Ung thư cổ tử cung và những điều bạn phải biết

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp nhất với phụ nữ ở nước ta, Lứa tuổi phụ nữ thường gặp bệnh này thường từ 30 tuổi trở lên và phổ biến nhất là từ 40 đến 50 tuổi. Tuy rằng đây là loại bệnh ung thư nhiều người mắc phải nhưng lại là loại ung thư có thể phòng ngừa được nếu phát hiện sớm còn có thể điều trị tốt cho người bệnh.

1. Ung thư cổ tử cung là bệnh như thế nào?

Ung thư cổ tử cung mọc từ các tế bào của cổ tử cung, phần dưới của tử cung nối với âm đạo. Có và dòng virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân phần lớn gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Hệ miễn dịch của phụ nữ chống lại tốt sự nhiễm HPV. Tuy nhiên ở một số ít phụ nữ, virus lại sống sót nhiều năm, làm vài tế bào ở lớp lót cổ tử cung thành tế bào ung thư.

Ung thư cổ tử cung, một loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, là một căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung. Cổ tử cung là đoạn mở của tử cung. Tử cung là một bộ phận có hình quá lê, rỗng nơi bào thai phát triển. Cổ tử cung nối tử cung với âm đạo (ống sinh sản).

Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm. Trước khi phát hiện ra tế bào ung thư ở cổ tử cung, các mô ở cổ tử cung trải qua những thay đổi trong đó các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện (hiện tượng loạn sản). Những tế bào ung thư này thường được phát hiện nhờ việc làm phiến đồ âm đạo (xét nghiệm Pap).

Muộn hơn, Tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lan sâu thêm vào cổ tử cung và những vùng xung quanh.
Do ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng, bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm hàng loạt để tìm bệnh. Xét nghiệm đầu tiên là làm phiến đồ âm đạo Pap, được tiến hành bằng cách dùng một miếng bông, một bàn chải, hoặc một que gỗ nhỏ để cạo nhẹ bên ngoài cổ tử cung để lấy tế bào.

Nếu phát hiện ra tế bào bất thường bác sĩ phải cắt một mẫu mô (gọi là sinh thiết) ở cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi để xem có tế bào ung thư không. Sinh thiết mảnh mô nhỏ có thể được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. Nếu cần lấy một mảnh lớn hơn (cắt hình nón) bệnh nhân có thể phải đến bệnh viện.

Tiên lượng (khả năng hồi phục) và việc lựa chọn phương pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn ung thư (ung thư còn trong cổ tử cung hay đã lan sang bộ phận khác của cơ thể) và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Trong từng loại ung thư cổ tử cung, có những phương pháp điều trị riêng, Cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe.

2. Ung thư cổ tử cung căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa
Ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp của phụ nữ, đứng thứ 2 trên thế giới sau ung thư vú. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao đa phần do tỉ lệ phụ nữ đi khám phụ khoa định kỳ còn thấp, các chương trình nâng cao, tuyên truyền tầm soát chưa được phụ rộng.
Ung thư cổ tử cung xảy ra không đột ngột, phát triển chậm vì vậy không có dấu hiệu ung thư cổ tử cung dõ rệt. Trước khi phát hiện ra tế bào ung thư cổ tử cung, các mô ở cổ tử cung trãi qua những thay đổi trong đó các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện. Trong đó nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư.

3. Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Giai đoạn Tiền ung thư :
Khoảng 10% phụ nữ nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư, triệu chứng ung thư cổ tử cung bắt đầu rõ rết hơn và thường ở độ tuổi từ 25- 29, kéo dài trung bình từ 10-15 năm. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm ung thư và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.

Giai đoạn ung thư chưa di căn :
Khoảng 12% những người trong giai đoạn tiền ung thư phát triển thành ung thư. ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Giai đoạn này, phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có thể : cắt tử cung, hoặc kết hợp nạo các hạch có chọn lọc. Nếu hạch bị xâm lấn, phải áp dụng phương pháp phẩu thuật tận gốc- cắt tử cung theo phương pháp Wertheim Meiges bao gồm cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung và nạo vét hạch chậu hai bên. Hoặc điều trị xạ trị: xạ trị mỗi khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẩu thuật, xạ trị ngoài vùng chậu sau mổ hoặc hóa- xạ đồng thời sau mổ.

