Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên và không nên

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

Dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 hiện đã lan tới 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vậy để phòng ngừa Covid-19, bạn nên và không nên làm gì?

Tính đến chiều nay, 7-4-2020, trên thế giới có 1.347.844 người nhiễm Covid-19 do virus SARS-CoV-2, trong đó có 74.792 người tử vong. Các nước có ca tử vong nhiều nhất là Ý với 16.523 người, Tây Ban Nha 13.341 người, Mỹ 10.943 người… Việt Nam cũng có 245 bệnh nhân mắc Covid-19, 106 người đã chữa khỏi và chưa có ca tử vong. Tuy nhiên, để dịch bệnh không lây lan thêm, Hello Bacsi mách bạn những điều nên và không nên trong việc phòng ngừa Covid-19.

Bạn có thể quan tâm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19.

Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên

1. Rửa tay thường xuyên

Hãy rửa tay tối thiểu 20 giây mỗi lần. Bạn sử dụng xà phòng và nước hoặc chất khử trùng tay với ít nhất 60% cồn. Rửa tay trong các trường hợp sau:

  • Trước khi nấu ăn hoặc ăn
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Sau khi chạm vào các vật dụng mà bạn chưa làm sạch và khử trùng, kể cả hàng hóa giao đến nhà…

2. Tìm hiểu các triệu chứng

Bạn cần tìm hiểu các triệu chứng tương tự như cúm. Triệu chứng coronavirus chủng mới sẽ không xuất hiện cho đến 14 ngày sau khi tiếp xúc, bao gồm:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Tức ngực khó thở
  • Hầu hết các trường hợp bệnh không bắt đầu bằng việc sổ mũi

3. Đeo khẩu trang khi bạn đi làm hay đến nơi công cộng

Bạn không biết bản thân mình có bị nhiễm virus corona chủng mới hay không, ngay cả khi bạn khỏe mạnh. Coronavirus chủng mới sẽ lây truyền ở người đã nhiễm, dù chưa biểu hiện triệu chứng, cho người khác. Vì thế, hãy đeo khẩu trang đúng cách nhé, để vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ người khác. Hơn nữa, đây là quy định bắt buộc trong thời điểm này. Người nào không đeo khi đến nơi công cộng sẽ bị phạt từ 100.000-300.000 đồng (theo điểm A, khoản 1, điều 11, Nghị định sớ 176/2013).

4. Thêm các biện pháp phòng ngừa Covid-19

Nên cân nhắc thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa và tránh xa những nơi công cộng nếu bạn trên 60 tuổi hoặc mắc bệnh, vì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cho đến nay, các nhóm có nguy cơ cao nhất là người cao tuổi và những người mắc các bệnh từ trước như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính và bệnh tiểu đường. Bộ Y tế khuyến cáo người từ 60 tuổi không nên ra khỏi nhà trong thời gian này.

5. Nên cân nhắc khi đi du lịch/công tác

Bạn nên tránh đến những quốc gia đang bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19 như Mỹ, Trung Quốc, các nước châu Âu (Ý, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha…), Iran. Cũng tránh đi du lịch trên biển.

Dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 hiện đã lan tới 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vậy để phòng ngừa Covid-19, bạn nên và không nên làm gì?

Tính đến chiều nay, 7-4-2020, trên thế giới có 1.347.844 người nhiễm Covid-19 do virus SARS-CoV-2, trong đó có 74.792 người tử vong. Các nước có ca tử vong nhiều nhất là Ý với 16.523 người, Tây Ban Nha 13.341 người, Mỹ 10.943 người… Việt Nam cũng có 245 bệnh nhân mắc Covid-19, 106 người đã chữa khỏi và chưa có ca tử vong. Tuy nhiên, để dịch bệnh không lây lan thêm, Hello Bacsi mách bạn những điều nên và không nên trong việc phòng ngừa Covid-19.

Bạn có thể quan tâm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19.

Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên

1. Rửa tay thường xuyên

Hãy rửa tay tối thiểu 20 giây mỗi lần. Bạn sử dụng xà phòng và nước hoặc chất khử trùng tay với ít nhất 60% cồn. Rửa tay trong các trường hợp sau:

  • Trước khi nấu ăn hoặc ăn
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Sau khi chạm vào các vật dụng mà bạn chưa làm sạch và khử trùng, kể cả hàng hóa giao đến nhà…

2. Tìm hiểu các triệu chứng

Bạn cần tìm hiểu các triệu chứng tương tự như cúm. Triệu chứng coronavirus chủng mới sẽ không xuất hiện cho đến 14 ngày sau khi tiếp xúc, bao gồm:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Tức ngực khó thở
  • Hầu hết các trường hợp bệnh không bắt đầu bằng việc sổ mũi

3. Đeo khẩu trang khi bạn đi làm hay đến nơi công cộng

Bạn không biết bản thân mình có bị nhiễm virus corona chủng mới hay không, ngay cả khi bạn khỏe mạnh. Coronavirus chủng mới sẽ lây truyền ở người đã nhiễm, dù chưa biểu hiện triệu chứng, cho người khác. Vì thế, hãy đeo khẩu trang đúng cách nhé, để vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ người khác. Hơn nữa, đây là quy định bắt buộc trong thời điểm này. Người nào không đeo khi đến nơi công cộng sẽ bị phạt từ 100.000-300.000 đồng (theo điểm A, khoản 1, điều 11, Nghị định sớ 176/2013).

4. Thêm các biện pháp phòng ngừa Covid-19

Nên cân nhắc thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa và tránh xa những nơi công cộng nếu bạn trên 60 tuổi hoặc mắc bệnh, vì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cho đến nay, các nhóm có nguy cơ cao nhất là người cao tuổi và những người mắc các bệnh từ trước như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính và bệnh tiểu đường. Bộ Y tế khuyến cáo người từ 60 tuổi không nên ra khỏi nhà trong thời gian này.

5. Nên cân nhắc khi đi du lịch/công tác

Bạn nên tránh đến những quốc gia đang bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19 như Mỹ, Trung Quốc, các nước châu Âu (Ý, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha…), Iran. Cũng tránh đi du lịch trên biển.

6. Hãy sẵn sàng nếu phải cách ly tại nhà

Ví dụ nếu khu phố bạn ở có người bị nhiễm Covid-19, các nhà ở gần nhà người bệnh sẽ phải cách ly tại nhà. Khi đó hãy an tâm ở nhà trong 14 ngày, vì nhà nước sẽ cung cấp thực phẩm cho những gia đình bị cách ly.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị thuốc theo toa cho những người thân bị bệnh trong gia đình, thuốc hạ sốt, tiêu chảy…

Bạn có thể quan tâm: Bạn có nên tích trữ thực phẩm trong mùa dịch Covid-19?

7. Phòng ngừa Covid-19: Nên ở nhà mùa dịch

Để phòng ngừa virus corona, bạn không nên gặp gỡ bạn bè, hàng xóm, đi uống cà phê, ra công viên tụ tập tập thể dục… Hãy đứng xa người khác ít nhất 2 mét, đặc biệt nếu họ ho và hắt hơi. Tránh tụ tập trên 2 người ở nơi công cộng theo thông báo mới nhất của chính phủ.

8. Ưu tiên sức khỏe của bạn

Đây không phải lúc hoang mang, bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ cả việc tập luyện. Hãy duy trì việc tập thể dục hàng ngày, ăn uống đủ dưỡng chất giúp bạn tăng khả năng phòng ngừa lây nhiễm virus corona.

9. Đến bệnh viện khi có triệu chứng

Nên gọi cho bệnh viện gần nhà nhất trong trường hợp bạn bị sốt, ho và khó thở. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách đến bệnh viện an toàn mà không lây nhiễm bệnh cho người khác.

10. Lưu ý khi ho

Hãy ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó vứt ngay lập tức vào thùng rác có nắp đậy. Bạn cần làm điều này cho dù bạn có bị Covid-19 hay không.

Bạn có thể quan tâm: Cách sống an toàn trong mùa dịch bệnh COVID-19.

