Triệu chứng viêm tai ngoài mãn tính và cách điều trị
Viêm tai ngoài mãn tính xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng tai ngoài kéo dài hơn 3 tháng hoặc tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai ngoài mãn tính xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng tai ngoài kéo dài hơn 3 tháng hoặc tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai ngoài mãn tính trong bài viết dưới đây.
Viêm tai ngoài mãn tính là gì?
Viêm tai ngoài mãn tính là tình trạng tai ngoài và ống tai bị nhiễm trùng, sưng, kích thích trong thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nước bị đọng lại trong tai sau khi tắm hoặc bơi. Cấu trúc tai và lượng nước đọng tạo thành môi trường ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm phát triển, gây nhiễm trùng.
Viêm tai ngoài xảy ra khá thường xuyên ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là ở những trẻ thích bơi lội. Thông thường, các trường hợp bị viêm tai ngoài đều ở dạng cấp tính, có thể chữa khỏi trong vòng một đến hai tuần. Viêm tai ngoài mãn tính chỉ xảy ra khi tình trạng này không được giải quyết dễ dàng hoặc tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài mãn tính
Ráy tai hoạt động như một hàng rào tự nhiên chống lại vi trùng xâm nhập vào tai. Viêm tai ngoài có thể xảy ra khi ráy tai của bạn quá ít. Khi không có sự bảo vệ cần thiết của ráy tai, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây viêm tai ngoài mãn tính:
- Bị quá nhiều nước vào tai
- Làm sạch ống tai bằng tăm bông quá mức
- Bị hóa, mỹ phẩm, chẳng hạn như keo xịt tóc, dính vào tai
- Gãi tai: những vết xước nhỏ trên da cũng có thể gây nhiễm trùng
- Mắc kẹt dị vật trong tai
- Không tuân thủ điều trị viêm tai ngoài cấp tính
Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài mãn tính
Viêm tai ngoài mãn tính là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Trẻ em thường có ống tai hẹp, do đó cũng dễ bị đọng nước trong tai hơn.
Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai mãn tính, bao gồm:
- Bơi lội thường xuyên, đặc biệt là ở các hồ bơi công cộng
- Tắm, bơi ở những nơi có nhiều vi khuẩn, chẳng hạn như bồn nước nóng hoặc ao nước bị ô nhiễm
- Sử dụng tai nghe, máy trợ thính hoặc mũ bơi có thể làm trầy xước hoặc làm tổn thương tai
- Các vấn đề về da như bệnh vảy nến, bệnh eczema hoặc tiết nhiều bã nhờn
Viêm tai ngoài cấp tính có thể tiến triển thành mãn tính nếu:
- Cấu trúc vật lý của tai làm cho việc điều trị trở nên khó khăn
- Vi khuẩn (hoặc nấm) gây viêm tai là một chủng hiếm
- Bị dị ứng với thuốc nhỏ tai
- Bị viêm tai ngoài do cả vi khuẩn và nấm gây ra
Triệu chứng viêm tai ngoài mãn tính
Viêm tai ngoài mãn tính có các triệu chứng ban đầu giống như viêm tai ngoài cấp tính, bao gồm:
Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai ngoài mãn tính trong bài viết dưới đây.
Viêm tai ngoài mãn tính là gì?
Viêm tai ngoài mãn tính là tình trạng tai ngoài và ống tai bị nhiễm trùng, sưng, kích thích trong thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nước bị đọng lại trong tai sau khi tắm hoặc bơi. Cấu trúc tai và lượng nước đọng tạo thành môi trường ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm phát triển, gây nhiễm trùng.
Viêm tai ngoài xảy ra khá thường xuyên ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là ở những trẻ thích bơi lội. Thông thường, các trường hợp bị viêm tai ngoài đều ở dạng cấp tính, có thể chữa khỏi trong vòng một đến hai tuần. Viêm tai ngoài mãn tính chỉ xảy ra khi tình trạng này không được giải quyết dễ dàng hoặc tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài mãn tính
Ráy tai hoạt động như một hàng rào tự nhiên chống lại vi trùng xâm nhập vào tai. Viêm tai ngoài có thể xảy ra khi ráy tai của bạn quá ít. Khi không có sự bảo vệ cần thiết của ráy tai, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây viêm tai ngoài mãn tính:
- Bị quá nhiều nước vào tai
- Làm sạch ống tai bằng tăm bông quá mức
- Bị hóa, mỹ phẩm, chẳng hạn như keo xịt tóc, dính vào tai
- Gãi tai: những vết xước nhỏ trên da cũng có thể gây nhiễm trùng
- Mắc kẹt dị vật trong tai
- Không tuân thủ điều trị viêm tai ngoài cấp tính
Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài mãn tính
Viêm tai ngoài mãn tính là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Trẻ em thường có ống tai hẹp, do đó cũng dễ bị đọng nước trong tai hơn.
Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai mãn tính, bao gồm:
- Bơi lội thường xuyên, đặc biệt là ở các hồ bơi công cộng
- Tắm, bơi ở những nơi có nhiều vi khuẩn, chẳng hạn như bồn nước nóng hoặc ao nước bị ô nhiễm
- Sử dụng tai nghe, máy trợ thính hoặc mũ bơi có thể làm trầy xước hoặc làm tổn thương tai
- Các vấn đề về da như bệnh vảy nến, bệnh eczema hoặc tiết nhiều bã nhờn
Viêm tai ngoài cấp tính có thể tiến triển thành mãn tính nếu:
- Cấu trúc vật lý của tai làm cho việc điều trị trở nên khó khăn
- Vi khuẩn (hoặc nấm) gây viêm tai là một chủng hiếm
- Bị dị ứng với thuốc nhỏ tai
- Bị viêm tai ngoài do cả vi khuẩn và nấm gây ra
Triệu chứng viêm tai ngoài mãn tính
Viêm tai ngoài mãn tính có các triệu chứng ban đầu giống như viêm tai ngoài cấp tính, bao gồm:
- Ngứa bên trong tai hoặc ống tai
- Cảm thấy đau tai hơn khi kéo tai hoặc khi nhai
- Bị nghẹt, tắc tai
- Giảm khả năng nghe
- Sốt
- Chảy dịch hoặc mủ từ tai
- Sưng hạch bạch huyết quanh tai
Tình trạng này được xem là mãn tính nếu:
- Các triệu chứng lặp lại liên tục, nhiều đợt liên tiếp
- Các triệu chứng kéo dài hơn ba tháng
Biến chứng viêm tai ngoài mãn tính
Khi không được điều trị đúng cách, viêm tai ngoài mãn tính có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm:
- Mất thính lực
- Nhiễm trùng da xung quanh
- Viêm mô tế bào (một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến các mô dưới da)
Các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm:
- Viêm tai ngoài ác tính: Viêm tai ngoài ác tính là bệnh nhiễm trùng lan đến nền sọ, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người lớn tuổi, người bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch.
- Nhiễm trùng lan rộng: Đây là một biến chứng hiếm gặp, có khả năng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi viêm tai giữa ác tính lây lan đến não hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Chẩn đoán viêm tai ngoài mãn tính
Bác sĩ sẽ tiến hành các bài kiểm tra để xem bạn có bị viêm tai ngoài hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi tai và xem xét các triệu chứng như:
- Tai đỏ, sưng, nhạy cảm
- Tróc vảy, bong da trong ống tai
- Tai bị tắc, nghẹt
Sau đó, bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định xem vị trí chính của nhiễm trùng là ở tai giữa hay tai ngoài. Nếu nhiễm trùng tai giữa, bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác dành cho bạn.
Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch hoặc mủ trong tai để phân tích trong phòng thí nghiệm. Điều này giúp xác định loại vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng tai tái phát của bạn.
Điều trị viêm tai ngoài mãn tính
Trước khi bắt đầu quá trình điều trị, bạn cần phải làm sạch tai hoặc lấy dị vật ra khỏi tai. Thủ tục này sử dụng dụng cụ kẹp tai hoặc máy hút chuyên dụng.
Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ bắt đầu điều trị viêm tai ngoài mãn tính bằng thuốc nhỏ tai kháng sinh. Nếu tai của bạn bị sưng nặng, bác sĩ có thể phải nhét một miếng bông hoặc gạc (dạng ống) vào tai để thuốc nhỏ tai đi được vào ống tai.
Quá trình điều trị với thuốc nhỏ tai kháng sinh thường kéo dài trong 10 đến 14 ngày. Bạn không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, ngay cả khi cơn đau và triệu chứng đã thuyên giảm.
