Nam Mỹ
- Quần đảo Caribe
Bệnh lao phổi có lây không?
Hiểu rõ vấn đề bệnh lao phổi có lây không và lây qua đường nào là một trong những yếu tố giúp mọi người giảm thiểu rủi ro gặp phải tình trạng sức khỏe này.
Do vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu nên lao phổi rất dễ lây truyền từ người sang người. Khuẩn M. tuberculosis có thể dễ dàng phát tán ra ngoài môi trường khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện và xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh gần đó.
Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể người bệnh cũng là một con đường lây nhiễm khác của bệnh lao phổi.
Biến chứng
Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Mặc dù tình trạng sức khỏe này vô cùng phổ biến tại Việt Nam nhưng thực tế, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan do không biết bệnh lao phổi có nguy hiểm không. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả mà còn tạo điều kiện phát triển biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Nếu không được can thiệp kịp thời, vi khuẩn lao M. tuberculosis có thể lây lan khắp cơ thể, từ đó phát sinh hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến hệ tim mạch, quá trình trao đổi chất cũng như chức năng của cơ quan, bộ phận khác.
Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Mặc dù tình trạng sức khỏe này vô cùng phổ biến tại Việt Nam nhưng thực tế, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan do không biết bệnh lao phổi có nguy hiểm không. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả mà còn tạo điều kiện phát triển biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Nếu không được can thiệp kịp thời, vi khuẩn lao M. tuberculosis có thể lây lan khắp cơ thể, từ đó phát sinh hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến hệ tim mạch, quá trình trao đổi chất cũng như chức năng của cơ quan, bộ phận khác.
Trong một số trường hợp, bệnh lao phổi còn có nguy cơ kéo theo nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh với tỷ lệ tử vong cao.
Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh lao phổi để hiểu rõ hơn
Trong một số trường hợp, bệnh lao phổi còn có nguy cơ kéo theo nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh với tỷ lệ tử vong cao.
Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh lao phổi để hiểu rõ hơn
Chẩn đoán và điều trị
Những xét nghiệm lao dùng trong chẩn đoán bệnh lao phổi là gì?
Trước tiên, các bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử cũng như những triệu chứng lao phổi mà bạn gặp phải. Bạn nên mô tả thật chi tiết những đặc tính của cơn ho, đờm, cường độ đau tức ngực cũng như những biểu hiện khác.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, đồng thời yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm lao nhằm xác nhận liệu bạn có đang nhiễm khuẩn lao hay không. Các thủ thuật này có thể gồm:
- Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
- Xét nghiệm Xpert MTB/RIF
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
- Chụp X-quang phổi
Bệnh lao phổi có chữa được không?
Một trong những mối bận tâm hàng đầu của người bị nhiễm khuẩn M. tuberculosis là bệnh lao phổi có chữa được không. Với nền y học phát triển hiện đại, ngày nay việc điều trị bệnh lao phổi không còn quá khó khăn.
Các phương pháp điều trị lao phổi tiềm ẩn và bệnh có biểu hiện lâm sàng có thể không giống nhau hoàn toàn.
Với trường hợp bệnh lao tiềm ẩn, các bác sĩ thường sẽ đề xuất giải pháp dùng thuốc kháng sinh hàng ngày, cụ thể hơn là isoniazid, trong vòng 6-9 tháng. Trong khi đó, với tình trạng bệnh lao có biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ cần sử dụng nhiều loại kháng sinh kết hợp trong vòng 6 – 12 tháng. Toa thuốc điều trị lao phổi thường gồm:
- Isoniazid
- Rifampicin
- Ryrazinamid
- Streptomycin
- Ethambutol
Hầu hết người bệnh có thể điều trị lao phổi tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn cần nhập viện trong thời gian ngắn để bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị, người bệnh bắt buộc phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn chặn bệnh tái phát, đồng thời giảm thiểu rủi ro vi khuẩn kháng thuốc.
Khám lao phổi ở đâu?
Để khám và điều trị lao phổi hiệu quả, bạn nên tìm đến những bệnh viện uy tín. Sau đây là một số bệnh viện bạn có thể tham khảo:
- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
- Đại học Y dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
- Bệnh viện nhân dân Gia Định: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Bệnh viện Phổi Trung ương: Số 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Những xét nghiệm lao dùng trong chẩn đoán bệnh lao phổi là gì?
Trước tiên, các bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử cũng như những triệu chứng lao phổi mà bạn gặp phải. Bạn nên mô tả thật chi tiết những đặc tính của cơn ho, đờm, cường độ đau tức ngực cũng như những biểu hiện khác.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, đồng thời yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm lao nhằm xác nhận liệu bạn có đang nhiễm khuẩn lao hay không. Các thủ thuật này có thể gồm:
- Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
- Xét nghiệm Xpert MTB/RIF
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
- Chụp X-quang phổi
Bệnh lao phổi có chữa được không?
Một trong những mối bận tâm hàng đầu của người bị nhiễm khuẩn M. tuberculosis là bệnh lao phổi có chữa được không. Với nền y học phát triển hiện đại, ngày nay việc điều trị bệnh lao phổi không còn quá khó khăn.
Các phương pháp điều trị lao phổi tiềm ẩn và bệnh có biểu hiện lâm sàng có thể không giống nhau hoàn toàn.
Với trường hợp bệnh lao tiềm ẩn, các bác sĩ thường sẽ đề xuất giải pháp dùng thuốc kháng sinh hàng ngày, cụ thể hơn là isoniazid, trong vòng 6-9 tháng. Trong khi đó, với tình trạng bệnh lao có biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ cần sử dụng nhiều loại kháng sinh kết hợp trong vòng 6 – 12 tháng. Toa thuốc điều trị lao phổi thường gồm:
- Isoniazid
- Rifampicin
- Ryrazinamid
- Streptomycin
- Ethambutol
Hầu hết người bệnh có thể điều trị lao phổi tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn cần nhập viện trong thời gian ngắn để bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị, người bệnh bắt buộc phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn chặn bệnh tái phát, đồng thời giảm thiểu rủi ro vi khuẩn kháng thuốc.
Khám lao phổi ở đâu?
Để khám và điều trị lao phổi hiệu quả, bạn nên tìm đến những bệnh viện uy tín. Sau đây là một số bệnh viện bạn có thể tham khảo:
- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
- Đại học Y dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
- Bệnh viện nhân dân Gia Định: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Bệnh viện Phổi Trung ương: Số 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Phòng ngừa
Phòng ngừa bệnh lao phổi như thế nào mới hiệu quả?
Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp ngăn ngừa bệnh lao phổi hữu hiệu nhất hiện nay. Đặc biệt, các chuyên gia còn khuyến nghị trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng bệnh lao ngay tháng đầu chào đời.
Ngoài ra, áp dụng một số thói quen sống lành mạnh có thể hỗ trợ phòng chống nhiễm khuẩn lao, ví dụ như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- Ngủ đủ giấc
- Thường xuyên rèn luyện thể chất
- Hạn chế uống bia, rượu…
- Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích gây nghiện như ma túy
- Giữ vệ sinh nơi sinh sống cũng như làm việc sạch sẽ
- Khám sức khỏe định kỳ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh lao phổi như thế nào mới hiệu quả?
Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp ngăn ngừa bệnh lao phổi hữu hiệu nhất hiện nay. Đặc biệt, các chuyên gia còn khuyến nghị trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng bệnh lao ngay tháng đầu chào đời.
Ngoài ra, áp dụng một số thói quen sống lành mạnh có thể hỗ trợ phòng chống nhiễm khuẩn lao, ví dụ như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- Ngủ đủ giấc
- Thường xuyên rèn luyện thể chất
- Hạn chế uống bia, rượu…
- Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích gây nghiện như ma túy
- Giữ vệ sinh nơi sinh sống cũng như làm việc sạch sẽ
- Khám sức khỏe định kỳ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: 5+ Cách điều trị bệnh viêm gan B được đánh giá cao hiện nay
Tin mới nhất
- Cách điều trị gout phổ biến an toàn, hiệu quả nhất hiện nay
- Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Hoàng Gia
- Viêm họng nổi hạch ở cổ: Biểu hiện nguy hiểm cần khám ngay
- Nám da mặt ở nam giới và các biện pháp xử lý đơn giản hiệu quả
- Ung thư âm đạo – bệnh phụ nữ cần biết
- Đái tháo đường típ 2 nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như thế nào?
- Nấm Linh Chi Có Thật Sự Tốt Cho Bệnh Đại Tràng Co Thắt?
- Bệnh lao phổi có chữa được không? – Giải đáp thắc mắc
- Sau mổ ung thư vú nên ăn gì? Các loại thực phẩm giúp ngừa tái phát
- Đau dạ dày: Những triệu chứng điển hình và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Điều trị nhiễm Helicobacter pylori trong tình hình kháng thuốc hiện nay
- Kiến thức chung về cây xạ đen Uống lá xạ đen có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng cây lá xạ đen
- TIN TỨC UNG THƯ Top 10 thuốc chữa bệnh liệt dương hiệu quả nhất 2020
- TIN TỨC UNG THƯ 15 Công dụng của Đậu Đen cực tốt cho sức khỏe