11. Đeo khẩu trang đúng cách

Bạn cần che
kín mũi miệng, dùng tay gỡ dây đeo sau tai. Bỏ khẩu trang vào thùng rác và đậy nắp, tránh vứt lung tung sau khi đeo. Không đeo 2-3 lớp khẩu trang vì vừa lãng phí vừa không hiệu quả. Cũng không nên đeo kiểu: che miệng nhưng hở mũi. Khẩu trang có thể là nguồn lây nhiễm nếu bạn không đeo đúng.

12. Vệ sinh đúng cách

Các nghiên cứu cho thấy coronavirus virus có thể sống trên bề mặt trong vài giờ hoặc đến vài ngày. Để phòng ngừa Covid-19 lây lan, bạn hãy đeo găng tay dùng một lần để làm sạch các bề mặt trong nhà thường xuyên bằng xà phòng và nước, sau đó là chất khử trùng để diệt virus.

Bạn có thể quan tâm: Coronavirus sống trên các bề mặt trong bao lâu?

13. Mua sắm trực tuyến

Nên mua sắm trực tuyến để giảm thiểu việc tiếp xúc với người khác. Khi lấy hàng, bạn cũng nên đứng xa người giao hàng, sau đó rửa sạch tay.

Phòng ngừa Covid-19: Những điều không nên

1. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng

Nếu bạn đã tiếp xúc gần với ca nhiễm virus SARS-CoV-2, việc dùng tay chạm mặt, cụ thể là mắt, mũi, miệng sẽ làm lây nhiễm virus cho bạn.

2. Người trẻ cũng nhiễm coronavirus chủng mới

Đừng cho rằng Covid-19 không ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Các trường hợp mắc bệnh ở nước ta có cả trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Phần lớn các nhóm đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19 từ 20 đến 54 tuổi.

6. Hãy sẵn sàng nếu phải cách ly tại nhà

Ví dụ nếu khu phố bạn ở có người bị nhiễm Covid-19, các nhà ở gần nhà người bệnh sẽ phải cách ly tại nhà. Khi đó hãy an tâm ở nhà trong 14 ngày, vì nhà nước sẽ cung cấp thực phẩm cho những gia đình bị cách ly.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị thuốc theo toa cho những người thân bị bệnh trong gia đình, thuốc hạ sốt, tiêu chảy…

Bạn có thể quan tâm: Bạn có nên tích trữ thực phẩm trong mùa dịch Covid-19?

7. Phòng ngừa Covid-19: Nên ở nhà mùa dịch

Để phòng ngừa virus corona, bạn không nên gặp gỡ bạn bè, hàng xóm, đi uống cà phê, ra công viên tụ tập tập thể dục… Hãy đứng xa người khác ít nhất 2 mét, đặc biệt nếu họ ho và hắt hơi. Tránh tụ tập trên 2 người ở nơi công cộng theo thông báo mới nhất của chính phủ.

8. Ưu tiên sức khỏe của bạn

Đây không phải lúc hoang mang, bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ cả việc tập luyện. Hãy duy trì việc tập thể dục hàng ngày, ăn uống đủ dưỡng chất giúp bạn tăng khả năng phòng ngừa lây nhiễm virus corona.

9. Đến bệnh viện khi có triệu chứng

Nên gọi cho bệnh viện gần nhà nhất trong trường hợp bạn bị sốt, ho và khó thở. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách đến bệnh viện an toàn mà không lây nhiễm bệnh cho người khác.

10. Lưu ý khi ho

Hãy ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó vứt ngay lập tức vào thùng rác có nắp đậy. Bạn cần làm điều này cho dù bạn có bị Covid-19 hay không.

Bạn có thể quan tâm: Cách sống an toàn trong mùa dịch bệnh COVID-19.

11. Đeo khẩu trang đúng cách

Bạn cần che
kín mũi miệng, dùng tay gỡ dây đeo sau tai. Bỏ khẩu trang vào thùng rác và đậy nắp, tránh vứt lung tung sau khi đeo. Không đeo 2-3 lớp khẩu trang vì vừa lãng phí vừa không hiệu quả. Cũng không nên đeo kiểu: che miệng nhưng hở mũi. Khẩu trang có thể là nguồn lây nhiễm nếu bạn không đeo đúng.

12. Vệ sinh đúng cách

Các nghiên cứu cho thấy coronavirus virus có thể sống trên bề mặt trong vài giờ hoặc đến vài ngày. Để phòng ngừa Covid-19 lây lan, bạn hãy đeo găng tay dùng một lần để làm sạch các bề mặt trong nhà thường xuyên bằng xà phòng và nước, sau đó là chất khử trùng để diệt virus.

Bạn có thể quan tâm: Coronavirus sống trên các bề mặt trong bao lâu?

13. Mua sắm trực tuyến

Nên mua sắm trực tuyến để giảm thiểu việc tiếp xúc với người khác. Khi lấy hàng, bạn cũng nên đứng xa người giao hàng, sau đó rửa sạch tay.

Phòng ngừa Covid-19: Những điều không nên

1. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng

Nếu bạn đã tiếp xúc gần với ca nhiễm virus SARS-CoV-2, việc dùng tay chạm mặt, cụ thể là mắt, mũi, miệng sẽ làm lây nhiễm virus cho bạn.

2. Người trẻ cũng nhiễm coronavirus chủng mới

Đừng cho rằng Covid-19 không ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Các trường hợp mắc bệnh ở nước ta có cả trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Phần lớn các nhóm đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19 từ 20 đến 54 tuổi.

3. Không rời khỏi nhà

Nếu bạn có chồng, con, cha mẹ ở xa, cũng hãy ở yên chỗ bạn đang ở. Việc di chuyển đi nhiều nơi mà không biết mình có bị bệnh hay không sẽ đem đến nhiều rủi ro cho những người bạn tiếp xúc.

4. Phòng ngừa Covid-19: Không hoảng sợ

Việc hoảng sợ không giúp ích được gì cho bạn và người thân mà còn khiến bạn suy nghĩ không thông. Ví dụ như bạn lo sợ không đủ thức ăn nên chen lấn ở nơi đông người để mua. Điều này sẽ làm nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

5. Đừng bỏ qua việc tiêm ngừa cúm

Các triệu chứng coronavirus chủng mới và cúm tương tự nhau nên sẽ làm phức tạp việc chẩn đoán Covid-19. Nếu bạn đã tiêm phòng cúm, bạn sẽ ít bị cảm cúm hơn.

6. Không đến bệnh viện nếu không thực sự cần thiết

Bệnh viện là nơi rất dễ nhiễm bệnh. Ví dụ điển hình là các ca nhiễm chéo Covid-19 ở Bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội, đang gia tăng.

7. Không tránh dùng đồ đạc từ nước có dịch

Không nên tránh đồ chơi hoặc sản phẩm từ châu Âu hoặc các nước có dịch bệnh. Mặc dù virus có thể sống trên các bề mặt trong nhiều giờ hoặc vài ngày, nhưng nó không thể sống sót trong quá trình di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong nhiệt độ và điều kiện khác nhau.

Bạn có thể quan tâm: Virus corona (Covid-19) sống sót trong nhiệt độ bao nhiêu?

8. Không lại gần người nhà hoặc thú cưng nếu bạn nghi ngờ mình nhiễm bệnh

Để bảo vệ mọi người, bạn hãy ở riêng trong phòng. Mọi vật dụng bạn sử dụng đều cần rửa sạch và khử trùng. Đứng xa người nhà từ 2 mét. Hãy mở cửa sổ cho thoáng khí và không sử dụng máy lạnh.

9. Không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra, trong khi bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lại do virus.

Bạn có thể quan tâm: 10 biến chứng của COVID-19 và nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.

10. Không dùng chung vật dụng

Người Việt hay có thói quen dùng chung nước mắm, gắp chung đĩa thức ăn… Điều này sẽ khiến virus có cơ hội lây lan. Vì vậy, ngoài thức ăn, bạn cũng cần dùng riêng các vật dụng như bát, đĩa, đũa, khăn tắm…

11. Không chia sẻ, phát tán những thông tin chưa kiểm chứng

Việc phát tán những thông tin không đúng sẽ khiến bạn “tiền mất tật mang”. Đơn cử như từ đầu mùa dịch Covid-19 đến giờ đã có rất nhiều trường hợp bị phạt tiền do đăng tin sai sự thật trên Facebook. Vừa tốn hơn chục triệu bị phạt, bạn còn có thể đối mặt với pháp luật nếu thông tin bạn đưa gây hậu quả nghiêm trọng.

Hy vọng những điều nên và không nên khi phòng ngừa Covid-19 sẽ hữu ích cho bạn. Để góp phần cùng người dân cả nước chiến thắng dịch bệnh Covid-19, hãy ở nhà, thực hiện các điều trên bạn nhé.

3. Không rời khỏi nhà

Nếu bạn có chồng, con, cha mẹ ở xa, cũng hãy ở yên chỗ bạn đang ở. Việc di chuyển đi nhiều nơi mà không biết mình có bị bệnh hay không sẽ đem đến nhiều rủi ro cho những người bạn tiếp xúc.

4. Phòng ngừa Covid-19: Không hoảng sợ

Việc hoảng sợ không giúp ích được gì cho bạn và người thân mà còn khiến bạn suy nghĩ không thông. Ví dụ như bạn lo sợ không đủ thức ăn nên chen lấn ở nơi đông người để mua. Điều này sẽ làm nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

5. Đừng bỏ qua việc tiêm ngừa cúm

Các triệu chứng coronavirus chủng mới và cúm tương tự nhau nên sẽ làm phức tạp việc chẩn đoán Covid-19. Nếu bạn đã tiêm phòng cúm, bạn sẽ ít bị cảm cúm hơn.

6. Không đến bệnh viện nếu không thực sự cần thiết

Bệnh viện là nơi rất dễ nhiễm bệnh. Ví dụ điển hình là các ca nhiễm chéo Covid-19 ở Bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội, đang gia tăng.

7. Không tránh dùng đồ đạc từ nước có dịch

Không nên tránh đồ chơi hoặc sản phẩm từ châu Âu hoặc các nước có dịch bệnh. Mặc dù virus có thể sống trên các bề mặt trong nhiều giờ hoặc vài ngày, nhưng nó không thể sống sót trong quá trình di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong nhiệt độ và điều kiện khác nhau.

Bạn có thể quan tâm: Virus corona (Covid-19) sống sót trong nhiệt độ bao nhiêu?

8. Không lại gần người nhà hoặc thú cưng nếu bạn nghi ngờ mình nhiễm bệnh

Để bảo vệ mọi người, bạn hãy ở riêng trong phòng. Mọi vật dụng bạn sử dụng đều cần rửa sạch và khử trùng. Đứng xa người nhà từ 2 mét. Hãy mở cửa sổ cho thoáng khí và không sử dụng máy lạnh.

9. Không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra, trong khi bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lại do virus.

Bạn có thể quan tâm: 10 biến chứng của COVID-19 và nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.

10. Không dùng chung vật dụng

Người Việt hay có thói quen dùng chung nước mắm, gắp chung đĩa thức ăn… Điều này sẽ khiến virus có cơ hội lây lan. Vì vậy, ngoài thức ăn, bạn cũng cần dùng riêng các vật dụng như bát, đĩa, đũa, khăn tắm…

11. Không chia sẻ, phát tán những thông tin chưa kiểm chứng

Việc phát tán những thông tin không đúng sẽ khiến bạn “tiền mất tật mang”. Đơn cử như từ đầu mùa dịch Covid-19 đến giờ đã có rất nhiều trường hợp bị phạt tiền do đăng tin sai sự thật trên Facebook. Vừa tốn hơn chục triệu bị phạt, bạn còn có thể đối mặt với pháp luật nếu thông tin bạn đưa gây hậu quả nghiêm trọng.

Hy vọng những điều nên và không nên khi phòng ngừa Covid-19 sẽ hữu ích cho bạn. Để góp phần cùng người dân cả nước chiến thắng dịch bệnh Covid-19, hãy ở nhà, thực hiện các điều trên bạn nhé.

Xem thêm: Viên uống Adagrin – Công dụng, lưu ý và đánh giá chi tiết từ người dùng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!