Đau dạ dày ngày Tết – những điều cần chú ý

Dạ dày – người bạn thường bị bỏ quên…

Một trong những cơ quan đắc lực nhưng lại thường bị “bỏ quên” nhất trong cơ thể chúng ta có lẽ là dạ dày. Trong những ngày bình thường, khi ăn uống ngủ nghỉ điều độ, dạ dày của chúng ta làm việc theo “đồng hồ sinh học”, nói nôm na là theo một lịch trình đã sắp xếp sẵn mỗi ngày. Do vậy, chúng ta gần như chẳng hề để ý đến anh bạn này. Chỉ đến những ngày Tết, với những bữa ăn thịnh soạn, giờ giấc sinh hoạt thất thường, ngủ nghỉ không điều độ, dạ dày sẽ thường bị đau và viêm loét nhiều hơn.

Nhiều nguyên nhân có thể gây đau dạ dày dễ xuất hiện vào dịp Tết hơn, như:

  • Chế độ ăn uống thay đổi, ăn nhiều chất béo và uống nhiều bia, rượu. Các món ăn truyền thống ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng, chả giò, giò thủ… chứa rất nhiều chất béo dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, các thực phẩm muối lên men như hành muối, củ kiệu, dưa chua… cũng gây kích thích đến dạ dày. Đồng thời, những chén rượu, ly bia mừng xuân lại tạo thêm điều kiện cho viêm loét dạ dày tái phát.
  • Thời gian sinh hoạt thất thường. Không chỉ có chế độ ăn uống thay đổi, lịch sinh hoạt trong dịp Tết cũng hay bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân như cố gắng hoàn tất công việc, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đi chúc Tết họ hàng… Từ đó, nhịp sinh học bị tác động cùng những căng thẳng phải chịu có thể kích thích tiết axit nhiều hơn, tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Thời tiết thay đổi. Thời tiết giá rét, mưa phùn (nhất là miền Bắc) cũng tạo điều kiện cho cơn đau dạ dày tái phát.
  • Đặc biệt, với những người bị bệnh mạn tính và đang phải dùng một số loại thuốc kéo dài, chẳng hạn thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid (NSAID), chúng ta lại càng phải chú ý đến dạ dày nhiều hơn nữa.

Tại sao tôi đang uống NSAID mà lại vẫn bị đau dạ dày? Không phải rằng loại thuốc này cũng có tác dụng giảm đau sao?

Lý do khá dễ hiểu rằng: một trong những tác dụng bất lợi thường gặp của NSAID là gây viêm loét lớp lót bên trong dạ dày – hay còn gọi là niêm mạc dạ dày (1). Tình trạng viêm loét niêm mạc này là một trong những nguyên nhân chính gây đau. Do vậy, người ta không bao giờ dùng NSAID để giảm đau dạ dày cả. Thậm chí, nếu dùng NSAID không đúng cách lại còn có thể gây phá hủy niêm mạc dạ dày ruột, gây đau và viêm loét dạ dày nhiều hơn.

Ảnh – Shutterstock.com: 645404137

Nhưng có phải tất cả các NSAID đều gây hại trên dạ dày như nhau không?

NSAID giảm đau kháng viêm là nhờ đánh vào một tác nhân chính gây viêm trong cơ thể là cyclooxygenase (hay gọi tắt là men COX). Họ nhà COX này gồm có hai “anh em”, được gọi là men COX-1 và COX-2. Men COX-1 là một loại men sẵn có trong thành phần cấu tạo của đường tiêu hóa. Trong khi đó, men COX-2 là một loại men chỉ xuất hiện khi cần và mới là “thủ phạm” gây nên những biểu hiện của viêm. (2),(3)

Các thuốc NSAID trước đây (còn gọi là NSAID cổ điển) đánh vào cả hai loại men COX-1 và COX-2 này. Do vậy, bên cạnh tác dụng tốt là kháng viêm, thuốc lại có một tác dụng xấu là có thể gây tổn thương dạ dày, mà thường gặp là viêm, loét niêm mạc dạ dày gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua và đau dạ dày. Nặng hơn, nó có thể gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày-ruột. (4)

Tuy vậy, sau này, các nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc NSAID chỉ tác động trên men COX-2 mà không ảnh hưởng trên men COX-1. Nhờ đó, loại thuốc này vẫn kháng viêm tốt nhưng ít ảnh hưởng đến dạ dày-ruột hơn các loại NSAID cổ điển (3). Loại thuốc này còn được gọi là thuốc ức chế chọn lọc COX-2.

Sau khi ra đời, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá hiệu quả và tính an toàn thật sự của các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 này trên thực tế điều trị. Kết quả cho thấy những bệnh nhân được dùng thuốc ức chế chọn lọc COX-2 giảm đi biến chứng đường tiêu hóa (viêm, loét, thủng đường tiêu hóa) hơn đáng kể so với nhóm dùng thuốc NSAID cổ điển. (2)

Vậy nếu phải dùng NSAID trong những ngày Tết, tôi phải chú ý gì?

Như trình bày ở trên, những ngày Tết dạ dày của chúng ta sẽ dễ bị tổn thương hơn. Do vậy, nếu bạn đang dùng NSAID để điều trị những bệnh lý khớp mạn tính, bạn cần chú ý hơn để không bị tác dụng phụ đường tiêu hóa của NSAID:

  • Cố gắng sử dụng đúng liều chỉ định và trong thời gian bác sĩ kê toa, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc tự ý ngưng thuốc.
  • Khi đi khám, bạn cần nói rõ với bác sĩ nếu trước đây từng bị viêm loét dạ dày. Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc bảo vệ dạ dày, đặc biệt nếu bạn phải dùng NSAID kéo dài.
  • Trao đổi với bác sĩ xem có thể chuyển sang loại NSAID an toàn trên đường tiêu hóa hơn nếu bạn có các vấn đề sau:
    • Trên 60 tuổi
    • Nghiện rượu
    • Từng bị loét dạ dày-tá tràng trước đây
    • Đang uống hoặc tiêm một loại thuốc gọi là corticoid, dân gian hay gọi là viên “đề -xa” hoặc thuốc hạt dưa
    • Đang dùng thuốc tim mạch, đặc biệt là các thuốc chống đông máu.
  • Ngoài ra, hãy cố gắng giữ một chế độ ăn lành mạnh trong ngày tết, tránh bia rượu để giảm gánh nặng và tránh tổn thương dạ dày.
  • Uống thuốc sau bữa ăn hoặc vào buổi chiều tối có thể giảm bớt tác động gây đau dạ dày. (5)

Nếu tôi bị đau dạ dày, có cách nào để giảm đau?

Khi đau dạ dày, dù có đang uống NSAID hay không, điều đầu tiên là bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. Khi khám, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số khảo sát như nội soi để xem rõ bề mặt lớp lót bên trong dạ dày và tìm nguyên nhân chính xác gây đau, cũng như loại trừ một số nguyên nhân bệnh ác tính (ung thư dạ dày). Sau đó, tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc để điều hòa lại hoạt động niêm mạc dạ dày, giảm acid dạ dày và chống đầy hơi.

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, tránh rượu bia thuốc lá và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Dạ dày – người bạn thường bị bỏ quên…

Một trong những cơ quan đắc lực nhưng lại thường bị “bỏ quên” nhất trong cơ thể chúng ta có lẽ là dạ dày. Trong những ngày bình thường, khi ăn uống ngủ nghỉ điều độ, dạ dày của chúng ta làm việc theo “đồng hồ sinh học”, nói nôm na là theo một lịch trình đã sắp xếp sẵn mỗi ngày. Do vậy, chúng ta gần như chẳng hề để ý đến anh bạn này. Chỉ đến những ngày Tết, với những bữa ăn thịnh soạn, giờ giấc sinh hoạt thất thường, ngủ nghỉ không điều độ, dạ dày sẽ thường bị đau và viêm loét nhiều hơn.

Nhiều nguyên nhân có thể gây đau dạ dày dễ xuất hiện vào dịp Tết hơn, như:

  • Chế độ ăn uống thay đổi, ăn nhiều chất béo và uống nhiều bia, rượu. Các món ăn truyền thống ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng, chả giò, giò thủ… chứa rất nhiều chất béo dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, các thực phẩm muối lên men như hành muối, củ kiệu, dưa chua… cũng gây kích thích đến dạ dày. Đồng thời, những chén rượu, ly bia mừng xuân lại tạo thêm điều kiện cho viêm loét dạ dày tái phát.
  • Thời gian sinh hoạt thất thường. Không chỉ có chế độ ăn uống thay đổi, lịch sinh hoạt trong dịp Tết cũng hay bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân như cố gắng hoàn tất công việc, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đi chúc Tết họ hàng… Từ đó, nhịp sinh học bị tác động cùng những căng thẳng phải chịu có thể kích thích tiết axit nhiều hơn, tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Thời tiết thay đổi. Thời tiết giá rét, mưa phùn (nhất là miền Bắc) cũng tạo điều kiện cho cơn đau dạ dày tái phát.
  • Đặc biệt, với những người bị bệnh mạn tính và đang phải dùng một số loại thuốc kéo dài, chẳng hạn thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid (NSAID), chúng ta lại càng phải chú ý đến dạ dày nhiều hơn nữa.

Tại sao tôi đang uống NSAID mà lại vẫn bị đau dạ dày? Không phải rằng loại thuốc này cũng có tác dụng giảm đau sao?

Lý do khá dễ hiểu rằng: một trong những tác dụng bất lợi thường gặp của NSAID là gây viêm loét lớp lót bên trong dạ dày – hay còn gọi là niêm mạc dạ dày (1). Tình trạng viêm loét niêm mạc này là một trong những nguyên nhân chính gây đau. Do vậy, người ta không bao giờ dùng NSAID để giảm đau dạ dày cả. Thậm chí, nếu dùng NSAID không đúng cách lại còn có thể gây phá hủy niêm mạc dạ dày ruột, gây đau và viêm loét dạ dày nhiều hơn.

Ảnh – Shutterstock.com: 645404137

Nhưng có phải tất cả các NSAID đều gây hại trên dạ dày như nhau không?

NSAID giảm đau kháng viêm là nhờ đánh vào một tác nhân chính gây viêm trong cơ thể là cyclooxygenase (hay gọi tắt là men COX). Họ nhà COX này gồm có hai “anh em”, được gọi là men COX-1 và COX-2. Men COX-1 là một loại men sẵn có trong thành phần cấu tạo của đường tiêu hóa. Trong khi đó, men COX-2 là một loại men chỉ xuất hiện khi cần và mới là “thủ phạm” gây nên những biểu hiện của viêm. (2),(3)

Các thuốc NSAID trước đây (còn gọi là NSAID cổ điển) đánh vào cả hai loại men COX-1 và COX-2 này. Do vậy, bên cạnh tác dụng tốt là kháng viêm, thuốc lại có một tác dụng xấu là có thể gây tổn thương dạ dày, mà thường gặp là viêm, loét niêm mạc dạ dày gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua và đau dạ dày. Nặng hơn, nó có thể gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày-ruột. (4)

Tuy vậy, sau này, các nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc NSAID chỉ tác động trên men COX-2 mà không ảnh hưởng trên men COX-1. Nhờ đó, loại thuốc này vẫn kháng viêm tốt nhưng ít ảnh hưởng đến dạ dày-ruột hơn các loại NSAID cổ điển (3). Loại thuốc này còn được gọi là thuốc ức chế chọn lọc COX-2.

Sau khi ra đời, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá hiệu quả và tính an toàn thật sự của các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 này trên thực tế điều trị. Kết quả cho thấy những bệnh nhân được dùng thuốc ức chế chọn lọc COX-2 giảm đi biến chứng đường tiêu hóa (viêm, loét, thủng đường tiêu hóa) hơn đáng kể so với nhóm dùng thuốc NSAID cổ điển. (2)

Vậy nếu phải dùng NSAID trong những ngày Tết, tôi phải chú ý gì?

Như trình bày ở trên, những ngày Tết dạ dày của chúng ta sẽ dễ bị tổn thương hơn. Do vậy, nếu bạn đang dùng NSAID để điều trị những bệnh lý khớp mạn tính, bạn cần chú ý hơn để không bị tác dụng phụ đường tiêu hóa của NSAID:

  • Cố gắng sử dụng đúng liều chỉ định và trong thời gian bác sĩ kê toa, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc tự ý ngưng thuốc.
  • Khi đi khám, bạn cần nói rõ với bác sĩ nếu trước đây từng bị viêm loét dạ dày. Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc bảo vệ dạ dày, đặc biệt nếu bạn phải dùng NSAID kéo dài.
  • Trao đổi với bác sĩ xem có thể chuyển sang loại NSAID an toàn trên đường tiêu hóa hơn nếu bạn có các vấn đề sau:
    • Trên 60 tuổi
    • Nghiện rượu
    • Từng bị loét dạ dày-tá tràng trước đây
    • Đang uống hoặc tiêm một loại thuốc gọi là corticoid, dân gian hay gọi là viên “đề -xa” hoặc thuốc hạt dưa
    • Đang dùng thuốc tim mạch, đặc biệt là các thuốc chống đông máu.
  • Ngoài ra, hãy cố gắng giữ một chế độ ăn lành mạnh trong ngày tết, tránh bia rượu để giảm gánh nặng và tránh tổn thương dạ dày.
  • Uống thuốc sau bữa ăn hoặc vào buổi chiều tối có thể giảm bớt tác động gây đau dạ dày. (5)

Nếu tôi bị đau dạ dày, có cách nào để giảm đau?

Khi đau dạ dày, dù có đang uống NSAID hay không, điều đầu tiên là bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. Khi khám, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số khảo sát như nội soi để xem rõ bề mặt lớp lót bên trong dạ dày và tìm nguyên nhân chính xác gây đau, cũng như loại trừ một số nguyên nhân bệnh ác tính (ung thư dạ dày). Sau đó, tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc để điều hòa lại hoạt động niêm mạc dạ dày, giảm acid dạ dày và chống đầy hơi.

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, tránh rượu bia thuốc lá và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Xem thêm: Ngứa vùng bụng: Hiểu nguyên nhân để điều trị hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!