Tiên lượng (khả năng hồi phục) và việc lựa chọn phương pháp chữa trị ung thư cổ tử cung được quyết định dựa trên giai đoạn ung thư (ung thư còn trong cổ tử cung hay đã lan sang bộ phận khác của cơ thể) và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Trong từng loại ung thư cổ tử cung, có những phương pháp điều trị riêng, Cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe . Một số Trường hợp ác tính hoặc không được điều trị, các khổi u tiếp tục phát triển và di căn sang bộ phận khác.

Có thể nói, nhờ có các công cụ chẩn đoán sớm chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Mỗi phụ nữ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ.

4. Khám phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới tác động đến phụ nữ, khoảng 500.000 phụ nữ được chẩn đoán và gần 300.000 người tử vong mỗi năm. Trong danh sách các căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung xếp thứ hai. Khó nhận biết do không gây đau và không kèm theo nhiều dấu hiệu khác lạ chính là đặc điểm nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Cần đề phòng bằng việc khám phụ khoa thường xuyên và nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần đến khám phụ khoa ngay lập tức để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị.

Phương pháp nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung sớm:
Ung thư cổ tử cung: phụ nữ được thăm khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap định kỳ thì hầu hết các điều kiện tiền ung thư sẽ được phát hiện và được điều trị trước khi ung thư xuất hiện. Bằng cách đó, hầu hết các loại ung thư thể xâm lấn có thể phòng ngừa được. Tất cả các loại ung thư thể xâm lấn xảy ra có thể được phát hiện ra ở giai đoạn sớm và có thể chữa khỏi được.

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, khi khám vùng chậu, bác sĩ kiểm tra tử cung, âm đạo, buồng trứng, vòi trứng, bàng quang, và trực tràng. Bác sĩ sẽ khám những cơ quan này để phát hiện ra những bất thường về hình dáng và kích thước. Bác sĩ có thể phải sử dụng một mỏ vịt để mở rộng âm đạo giúp nhìn thấy phần trên cao của âm đạo và cổ tử cung.

Hiện nay, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có xét nghiệm đơn giản hơn được gọi là Nghiệm pháp Pap Smear (phiến đồ âm đạo Pap Smear), không đau để phát hiện ra những tế bào bất thường ở trong và xung quanh cổ tử cung. Phụ nữ nên làm nghiệm pháp này ngoài những ngày có kinh nguyệt; thời gian tốt nhất là khoảng 10 đến 20 ngày sau ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt.

Trong khoảng hai ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp Pap, nên tránh tắm vòi hoa sen hoặc sử dụng bọt, kem, hay gel diệt tinh trùng hoặc đặt thuốc âm đạo ( trừ những loại được bác sĩ chỉ định), những loại thuốc này có thể rửa trôi hoặc giấu đi các tế bào bất thường.

Nghiệm pháp Pap Smear cố thể tiến hành ở phòng khám hoặc trong bệnh viện. Dùng một cái nạo bằng gỗ (cái bay) hoặc một bàn chải nhỏ để lấy tế bào cổ tử cung và phần trên âm đạo. Những tế bào này được đặt lên một phiến kính và gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra nhằm phát hiện ra những thay đổi bất thường.Cách thức miêu tả kết quả nghiệm pháp Pap đang thay đổi.

Ngoài nghiệm pháp Pap Smear, để chuẩn đoán ung thư cổ tử cung, còn có phương pháp mới nhất là phương pháp sử dụng hệ thống Bethesda. Những thay đổi được mô tả theo SIL mức độ thấp hoặc là SIL mức độ cao. Nhiều bác sĩ cho rầng hệ thống Bethesda cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn hệ thống cũ, hệ thống cũ sử dụng các con số từ hạng 1 đến hạng 5. (Trong hạng 1, tế bào trong mẫu xét nghiệm là bình thường, còn hạng 5 là ung thư thể xâm lấn).

Phụ nữ nên đề nghị bác sĩ giải thích hệ thống mô tả kết quả cho nghiệm pháp Pap của họ.
Phụ nữ nên đi khám định kỳ, bao gồm khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap Smear, nếu họ ở độ tuổi hoặc đã ở độ tuổi có hoạt động tình dục hay nếu họ >18 tuổi. Xét thấy có dấu hiệu ung thư cổ tử cung nên đi chuẩn đoán, xét nghiệm để xác định bệnh. Những phụ nữ đã được cẳt tử cung (phẫu thuật cắt tử cung và cả cổ tử cung) nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap smear.

5. Biện pháp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung qua chế độ dinh dưỡng

Ung thu co tu cungUng thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới (sau ung thư vú và ung thư buồng trứng). Mỗi năm, trên toàn thế giới có gần 200.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư cổ tử cung có tốc độ phát triển chậm nhưng ác tính. Nó bắt đầu ở phần dưới của tử cung được gọi là cổ tử cung, sau đó sẽ lan dần lên các khu vực khác nếu không được điều trị kịp thời.

Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, 1/3 trong số các ca tử vong do ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc chọn sai chế độ ăn uống. Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa với các loại thực phẩm nhất định do chất chống ung thư và chất chống oxy hóa có trong thực phẩm. Một số loại thực phẩm có khả năng chống ung thư, vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do làm thúc đẩy sự phát triển ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các tất cả các chuyên gia dinh dưỡng thì không một thực phẩm nào “đủ sức” ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nếu nó được ăn riêng lẻ. Mà muốn ngăn ngừa bệnh này bằng thực phẩm thì phải có sự kết hợp, tức là tạo thành một chế độ ăn uống với nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đủ dưỡng chất.

Bên cạnh việc lên một kế hoạch cho chế độ ăn uống cần thiết, bạn cần có một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thường xuyên, giảm thiểu mức độ căng thẳng và tránh những thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu… để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

6. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản nhất

Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư cổ tử cung nhất thiết phải đầy đủ vitamin các nhóm, đặc biệt là vitamin A, C, E và canxi. Vitamin A, C và E là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do gây ra, từ đó ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Ung thư Phụ khoa của Mỹ phát hiện ra rằng những bệnh nhân bổ sung đủ vitamin tổng hợp và các chất bổ sung sẽ ít có nguy cơ nhiễm virus HPV hơn.

Axit folic cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại HPV. Một nghiên cứu về Dịch tễ học Ung thư của Mỹ (“Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention”) cho thấy rằng phụ nữ bổ sung folate ở mức thấp sẽ có nhiều khả năng nhiễm HPV hơn những phụ nữ bổ sung đủ chất này.

Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cam, cà rốt, bí, trứng, gan, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa…
Thực phẩm giàu vitamin B, folate cũng cần được kết hợp trong chế độ ăn uống để tránh ung thư cổ tử cung. Folate làm giảm thelevel homocysteine – một chất gây ra sự tăng trưởng tế bào bất thường ở cổ tử cung. Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp và rau xanh là nguồn tuyệt vời để thúc đẩy tiêu thụ folate và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, quả bơ cũng được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và có khả năng tấn công các gốc tự do bằng cách hạn chế hấp thu đường ruột để ngăn ngừa sự phát triển ung thư cổ tử cung. Cà rốt có chứa beta carotene, đó là hữu ích để ngăn ngừa sự phát triển ung thư cổ tử cung.
Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung bao gồm: quả việt quất, bí, ớt chuông, anh đào, cá hồi và cá béo… Chúng có thể chống lại các gốc tự do, hạn chế sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ung thư cổ tử cung.
Thực phẩm có chất polyphenol và flavonoid (các chất chống oxy hóa) bao gồm trà xanh, dầu ô liu, nho đỏ, quả mâm xôi đen, mâm xôi, rượu vang đỏ, sô cô la, quả óc chó, bưởi, cà chua, đậu đỏ và màu xanh lá cây ớt, đậu phộng và lựu… cũng là những thực phẩm có lợi để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và ức chế ung thư tăng trưởng.

Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm làm tăng aflatoxin vì nó có thể gây ra ung thư cổ tử cung do khả năng của nó để gây thiệt hại DNA. Con người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc ô nhiễm aflatoxin. Vì vậy, tốt nhất, bạn hãy chú ý các loại thực phẩm trước khi ăn, nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng… thì nên bỏ đi.

  

Bà bầu bị đau răng, phải làm sao?

  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm :Dọa sảy thai, nguyên nhân và cách điều trị

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


Nguồn: https://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/ung-thu-co-tu-cung-va-nhung-dieu-ban-phai-biet-1125.html

Xem thêm: Catecholamin trong nước tiểu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!