Top 7 thuốc trị ho có đờm hiệu quả thường được kê đơn
Ho có đờm thường gây ra cảm giác đau rát cổ họng, khó chịu và mệt mỏi trong người kéo dài. Người mắc bệnh thường có xu hướng sử dụng thuốc Tây để trị các triệu chứng ho nhanh chóng. Vậy, đâu mới là thuốc trị ho có đờm hiệu quả, có tác dụng nhanh, triệt để thường được bác sĩ kê đơn?
Ho có đờm uống thuốc gì? Top 7 loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả
Ho có đờm là biểu hiện của cơ quan hô hấp khi bị bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm khí phế quản, viêm họng, viêm mũi và viêm xoang. Ho có đờm kéo dài không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, uể oải trong người mà còn khiến mũi nghẹt, cổ họng vướng mắc, ngứa ngáy, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao tiếp và ăn uống hằng ngày.
Vậy ho có đờm uống thuốc gì?
Trong trường hợp bệnh còn nhẹ người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc thiên nhiên, lành tính. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm có thể chuyển sang dùng một số loại thuốc Tây đặc trị như sau:
Thuốc tây trị ho có đờm hiệu quả – Terpin hydrate
Terpin hydrate là một loại thuốc ho có tác dụng loãng đờm, giảm độ bám dính, tính chất, số lượng và các đặc tính của đờm. Thuốc gồm có hai thành phần chính là Terpineol và Codein phosphat. Trong đó Codein là hoạt chất tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ức chế tại trung tâm hô hấp giúp người bệnh giảm ho và giảm đau. Còn Terpineol có chức năng là hoạt hóa dịch nhầy để dễ dàng đẩy dịch tiết này thoát ra ngoài môi trường.
Mặc dù có hiệu quả cao, song khi dùng loại thuốc này, người bệnh có thể mắc một số tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, choáng váng, buồn ngủ,… Một số trường hợp hiếm gặp hơn thì thuốc còn có thể gây khó thở, phát ban, mẩn ngứa, lú lẫn,… Nên người bệnh phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng: Mỗi lần dùng một viên nén 100mg, dùng từ 3 – 4 lần/ ngày. Liều dùng cho trẻ em cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Giá bán tham khảo: khoảng 25 000 đến 30 000 VNĐ / hộp x 10 vỉ x 10 viên
Ho có đờm uống gì hết? – Natri benzoat
Cũng giống như Terpin hydrate, Natri benzoat là loại thuốc thuộc nhóm thuốc làm loãng dịch hô hấp. Tuy nhiên, Natri benzoat còn có thêm khả năng kháng khuẩn, sát khuẩn hô hấp. Bởi vậy, loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ho khan và ho có đờm.
Hiện tại cơ chế hoạt động của Natri benzoat chưa được làm rõ. Ngoài ra khi sử dụng loại thuốc này người bệnh có thể bị đau đầu và phù nề do tích lũy ion Na + trong cơ thể, do vậy người bệnh nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn nhất.
- Hướng dẫn sử dụng: Uống 1-4g/ ngày chia làm 2 – 3 lần
- Giá bán tham khảo: Giá bán đang được cập nhập và có sự chênh lệch giữa các hiệu thuốc. Người bệnh nên đến trực tiếp các nhà thuốc để biết được mức giá chính xác
Ambroxol
Ambroxol là một hoạt chất chuyển hóa của Bromhexin thuộc nhóm thuốc Tây giúp giảm đờm hiệu quả. Tác dụng chính của Ambroxol là làm tiêu dịch đờm trong cơ quan hô hấp. Hiện tại cơ chế hoạt động của Ambroxol vẫn chưa được nghiên cứu chính xác hoàn toàn song hiệu quả long đờm đã được chứng minh trên thực nghiệm lâm sàng và được nhiều người sử dụng thấy hiệu quả cao.
Thuốc chữa ho có đờm Ambroxol thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp ho có đờm do tăng tiết dịch phế quản bất thường trong một số bệnh. Điển hình như bệnh hen phế quản, viêm phế quản mãn tính và viêm phế quản dạng hen.