Các phương pháp điều trị khác cho viêm tai ngoài mãn tính bao gồm:
- Corticosteroid để giảm viêm
- Thuốc nhỏ tai trị nấm cho trường hợp nhiễm trùng do nấm
- Acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh đường uống cho bạn, đặc biệt là khi thuốc nhỏ tai không đem lại kết quả. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau nếu bạn bị đau tai nặng hoặc kéo dài.
- Ngứa bên trong tai hoặc ống tai
- Cảm thấy đau tai hơn khi kéo tai hoặc khi nhai
- Bị nghẹt, tắc tai
- Giảm khả năng nghe
- Sốt
- Chảy dịch hoặc mủ từ tai
- Sưng hạch bạch huyết quanh tai
Tình trạng này được xem là mãn tính nếu:
- Các triệu chứng lặp lại liên tục, nhiều đợt liên tiếp
- Các triệu chứng kéo dài hơn ba tháng
Biến chứng viêm tai ngoài mãn tính
Khi không được điều trị đúng cách, viêm tai ngoài mãn tính có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm:
- Mất thính lực
- Nhiễm trùng da xung quanh
- Viêm mô tế bào (một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến các mô dưới da)
Các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm:
- Viêm tai ngoài ác tính: Viêm tai ngoài ác tính là bệnh nhiễm trùng lan đến nền sọ, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người lớn tuổi, người bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch.
- Nhiễm trùng lan rộng: Đây là một biến chứng hiếm gặp, có khả năng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi viêm tai giữa ác tính lây lan đến não hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Chẩn đoán viêm tai ngoài mãn tính
Bác sĩ sẽ tiến hành các bài kiểm tra để xem bạn có bị viêm tai ngoài hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi tai và xem xét các triệu chứng như:
- Tai đỏ, sưng, nhạy cảm
- Tróc vảy, bong da trong ống tai
- Tai bị tắc, nghẹt
Sau đó, bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định xem vị trí chính của nhiễm trùng là ở tai giữa hay tai ngoài. Nếu nhiễm trùng tai giữa, bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác dành cho bạn.
Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch hoặc mủ trong tai để phân tích trong phòng thí nghiệm. Điều này giúp xác định loại vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng tai tái phát của bạn.
Điều trị viêm tai ngoài mãn tính
Trước khi bắt đầu quá trình điều trị, bạn cần phải làm sạch tai hoặc lấy dị vật ra khỏi tai. Thủ tục này sử dụng dụng cụ kẹp tai hoặc máy hút chuyên dụng.
Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ bắt đầu điều trị viêm tai ngoài mãn tính bằng thuốc nhỏ tai kháng sinh. Nếu tai của bạn bị sưng nặng, bác sĩ có thể phải nhét một miếng bông hoặc gạc (dạng ống) vào tai để thuốc nhỏ tai đi được vào ống tai.
Quá trình điều trị với thuốc nhỏ tai kháng sinh thường kéo dài trong 10 đến 14 ngày. Bạn không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, ngay cả khi cơn đau và triệu chứng đã thuyên giảm.
Các phương pháp điều trị khác cho viêm tai ngoài mãn tính bao gồm:
- Corticosteroid để giảm viêm
- Thuốc nhỏ tai trị nấm cho trường hợp nhiễm trùng do nấm
- Acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh đường uống cho bạn, đặc biệt là khi thuốc nhỏ tai không đem lại kết quả. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau nếu bạn bị đau tai nặng hoặc kéo dài.
Kháng sinh IV liều cao được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm tai ngoài mãn tính đang tiến triển thành ác tính, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bạn không nên:
- Đi bơi
- Đi máy bay
- Làm ướt tai trong khi tắm
- Đặt đồ vật vào trong tai, kể cả tai nghe và nút bịt tai, cho đến khi các triệu chứng giảm bớt
Ngăn ngừa viêm tai ngoài mãn tính
Theo Healthline, bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm tai ngoài mãn tính bằng những cách sau:
- Không lấy ráy tai
- Không đưa bất cứ thứ gì vào tai, bao gồm tăm bông, ngón tay, chất lỏng hoặc thuốc xịt
- Cân nhắc đến việc đeo nút bịt tai nếu bạn đi bơi thường xuyên. Trong một vài trường hợp, nút bịt tai có thể làm tình trạng viêm tai ngoài trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng nút bịt tai.
- Nhẹ nhàng làm khô tai bằng khăn hoặc máy sấy tóc ở chế độ thấp sau khi bơi hoặc tắm. Lưu ý chỉ lau khô tai ngoài, không ngoáy sâu vào trong khi bạn dùng khăn lau tai.
- Nghiêng đầu sang hai bên để nước chảy ra ngoài khi tai bạn bị ướt
- Che chắn tai trước khi bôi thuốc nhuộm tóc, dùng keo xịt tóc hoặc nước hoa
- Không tắm hoặc bơi ở những nơi bị ô nhiễm, có nhiều vi khuẩn
- Không tự ý dừng điều trị viêm tai ngoài sớm hơn lời dặn của bác sĩ
Viêm tai ngoài mãn tính hoàn toàn có thể chữa trị thành công. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, việc điều trị của bạn có thể mất một thời gian. Bạn cũng có thể cần phải điều trị nhiều lần cho đến khi bệnh được chữa trị triệt để.
Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị là bạn phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần dùng tất cả các loại thuốc trong liệu trình, đặc biệt là thuốc kháng sinh (thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) trong khoảng thời gian quy định. Triệu chứng thuyên giảm không có nghĩa là nhiễm trùng đã được chữa khỏi.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Kháng sinh IV liều cao được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm tai ngoài mãn tính đang tiến triển thành ác tính, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bạn không nên:
- Đi bơi
- Đi máy bay
- Làm ướt tai trong khi tắm
- Đặt đồ vật vào trong tai, kể cả tai nghe và nút bịt tai, cho đến khi các triệu chứng giảm bớt
Ngăn ngừa viêm tai ngoài mãn tính
Theo Healthline, bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm tai ngoài mãn tính bằng những cách sau:
- Không lấy ráy tai
- Không đưa bất cứ thứ gì vào tai, bao gồm tăm bông, ngón tay, chất lỏng hoặc thuốc xịt
- Cân nhắc đến việc đeo nút bịt tai nếu bạn đi bơi thường xuyên. Trong một vài trường hợp, nút bịt tai có thể làm tình trạng viêm tai ngoài trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng nút bịt tai.
- Nhẹ nhàng làm khô tai bằng khăn hoặc máy sấy tóc ở chế độ thấp sau khi bơi hoặc tắm. Lưu ý chỉ lau khô tai ngoài, không ngoáy sâu vào trong khi bạn dùng khăn lau tai.
- Nghiêng đầu sang hai bên để nước chảy ra ngoài khi tai bạn bị ướt
- Che chắn tai trước khi bôi thuốc nhuộm tóc, dùng keo xịt tóc hoặc nước hoa
- Không tắm hoặc bơi ở những nơi bị ô nhiễm, có nhiều vi khuẩn
- Không tự ý dừng điều trị viêm tai ngoài sớm hơn lời dặn của bác sĩ
Viêm tai ngoài mãn tính hoàn toàn có thể chữa trị thành công. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, việc điều trị của bạn có thể mất một thời gian. Bạn cũng có thể cần phải điều trị nhiều lần cho đến khi bệnh được chữa trị triệt để.
Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị là bạn phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần dùng tất cả các loại thuốc trong liệu trình, đặc biệt là thuốc kháng sinh (thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) trong khoảng thời gian quy định. Triệu chứng thuyên giảm không có nghĩa là nhiễm trùng đã được chữa khỏi.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là bệnh gì? Những thông tin cần biết
Tin mới nhất
- Đưa nấm lim xanh Tiên Phước xuất khẩu ra thị trường thế giới
- Người mắc ung thư tụy nên ăn gì để điều trị bệnh?
- Tìm hiểu tác dụng của la hán quả để không bỏ lỡ
- Đau rát cổ họng có đờm: Nguyên nhân và cách trị
- Nấm lim xanh và công dụng chữa bệnh từ các thành phần dược chất
- Trào ngược dịch mật là gì, có tự khỏi không, làm sao chữa?
- Mẹ uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Dấu hiệu trẻ bị đau dạ dày và cách trị an toàn, hiệu quả
- Huyết trắng có mủ điều trị như thế nào?
- Đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm