Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Điều mẹ bầu cần biết để bé khỏe mạnh
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà còn với thai nhi. Trường hợp đau nặng, mẹ bầu có thể rơi vào tình trạng sinh non, khiến em bé sinh ra bị nhẹ cân hay chậm lớn. Để phòng tránh những nguy cơ, mẹ bầu nên tìm hiểu và có biện pháp phòng tránh chứng đau dạ dày, đặc biệt là vào tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ.
Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Tình trạng đau dạ dày khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối khá phổ biến. Nguyên nhân có thể kể đến những yếu tố sau:
- Vào tam cá nguyệt cuối, lúc này lượng hormone, nội tiết trong cơ thể thai phụ dễ bị rối loạn. Điều này kéo theo sự gia tăng dịch vị hay còn gọi là axit dạ dày khiến cho niêm mạc bị bào mòn. Chính vì thế, bà bầu bước vào những tháng cuối thai kỳ thường gặp phải tình trạng đau dạ dày khó chịu.
- Chế độ dinh dưỡng vào 3 tháng cuối thai kỳ cực kỳ quan trọng. Nếu khẩu phần ăn chứa nhiều đường, tinh bột, sữa sẽ gây áp lực cho dạ dày. Khi đó, dạ dày phải co bóp và tiết axit nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
- Trường hợp chị em phụ nữ khi mang thai bị nghén, thèm ăn nhiều đồ chua cũng là nguyên nhân gây gia tăng axit dạ dày. Lâu dần, sự kích thích này làm cho dạ dày bị bào mòn, tạo ra những tổn thương ở lớp niêm mạc. Ngoài đau dạ dày, bà bầu cũng có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, đau dữ dội vùng thượng vị, chướng bụng,…kèm theo.
- Thai nhi vào tam cá nguyệt cuối đã có kích thước khá lớn, gây áp lực lên dạ dày. Chính vì điều này khi thai phụ ăn uống, thức ăn dễ bị ứ đọng và gây ra các phản ứng kích thích dạ dày. Đặc biệt, niêm mạc bị bào mòn, phá hủy lớp nhầy bảo vệ khiến dạ dày dễ bị tổn thương, gây nên tình trạng đau dạ dày.
Chính vì những yếu tố này mà nhiều thai phụ bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ thường gặp vấn đề về tiêu hóa. Không chỉ gây đau dạ dày, nhiều trường hợp chị em còn bị trào ngược dạ dày, thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,…
Nhận biết triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Nhận biết sớm những triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối và can thiệp điều trị giúp thai phụ tránh được những nguy cơ đối với sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp:
- Buồn nôn, nôn: Khác với buồn nôn do chứng ốm nghén gây ra, buồn nôn và nôn khi bị đau dạ dày sẽ kèm theo nước và thức ăn. Một số trường hợp, thai phụ nôn nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước, huyết áp tụt.
- Ợ chua: Lượng thức ăn ứ đọng không tiêu hóa lâu ngày, tạo hơi và men. Chúng sau đó trào ngược lên thực quản khiến thai phụ bị ợ chua khó chịu.
- Đầy bụng, không tiêu: Thức ăn không tiêu hóa bình thường, ứ đọng trong dạ dày khiến thai phụ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Dạ dày chịu nhiều áp lực kéo theo xuất hiện những cơn buồn nôn, nôn nhằm tống thức ăn ra khỏi cơ thể.
- Đau âm ỉ: Bên cạnh những biểu hiện trên, khi bị đau dạ dày, thai phụ 3 tháng cuối còn cảm thấy bụng bị đau âm ỉ, đôi lúc dữ dội khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
- Đau khi ăn no, khi đói: Triệu chứng điển hình của những người bị đau dạ dày là những cơn đau thường dữ dội khi cơ thể bị đói hoặc khi ăn quá no. Thông thường, vào các thời điểm này, dạ dày bị kích thích khiến cho axit tiết nhiều đột ngột, kéo theo tình trạng tổn thương niêm mạc, dạ dày co bóp quá mức gây nên những cơn đau.
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, thai phụ nên thăm khám y tế để được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng biện pháp an toàn. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, bởi vì sử dụng thuốc không phù hợp có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Trường hợp đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ở giai đoạn nặng, thai phụ sẽ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ suy nhược cơ thể nặng, tụt huyết áp. Đối với thai nhi, bé có thể bị sinh non, cân nặng không như những đứa trẻ bình thường thường khác, chậm phát triển khi còn trong bụng mẹ và đến khi chào đời.
Do đó, để phòng ngừa những nguy cơ không mong muốn, thai phụ 3 tháng cuối nên thăm khám thai định kỳ. Nếu có dấu hiệu đau bất thường, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, điều trị sớm.
Những ảnh hưởng khi bà bầu đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ
Chi tiết hơn về những ảnh hưởng khi bà bầu bị đau dạ dày, dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
- Gây chán ăn cho thai phụ: Đau dạ dày khi mang thai khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, ảnh hưởng đến khẩu vị của thai phụ. Điều này làm cho cơ thể thai phụ bắt đầu xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Nếu kéo dài, tình trạng này khiến cho cơ thể mẹ và bé bị thiếu hụt dưỡng chất, thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân.
- Gây hại cho hệ tiêu hóa: Thai phụ đau dạ dày vào 3 tháng cuối khiến cho hoạt động tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng này khiến cho thai phụ thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu.
- Gây hại đến cả tâm lý: Đau dạ dày thường xuyên làm thai phụ cáu gắt, cơ thể mệt mỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Có thể nói, đau dạ dày khi mang thai nói chung và đau dạ dày vào 3 tháng cuối thai kỳ nói riêng đều gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đặc biệt, bước vào tam cá nguyệt cuối, thai nhi đã phát triển về kích thước khiến áp lực đối với dạ dày càng tăng. Do đó, chị em phụ nữ mang thai vào giai đoạn này thường gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau dạ dày khó chịu, thai phụ có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, trường hợp đau dạ dày khởi phát do những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,…chị em nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy những biểu hiện sau đây:
- Buồn nôn, nôn nhiều lần không cải thiện.
- Đau dạ dày trong thời gian dài, nhận thấy mức độ và tần suất không thuyên giảm, ngày càng tăng.
- Khi nôn thấy bã nôn có kèm theo máu hoặc màu như cà phê.
- Đi đại tiện thấy phân có lẫn máu.
- Cơ thể suy nhược, xanh xao, cân nặng sụt giảm bất thường trong thời gian ngắn.
- Đau dạ dày ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của thai phụ.
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp cho bà bầu. Để phòng tránh những rủi ro không mong muốn, tốt nhất chị em nên khám thai định kỳ, cùng với đó là xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất cứ triệu chứng bất ổn hãy báo ngay với bác sĩ phụ trách điều trị để được hỗ trợ xử lý.
Cách chữa và phòng tránh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Để điều trị chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để điều trị thay cho việc sử dụng thuốc tân dược. Bởi, nguy cơ gặp phản ứng phụ khá cao cho mẹ và bé khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số cách điều chỉnh phù hợp, mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đau dạ dày có mối liên hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh, không riêng gì phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng cuối, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của mẹ và giúp con phát triển ổn định, khỏe mạnh. Do đó, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học:
- Sau khi ăn, bà bầu nên dành thời gian để ng
hỉ ngơi, tránh nằm ngay sau khi ăn. Đây là việc mà chị em nên thực hiện để tránh tình trạng thức ăn bị trào ngược lên thực quản, hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. - Bà bầu 3 tháng cuối nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhiều vào một lần. Việc chia nhỏ sẽ giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, đồng thời giúp các dưỡng chất được hấp thụ tốt hơn.
- Phụ nữ khi mang thai tránh để cơ thể rơi vào trạng thái quá đói. Bởi khi đó, axit trong dạ dày sẽ tăng tiết khiến cho lớp niêm mạc dễ bị bào mòn, gây đau dạ dày nặng hơn.
- Ăn chậm, nhai kỹ, sau khi ăn không nên vận động mạnh, không làm việc ngay sau khi ăn no. Mẹ bầu có thể luyện tập bài tập hít thở sâu, thư giãn cơ thể để hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả.
Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để tránh đau dạ dày:
- Mẹ bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Theo đó, các loại thực phẩm tốt như nghệ, mật ong, khoai, bắp cải, trứng,…
- Bổ sung dinh dưỡng từ các loại hải sản, chúng sẽ cung cấp kẽm để vết thương trong niêm mạc nhanh lành, đồng thời giảm tình trạng đau dạ dày.
- Lựa chọn món hấp, luộc, canh, hầm để việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Không nên ăn những món ăn quá cứng, chua, cay,…Thay vào đó, mẹ bầu có thể ăn cháo, mỳ, cơm,…Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì axit dạ dày.
Những món ăn bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn để tránh đau dạ dày:
- Bà bầu có hệ tiêu hóa kém không nên ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Bởi chúng có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh những thực phẩm, thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…Các hoạt chất trong những loại này có thể làm axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, ảnh hưởng đến bệnh dạ dày, gây hại cho niêm mạc.
- Tránh ăn những món ăn sống, đồ ăn ôi thiu làm dạ dày bị kích ứng nguy hiểm đến sức khỏe.
- Không nên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…chúng có thể khiến dạ dày co thắt, gây đau dữ dội.
- Bên cạnh đó, vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm lên men, do hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau dạ dày, kích thích phản ứng viêm, không có lợi cho sức khỏe. Điển hình là các loại thực phẩm như dưa muối, cà muối,…
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh những thay đổi trong chế độ ăn uống, bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối để tránh bị đau dạ dày nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho hợp lý. Dưới đây là một số vấn đề chị em phụ nữ nên lưu ý:
- Nghỉ ngơi hợp lý là việc mà thai phụ cần thực hiện. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, chị em nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày 8 tiếng để cơ thể có thời gian thư giãn, cung cấp năng lượng cho hoạt động vào hôm sau.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng. Vào những tháng cuối, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ giúp chị em cải thiện sức khỏe, tránh đau dạ dày.
- Luyện tập thể dục, yoga, đi bộ, thiền,…là những hoạt động thể chất phù hợp cho bà bầu. Cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, tốt cho hệ tiêu hóa, do đó chị em nên tham khảo thực hiện.
Cải thiện đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ bằng thảo dược
Giảm đau dạ dày bằng thảo dược cũng là biện pháp hữu hiệu và an toàn đối với bà bầu. Các loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn, thúc đẩy hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tham khảo các mẹo đơn giản sau:
- Sử dụng nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong là hai nguyên liệu được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh lý về dạ dày, bà bầu có thể áp dụng. Nhờ vào chất chống oxy hóa, hàm lượng axit trong dạ dày được trung hòa, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục những vết loét niêm mạc. Mẹ bầu có thể pha một ly tinh bột nghệ cùng với mật ong nguyên chất, hoặc sử dụng trà nghệ mật ong uống để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
- Uống trà gừng: Gừng cũng là nguyên liệu hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Không những thế, tính ấm, mùi thơm của gừng còn giảm giảm cảm giác buồn nôn, khó tiêu cho mẹ bầu. Chị em có thể pha một ly trà gừng nóng, uống cùng với một ít mật ong nguyên chất uống vào buổi sáng.
Ngoài hai cách kể trên, còn nhiều loại thảo dược khác có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày an toàn cho thai phụ. Tuy nhiên, do là mẹo chữa dân gian nên hiệu quả chậm, không điều trị dứt điểm bệnh dạ dày. Để đảm bảo an toàn cho một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên kết hợp thăm khám y tế để được hướng dẫn điều trị với biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nếu không được kiểm soát có thể gây ra những nguy cơ không mong muốn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bà bầu nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.
Tham khảo luôn bài thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày, an toàn với phụ nữ sau sinh 6 tháng được VTV2 giới thiệu
Có thể bạn quan tâm:
- Các thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu tốt nhất
- Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, giữa, cuối mẹ bầu cần biết
- 10+ cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau nhanh nhất
Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý, phòng ngừa
Tin mới nhất
- Ghép tụy điều trị bệnh tiểu đường: nên hay không nên?
- Bệnh gan to: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 4 Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Dạng Bột
- Uống lá xạ đen có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng cây lá xạ đen
- Thuốc trị nám: Top 9 loại thuốc đặc trị, hiệu quả toàn diện
- Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên và không nên
- Top 21 trà giảm cân hiệu quả được tin dùng hiện nay
- 12 lợi ích của thực phẩm lên men có thể bạn chưa biết
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Giải tỏa nỗi lo khi bị cường giáp khi mang thai