Cũng như các loại thuốc tây trị ho có đờm khác, Ambroxol có thể gây ra một số phản ứng cơ thể như ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa và khó tiêu. Ngoài ra ở một số trường hợp quá nhạy cảm, thuốc còn có thể gây phản ứng tự bảo vệ dạng cấp tính của cơ thể.
- Hướng dẫn sử dụng: dùng cho trẻ trên 10 tuổi, dùng từ 2 đến 4 viên (30mg) mỗi ngày, chia làm 2 lần.
- Giá bán tham khảo: khoảng 38.000 x hộp 10 vỉ x 10 viên.
Đơn thuốc trị ho có đờm với Acetylcystein
Cũng thuộc nhóm thuốc giáng đờm như Ambroxol, Acetylcystein có tác dụng giảm độ quánh, bám dính đờm theo cơ chế tách đôi các kết nối disulfua trong mucoprotein. Từ đó hình thành các kích thích và tạo các điều kiện thuận lợi để cơ thể khạc, ho ở biên độ thích hợp nhằm tống đờm ra khỏi cơ quan hô hấp nhanh và nhiều nhất.
Tuy nhiên, Acetylcystein chống chỉ định với người có tiền sử hen suyễn. Khi dùng thuốc, nếu bệnh nhân giảm khả năng ho, cần sử dụng thiết bị hút đờm nhằm hút dịch đờm ra khỏi vùng tiết dịch hô hấp.
Acetylcystein được đánh giá là tương đối an toàn và ít khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng với người dùng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải đó là phát ban, nổi mề đay, chảy nước mũi nhiều, viêm miệng, ù tai, đau đầu hoặc buồn ngủ.
- Hướng dẫn sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi dùng 1 gói x 3 lần mỗi ngày. Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi dùng 200 mg chia làm 2 lần/ ngày
- Giá bán tham khảo: khoảng 40.000/ hộp 10 vỉ x 10 viên
Thuốc trị ho có đờm cho người lớn – Guaifenesin
Guaifenesin có tác dụng làm trơn, thoáng vùng cổ họng bị kích thích và làm giảm độ bám dính của chất đờm nhầy. Từ đó thúc đẩy quá trình dẫn lưu các chất đờm kết dính trong họng ra bên ngoài và cải thiện các cơn ho có đờm.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc Guaifenesin, bởi một số tác dụng phụ mà nó có thể gây ra như: đau đầu, chóng mặt, mề đay, đau bụng, đau dạ dày, buồn nôn,…
- Hướng dẫn sử dụng: dùng từ 200 – 400mg/ liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ
- Giá bán tham khảo: Đang cập nhật, tham khảo tại các hiệu thuốc để có mức giá chính xác
Thuốc trị ho có đờm ở trẻ em Bromhexin
Thuốc ho trị đờm Bromhexin hiện nay là một trong những loại thuốc được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn sử dụng cho con em. Nguyên lý hoạt động của thuốc là kích hoạt biểu mô có lông vận chuyển và làm giảm độ kết dính của dịch tiết hô hấp, từ đó giúp đờm dễ dàng được đào thải ra ngoài thông qua hoạt động ho và khạc.
Các chế phẩm chứa Bromhexin hầu hết đều được dung nạp tốt và chỉ gây ra một số phản ứng cơ thể có mức độ nhẹ như buồn nôn, đau bụng.
Tuy nhiên, nếu chọn sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần tránh dùng chung với một số kháng sinh như Amoxicillin, Cefuroxime, Doxycycline và Erythromycin. Bởi Bromhexin rất dễ gây tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.
- Hướng dẫn sử dụng: Người trên 12 tuổi uống 8mg x 3 lần/ ngày. Trẻ từ 6 – 12 tuổi uống 4mg x 3 lần/ ngày và từ 2 – 6 tuổi uống 4mg x 2 lần/ ngày. Chú ý dùng thuốc ngay sau khi ăn.
- Giá bán tham khảo: đơn giá của Bromhexin là 18000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên
Carbocistein
Carbocistein là loại thuốc thường được kê đơn trong điều trị cải thiện các triệu chứng ho. Nhờ khả năng cắt đứt liên kết giữa chuỗi peptide của mupcin và disulfides, Carbocistein có thể làm giảm độ dính và đặc của dịch tiết hô hấp. Từ đó thuốc giúp đờm dễ đào thải ra ngoài thông qua phản xạ ho, khạc của người bệnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia y khoa khuyên rằng, nếu sử dụng Carbocistein để trị ho có đờm, người bệnh chỉ nên dùng trong 5 ngày liên tiếp. Nếu xuất hiện các biểu hiện như tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, nên dừng thuốc và thông báo với bác sĩ để được giảm liều lượng.
- Hướng dẫn sử dụng: Người dưới 12 tuổi: dùng 1 – 2 gói x 3 lần/ ngày, người trên 12 tuổi dùng ngày 3 gói x 3 lần, có thể dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn
- Giá bán tham khảo: khoảng 40.000 / hộp 30 gói
Bài thuốc nam trị ho có đờm Thanh hầu bổ phế thang
Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc được nghiên cứu đặc trị ho có đờm. Thuốc được bào chế ở dạng tiện lợi, sử dụng hoàn toàn thảo dược, được kiểm nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng, có độ an toàn cao nên khá an toàn cho cả người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102: “Việc sử dụng thuốc điều trị ho có đờm cần thận trọng. Bởi bản chất các cơn ho là phản xạ có lợi để tống các dị vật, trong đó có đờm ra khỏi đường hô hấp. Nếu chỉ sử dụng các loại thuốc trị ho có đờm với mục đích giải quyết triệu chứng, cắt cơn ho, long đờm không đúng cách có thể khiến đờm tiết ra nhiều hơn, không ho khạc ra ngoài được, gây bít tắc đường thở, khó thở, tổn thương phổi. Chính vì vậy, khi điều trị ho có đờm, người bệnh cần chú trọng giải quyết căn nguyên gây ho và đờm trong hệ thống hô hấp”.
Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, đờm là chất dịch nhầy, nhớt và dính, được tiết ra trong quá trình hoạt động của phủ tạng. Đờm có liên quan đến phế, tỳ, có thể là nguyên nhân gây ho, suyễn. Chính vì vậy, để dứt điểm ho có đờm cần loại bỏ căn nguyên bên trong, tác động đến phế, tỳ, phục hồi các tổn thương ở phổi.
Dựa trên nguyên tắc này, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang áp dụng cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, mang lại quả chữa ho có đờm vượt trội:
- Bổ chính: Bổ phế, kiện tỳ, loại bỏ và phục hồi các tổn thương ở phổi, tăng sức đề kháng, miễn dịch, ngừa bệnh tái phát.
- Khu tà: Chống viêm, diệt khuẩn, tiêu đờm, hóa đàm, thông khiếu, làm thông thoáng đường thở, cải thiện các kích thích ở niêm mạc họng, giảm ho, đau rát họng, đau tức ngực….
Với nguyên tắc điều trị này, bài thuốc kết hợp 32 vị nam dược quý, nổi bật có tang diệp, cúc hoa, bạch truật, thục địa, bạch cương tàm, quất hồng bì…. Dược liệu được thu hái tại các vườn thảo dược đạt chuẩn GACP – WHO, được kiểm nghiệm độc tính cấp diễn và bán trường diễn trước khi điều trị nên có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.
Các dược liệu trong bài thuốc có tác dụng công bổ khác nhau, được gia giảm theo phác đồ điều trị ho gồm 3 giai đoạn:
Tùy thuộc vào căn nguyên, mức độ triệu chứng và cơ địa của mỗi người, các giai đoạn điều trị trong phác đồ chữa ho Quân dân 102 có thể được thay đổi về thứ tự, thành phần thuốc và nguyên tắc chữa.
Nhằm gia tăng độ chính xác khi xác định căn nguyên gây bệnh, giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp hơn, bệnh viện Quân dân 102 đã tiên phong kết hợp tây y trong chẩn đoán. Người bệnh sẽ được kiểm tra, đánh giá toàn diện bằng các phương pháp bắt mạch, xét nghiệm máu, đờm, chụp X – Quang, nội soi, siêu âm… Phương pháp này gọi là Đông y có biện chứng, được nhiều chuyên gia đánh giá là bước tiến hiện đại hóa YHCT, giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị bệnh, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí chữa trị.
Để kiểm chứng hiệu quả chữa ho bằng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang, một thống kê được thực hiện năm 2020 trên 85.000 người bệnh dùng thuốc. Kết quả cho thấy có tới hơn 81.5% tổng số người bệnh đã khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 – 4 tháng sử dụng thuốc.
Nhiều phản hồi, đánh giá tích cực của người bệnh được ghi nhận tại các diễn đàn, hội nhóm, trang tin sức khỏe, y tế:
ĐỌC NGAY:
- [THỰC HƯ] Hiệu quả DỨT ĐIỂM ho có đờm, ho dai dẳng, ho gà bằng giải pháp trị ho Quân Dân 102?
- [Review thực tế] Bệnh nhân ho mãn tính 6 tháng KHỎI BỆNH chỉ sau 2 tháng dùng thuốc
Trường hợp đang gặp các triệu chứng ho khó chịu hãy liên hệ địa chỉ:
- Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm. Hotline 0888.598.102
- Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh. Hotline 0888.698.102
- Fanpage: Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102
- Website: benhvientaimuihong102.org
Lưu ý khi dùng thuốc trị ho có đờm tại nhà
Khi dùng thuốc tây trị ho có đờm, các triệu chứng thường được tiêu giảm nhanh chóng chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách, người bệnh có thể phải chịu một số ảnh hưởng xấu.
Vì vậy để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc trị ho đờm, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Với những trường hợp bệnh nhẹ, ho ít, đờm loãng trắng trong nên tận dụng các bài thuốc trị ho có đờm tự nhiên như gừng, bạc hà, cam thảo, hoa cúc, tía tô,… để cải thiện. Những thảo dược này đều có tác dụng long đờm và giảm ho rất hiệu quả mà không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như khi dùng thuốc tây.
- Chỉ sử dụng thuốc tây trị ho đờm dưới sự hướng dẫn, tư vấn hoặc kê đơn từ các bác sĩ/ dược sĩ.
- Trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, người cho con bú hoặc người có vấn đề sức khỏe đặc biệt cần chủ động trao đổi với bác sĩ điều trị để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Trường hợp bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính nên cân nhắc kỹ trước khi dùng các loại thuốc trị ho long đờm. Bởi nếu không có khả năng khạc nhổ đờm, người bệnh có thể bị tăng lượng đờm tích lũy tại phổi gây ra tình trạng khó thở.
- Một số loại thuốc điều trị của người lớn có thể sử dụng cho trẻ em nhưng cần tham vấn chuyên gia để dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.
- Nếu bị chuyển sang ho khan, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế trung tâm gây ho như Dextromethorphan, Pholcodine, Codein,…
- Luôn chú ý giữ ấm cơ thể, không nên ăn thức uống lạnh, thường xuyên vệ sinh răng miệng và tránh tiếp xúc quá gần với người khỏe mạnh nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Trên đây là các loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả thường được các bác sĩ kê đơn. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn đọc tìm được giải pháp điều trị ho có đờm tốt nhất cho mình và những người thân yêu.
Tin mới nhất
- Cách phân biệt nấm lim xanh cách nhận biết lựa chọn nấm lim rừng
- Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: 5 cách hiệu quả bất ngờ
- “Vì sức khỏe người Việt VTV2” giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc
- 4 hình thức tập luyện cần thiết cho sức khỏe toàn diện
- Cẩm nang 15 câu hỏi về chữa trị và phòng tái phát ung thư vú
- Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?
- 8 bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày từ thảo dược dễ kiếm
- Ngón tay cò súng (hội chứng ngón tay bật)
- Uống Giảo Cổ Lam có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?
- Vì sao ăn chay: Phỏng vấn Bác Sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng