Phân biệt và điều trị nám da mặt, đốm nâu
Nám và đốm nâu rất khó phân biệt khi nhìn sơ bằng mắt thường. Khi phân biệt được, bạn có thể tìm ra cách điều trị nám da mặt và đốm nâu thích hợp nhất cho da mình.
Nám và đốm nâu rất khó phân biệt khi nhìn sơ bằng mắt thường. Khi phân biệt được, bạn có thể tìm ra cách điều trị nám da mặt và đốm nâu thích hợp nhất cho da mình.
Hầu hết chúng ta đều rất khó nhận biết được sự khác biệt giữa các đốm nâu và đốm nám da bởi cả hai tình trạng da này đều liên quan đến sắc tố da. Giống nhau là vậy, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt rất rõ rệt, và màu sắc chính là sự khác biệt lớn nhất.
Chỉ cần nắm được sự khác biệt giữa nám và đốm nâu, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm ra cách tiếp cận và điều trị thích hợp nhất cho tình trạng da của mình. (1)
Phân biệt nám da và đốm nâu
1. Nguyên nhân gây ra nám và đốm nâu
Đốm nâu xuất hiện là do sự phản ứng của các tế bào sản sinh sắc tố melanin có chức năng bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tia UV có hại, gọi là melanocyte. Một khi bạn tiếp xúc với tia UV quá nhiều, melanocyte sẽ gia tăng sự sản xuất melanin nhằm chống lại tác động xấu của tia UV. Cơ chế này thông thường sẽ mang đến cho bạn làn da ngăm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các sắc tố không tản đều ra mà tụ họp lại một chỗ, hình thành nên các đốm nâu.
Trái với các đốm nâu, nám da là một tình trạng mãn tính có liên quan đến sự mất cân bằng hormone. Điều này có nghĩa là thuốc tránh thai, thai kỳ và các liệu pháp dùng hormone đều có thể gây nám. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể đến từ căng thẳng và bệnh tuyến giáp. Thông thường, người có làn da tối màu sẽ dễ bị nám hơn so với người có làn da sáng.
2. Đặc điểm và vị trí xuất hiện
Các đốm nâu xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên và không có một thứ tự nhất định nào. Kích thước của chúng thường nhỏ hơn so với các mảng nám da.
Ngược lại, các đốm nám da thường đối xứng về vị trí và xuất hiện tại các vùng nhất định như trán, má, cằm hoặc môi trên.
3. Tác động của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là tác nhân khiến các đốm nâu xuất hiện, đồng thời cũng gây nên nhiều dấu hiệu tổn hại khác như nếp nhăn trên da. (2) (3)
Nám da, ngược lại, không do ánh nắng mặt trời gây ra nhưng tình trạng nám có thể trầm trọng hơn nếu bạn để da tiếp xúc ngoài nắng nhiều.
Cách điều trị nám da mặt
Nám da tác động sâu hơn bên trong các lớp da so với các đốm nâu, vì vậy một số phương pháp điều trị laser sẽ không hiệu quả và có thể làm cho tình trạng nám trở nên tệ hơn.
Hầu hết chúng ta đều rất khó nhận biết được sự khác biệt giữa các đốm nâu và đốm nám da bởi cả hai tình trạng da này đều liên quan đến sắc tố da. Giống nhau là vậy, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt rất rõ rệt, và màu sắc chính là sự khác biệt lớn nhất.
Chỉ cần nắm được sự khác biệt giữa nám và đốm nâu, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm ra cách tiếp cận và điều trị thích hợp nhất cho tình trạng da của mình. (1)
Phân biệt nám da và đốm nâu
1. Nguyên nhân gây ra nám và đốm nâu
Đốm nâu xuất hiện là do sự phản ứng của các tế bào sản sinh sắc tố melanin có chức năng bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tia UV có hại, gọi là melanocyte. Một khi bạn tiếp xúc với tia UV quá nhiều, melanocyte sẽ gia tăng sự sản xuất melanin nhằm chống lại tác động xấu của tia UV. Cơ chế này thông thường sẽ mang đến cho bạn làn da ngăm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các sắc tố không tản đều ra mà tụ họp lại một chỗ, hình thành nên các đốm nâu.
Trái với các đốm nâu, nám da là một tình trạng mãn tính có liên quan đến sự mất cân bằng hormone. Điều này có nghĩa là thuốc tránh thai, thai kỳ và các liệu pháp dùng hormone đều có thể gây nám. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể đến từ căng thẳng và bệnh tuyến giáp. Thông thường, người có làn da tối màu sẽ dễ bị nám hơn so với người có làn da sáng.
2. Đặc điểm và vị trí xuất hiện
Các đốm nâu xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên và không có một thứ tự nhất định nào. Kích thước của chúng thường nhỏ hơn so với các mảng nám da.
Ngược lại, các đốm nám da thường đối xứng về vị trí và xuất hiện tại các vùng nhất định như trán, má, cằm hoặc môi trên.
3. Tác động của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là tác nhân khiến các đốm nâu xuất hiện, đồng thời cũng gây nên nhiều dấu hiệu tổn hại khác như nếp nhăn trên da. (2) (3)
Nám da, ngược lại, không do ánh nắng mặt trời gây ra nhưng tình trạng nám có thể trầm trọng hơn nếu bạn để da tiếp xúc ngoài nắng nhiều.
Cách điều trị nám da mặt
Nám da tác động sâu hơn bên trong các lớp da so với các đốm nâu, vì vậy một số phương pháp điều trị laser sẽ không hiệu quả và có thể làm cho tình trạng nám trở nên tệ hơn.
Thật may, nám da có thể tự phai đi khi những nguyên nhân gây ra nó, như mang thai hoặc thuốc tránh thai, biến mất. Nhưng nếu lý do khiến bạn bị nám không nằm trong trường hợp trên hoặc nếu bạn không muốn chờ đợi, hãy cân nhắc các lựa chọn điều trị sau đây:
1. Hydroquinone
Hydroquinone là hợp chất hóa học giúp làm sáng da, thường được tìm thấy dưới dạng kem, sữa dưỡng, gel hoặc dung dịch và có trong các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên nếu bạn cần loại có tác dụng mạnh hơn, bạn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ.
2. Tretinoin và corticosteroid
Các loại thuốc này giúp đẩy mạnh hóa trình làm sáng da khi được dùng với hydroquinone, bạn có thể tìm mua các loại thuốc có chứa cả 3 thành phần này để đạt được hiệu quả làm sáng da tối ưu.
3. Các thuốc bôi ngoài da khác
Các thuốc này bao gồm các chất làm sáng da như axit azelaic hoặc axit kojic.
4. Các liệu pháp điều trị chuyên nghiệp
Khi các sản phẩm bôi ngoài da không hiệu quả, bạn có thể tìm đến các phương pháp như mặt nạ hóa học, liệu pháp siêu mài mòn hoặc mài mòn da đã nhắc ở trên. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng nếu xảy ra kích ứng, làn da bạn có thể sản sinh ra nhiều sắc tố hơn.
Tìm hiểu thêm: Những phương pháp trị nám da an toàn và hiệu quả
Cách điều trị đốm nâu
Bạn có thể dễ dàng điều trị các đốm nâu nhờ những công thức từ thiên nhiên sau đây:
1. Giấm táo với nước cốt chanh
Giấm táo chứa các axit alpha hydroxyl tự nhiên giúp làm sáng các đốm nâu. Trong khi đó, chanh chứa axit citric có tác dụng làm sáng các mảng tối màu trên da.
Bạn hãy trộn ½ thìa canh giấm táo với ½ thìa canh nước cốt chanh. Sau đó dùng bông cotton thấm ướt dung dịch rồi thoa đều khắp khuôn mặt từ trên xuống dưới. Bạn sẽ cảm thấy khuôn mặt mình hơi đỏ hoặc rát nhưng đừng lo lắng vì điều này hoàn toàn bình thường.
Nếu sở hữu làn da nhạy cảm hoặc bạn cảm thấy hỗn hợp trên quá đặc, bạn hãy hòa hỗn hợp với một chút nước. Sau khi thoa xong bạn đừng nên rửa mặt lại ngay mà hãy để qua đêm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Công thức này sẽ khiến da bạn trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn, vì vậy hãy nhớ dùng kem chống nắng mỗi ngày nhé.
2. Lô hội (nha đam)
Lô hội là thần dược từ thiên nhiên dành cho da, có tác dụng chữa lành làn da hư tổn do nắng và tái tạo các tế bào da một cách tự nhiên. Để thấy được những công dụng kỳ diệu của nó, bạn hãy thoa trực tiếp gel lô hội lên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy trực tiếp từ cây lô hội hoặc dùng các loại sản phẩm chiết xuất giàu lô hội.
Thật may, nám da có thể tự phai đi khi những nguyên nhân gây ra nó, như mang thai hoặc thuốc tránh thai, biến mất. Nhưng nếu lý do khiến bạn bị nám không nằm trong trường hợp trên hoặc nếu bạn không muốn chờ đợi, hãy cân nhắc các lựa chọn điều trị sau đây:
1. Hydroquinone
Hydroquinone là hợp chất hóa học giúp làm sáng da, thường được tìm thấy dưới dạng kem, sữa dưỡng, gel hoặc dung dịch và có trong các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên nếu bạn cần loại có tác dụng mạnh hơn, bạn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ.
2. Tretinoin và corticosteroid
Các loại thuốc này giúp đẩy mạnh hóa trình làm sáng da khi được dùng với hydroquinone, bạn có thể tìm mua các loại thuốc có chứa cả 3 thành phần này để đạt được hiệu quả làm sáng da tối ưu.
3. Các thuốc bôi ngoài da khác
Các thuốc này bao gồm các chất làm sáng da như axit azelaic hoặc axit kojic.
4. Các liệu pháp điều trị chuyên nghiệp
Khi các sản phẩm bôi ngoài da không hiệu quả, bạn có thể tìm đến các phương pháp như mặt nạ hóa học, liệu pháp siêu mài mòn hoặc mài mòn da đã nhắc ở trên. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng nếu xảy ra kích ứng, làn da bạn có thể sản sinh ra nhiều sắc tố hơn.
Tìm hiểu thêm: Những phương pháp trị nám da an toàn và hiệu quả
Cách điều trị đốm nâu
Bạn có thể dễ dàng điều trị các đốm nâu nhờ những công thức từ thiên nhiên sau đây:
1. Giấm táo với nước cốt chanh
Giấm táo chứa các axit alpha hydroxyl tự nhiên giúp làm sáng các đốm nâu. Trong khi đó, chanh chứa axit citric có tác dụng làm sáng các mảng tối màu trên da.
Bạn hãy trộn ½ thìa canh giấm táo với ½ thìa canh nước cốt chanh. Sau đó dùng bông cotton thấm ướt dung dịch rồi thoa đều khắp khuôn mặt từ trên xuống dưới. Bạn sẽ cảm thấy khuôn mặt mình hơi đỏ hoặc rát nhưng đừng lo lắng vì điều này hoàn toàn bình thường.
Nếu sở hữu làn da nhạy cảm hoặc bạn cảm thấy hỗn hợp trên quá đặc, bạn hãy hòa hỗn hợp với một chút nước. Sau khi thoa xong bạn đừng nên rửa mặt lại ngay mà hãy để qua đêm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Công thức này sẽ khiến da bạn trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn, vì vậy hãy nhớ dùng kem chống nắng mỗi ngày nhé.
2. Lô hội (nha đam)
Lô hội là thần dược từ thiên nhiên dành cho da, có tác dụng chữa lành làn da hư tổn do nắng và tái tạo các tế bào da một cách tự nhiên. Để thấy được những công dụng kỳ diệu của nó, bạn hãy thoa trực tiếp gel lô hội lên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy trực tiếp từ cây lô hội hoặc dùng các loại sản phẩm chiết xuất giàu lô hội.
Tìm hiểu thêm: 10 tác dụng của lô hội không phải ai cũng biết
3. Trà xanh túi lọc
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ chữa lành làn da hư tổn do nắng. Bạn có thể ngâm túi trà trong nước đang sôi trong vòng vài phút, sau đó vắt cho nước trà ngấm ướt bông cotton và thoa lên các đốm nâu. Bạn nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất nhé.
4. Sữa
Chăm sóc da với sữa tươi được coi là một trong những cách làm đẹp đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể thoa sữa đều lên khuôn mặt và để yên trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Trong sữa có chứa axit lactic giúp làm sáng da và tái tạo các tế bào da hiệu quả.
5. Các phương pháp điều trị chuyên nghiệp
Nếu bạn đã áp dụng các công thức tự nhiên trên mà vẫn không thành, hãy đến bác sĩ da liễu để được trợ giúp. Thực tế thì các đốm nâu hoàn toàn vô hại và không phải ung thư nhưng để giảm thiểu các nguy cơ, bạn vẫn nên tìm gặp và hỏi ý kiến các chuyên gia.
Khi nói đến phương pháp điều trị đốm nâu, có rất nhiều sự lựa chọn bao gồm các thuốc không kê đơn, mặt nạ hóa học, liệu pháp laser, liệu pháp làm lạnh, liệu pháp mài mòn da,… Mỗi liệu pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
Ví dụ, liệu pháp laser sẽ tiêu diệt các tế bào sản sinh sắc tố dư, trong khi đó liệu pháp làm lạnh sẽ tiêu diệt chính các sắc tố dư. Cả hai phương pháp mặt nạ hóa học và mài mòn da đều tiêu diệt lớp trên cùng của phần da bị hư tổn để lớp da mới được hình thành.
Dù là phương pháp gì, các bác sĩ da liễu cũng sẽ chẩn đoán tình trạng da của bạn trước để giúp bạn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Hầu hết các phương pháp điều trị nám đều đem lại hiệu quả tốt đẹp khi được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu. Dù nám da là tình trạng rất khó chữa và bạn nếu bạn điều trị bằng các loại kem bôi ngoài da thường thì phải mất vài tháng mới có công hiệu, nhưng hiệu quả đạt được sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tìm hiểu thêm: 10 tác dụng của lô hội không phải ai cũng biết
3. Trà xanh túi lọc
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ chữa lành làn da hư tổn do nắng. Bạn có thể ngâm túi trà trong nước đang sôi trong vòng vài phút, sau đó vắt cho nước trà ngấm ướt bông cotton và thoa lên các đốm nâu. Bạn nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất nhé.
4. Sữa
Chăm sóc da với sữa tươi được coi là một trong những cách làm đẹp đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể thoa sữa đều lên khuôn mặt và để yên trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Trong sữa có chứa axit lactic giúp làm sáng da và tái tạo các tế bào da hiệu quả.
5. Các phương pháp điều trị chuyên nghiệp
Nếu bạn đã áp dụng các công thức tự nhiên trên mà vẫn không thành, hãy đến bác sĩ da liễu để được trợ giúp. Thực tế thì các đốm nâu hoàn toàn vô hại và không phải ung thư nhưng để giảm thiểu các nguy cơ, bạn vẫn nên tìm gặp và hỏi ý kiến các chuyên gia.
Khi nói đến phương pháp điều trị đốm nâu, có rất nhiều sự lựa chọn bao gồm các thuốc không kê đơn, mặt nạ hóa học, liệu pháp laser, liệu pháp làm lạnh, liệu pháp mài mòn da,… Mỗi liệu pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
Ví dụ, liệu pháp laser sẽ tiêu diệt các tế bào sản sinh sắc tố dư, trong khi đó liệu pháp làm lạnh sẽ tiêu diệt chính các sắc tố dư. Cả hai phương pháp mặt nạ hóa học và mài mòn da đều tiêu diệt lớp trên cùng của phần da bị hư tổn để lớp da mới được hình thành.
Dù là phương pháp gì, các bác sĩ da liễu cũng sẽ chẩn đoán tình trạng da của bạn trước để giúp bạn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Hầu hết các phương pháp điều trị nám đều đem lại hiệu quả tốt đẹp khi được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu. Dù nám da là tình trạng rất khó chữa và bạn nếu bạn điều trị bằng các loại kem bôi ngoài da thường thì phải mất vài tháng mới có công hiệu, nhưng hiệu quả đạt được sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Mọi thứ bạn cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường
Tin mới nhất
- Bỏ thói quen dùng thuốc Tây, mẹ bỉm sữa 9X đã vượt qua bệnh trào ngược dạ dày sau sinh như thế nào?
- Tiểu đường tuýp 1 – Điều trị cực hiệu quả tại nhà trong vòng 2 tháng
- Nấm lim xanh wiki tác dụng cách dùng nấm lim xanh rừng Tiên Phước
- 7 tác hại của việc không ăn sáng ở trẻ em
- Các vấn đề về da thường gặp và nguyên nhân gây bệnh
- Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì tốt nhất? – Gợi ý 14 loại thuốc hiệu quả
- “Chia tay” viêm họng hạt sau gần 4 năm chịu đựng nhờ bài thuốc thảo dược cổ truyền
- Vảy nến toàn thân: Bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm
- Đi ngoài ra cục máu đông nguy hiểm không? Cách xử lý
- Phụ Khang Tán: Bài thuốc thảo dược độc quyền đặc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Video
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Triệu chứng viêm tai ngoài mãn tính và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm da cơ địa ở tay và cách điều trị hiệu quả, an toàn
- TIN TỨC UNG THƯ TOP 7 thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất 2021
- TIN TỨC UNG THƯ Công dụng của rau tầm bóp trong chữa bệnh đã được các bác sỹ công nhận