Hút thuốc có nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 nặng hơn

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

Hiện nay, một số chuyên gia cho rằng những người hút thuốc có thể đối mặt với nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 nặng hơn. Nguyên nhân là vì hút thuốc làm tổn thương phổi và khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc chống lại COVID-19.

Các chuyên gia cũng nói thêm rằng mặc dù tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng, người hút thuốc vẫn có thể không phải là đối tượng được ưu tiên tại các cơ sở y tế nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 (so với những người cùng nhiễm khác). Thuốc hút trong trường hợp này bao gồm thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử và cả các chất gây nghiện.

COVID-19: Tệ hơn bệnh cúm

COVID-19 thường được so sánh với cúm (cảm cúm) vì cả hai đều có các triệu chứng tương tự và là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Tuy nhiên, thủ phạm lại là 2 chủng virus khác nhau. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, COVID-19 khiến tình trạng viêm phổi cấp nặng hơn so với cúm.

Không giống như các virus đường hô hấp thông thường, SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương tế bào vách phế nang và niêm mạc túi khí phổi. Khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng, một loạt các chất trung gian gây viêm được giải phóng. Phổi thậm chí còn bị viêm nhiều hơn và chứa đầy dịch, dẫn đến viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp cấp tính.

Tức ngực khó thở là một trong những triệu chứng chính của COVID-19, cùng với sốt và ho. Những người mắc căn bệnh do virus SARS-COV-2 này gây ra thường chuyển từ giai đoạn ho và sốt sang viêm phổi kẽ. Nếu các triệu chứng COVID-19 nặng hơn sẽ cần hỗ trợ hô hấp từ máy thở. Mặc dù vậy, tình huống vẫn có thể xấu đi tùy vào số lượng các hạt virus nhân lên tại phổi, chủng gene của virus và các yếu tố chưa xác định khác.

Bạn có thể quan tâm: COVID-19 tác động đến cơ thể con người như thế nào?

Những rủi ro tiềm ẩn từ thuốc lá

Bất kỳ loại thuốc lá nào cũng có hại cho hệ thống cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch và hệ hô hấp. COVID-19 cũng gây hại lên các hệ thống này.

Nghiên cứu trên 55.924 trường hợp được xác nhận tại phòng thí nghiệm ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh hô hấp mạn tính hoặc ung thư cao hơn nhiều so với những người không có các bệnh mạn tính. Theo thông tin từ Trung Quốc nơi bắt nguồn dịch COVID-19 do virus corona mới, những người mắc bệnh lý nền tim mạch và hô hấp do sử dụng thuốc lá có nguy cơ cao mắc các triệu chứng COVID-19 nặng hơn.

Thuốc lá có tác động rất lớn đến sức khỏe đường hô hấp. Mối liên hệ giữa sử dụng thuốc lá và ung thư phổi đã được tìm hiểu rõ ràng khi thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi.

Hiện nay, một số chuyên gia cho rằng những người hút thuốc có thể đối mặt với nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 nặng hơn. Nguyên nhân là vì hút thuốc làm tổn thương phổi và khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc chống lại COVID-19.

Các chuyên gia cũng nói thêm rằng mặc dù tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng, người hút thuốc vẫn có thể không phải là đối tượng được ưu tiên tại các cơ sở y tế nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 (so với những người cùng nhiễm khác). Thuốc hút trong trường hợp này bao gồm thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử và cả các chất gây nghiện.

COVID-19: Tệ hơn bệnh cúm

COVID-19 thường được so sánh với cúm (cảm cúm) vì cả hai đều có các triệu chứng tương tự và là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Tuy nhiên, thủ phạm lại là 2 chủng virus khác nhau. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, COVID-19 khiến tình trạng viêm phổi cấp nặng hơn so với cúm.

Không giống như các virus đường hô hấp thông thường, SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương tế bào vách phế nang và niêm mạc túi khí phổi. Khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng, một loạt các chất trung gian gây viêm được giải phóng. Phổi thậm chí còn bị viêm nhiều hơn và chứa đầy dịch, dẫn đến viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp cấp tính.

Tức ngực khó thở là một trong những triệu chứng chính của COVID-19, cùng với sốt và ho. Những người mắc căn bệnh do virus SARS-COV-2 này gây ra thường chuyển từ giai đoạn ho và sốt sang viêm phổi kẽ. Nếu các triệu chứng COVID-19 nặng hơn sẽ cần hỗ trợ hô hấp từ máy thở. Mặc dù vậy, tình huống vẫn có thể xấu đi tùy vào số lượng các hạt virus nhân lên tại phổi, chủng gene của virus và các yếu tố chưa xác định khác.

Bạn có thể quan tâm: COVID-19 tác động đến cơ thể con người như thế nào?

Những rủi ro tiềm ẩn từ thuốc lá

Bất kỳ loại thuốc lá nào cũng có hại cho hệ thống cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch và hệ hô hấp. COVID-19 cũng gây hại lên các hệ thống này.

Nghiên cứu trên 55.924 trường hợp được xác nhận tại phòng thí nghiệm ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh hô hấp mạn tính hoặc ung thư cao hơn nhiều so với những người không có các bệnh mạn tính. Theo thông tin từ Trung Quốc nơi bắt nguồn dịch COVID-19 do virus corona mới, những người mắc bệnh lý nền tim mạch và hô hấp do sử dụng thuốc lá có nguy cơ cao mắc các triệu chứng COVID-19 nặng hơn.

Thuốc lá có tác động rất lớn đến sức khỏe đường hô hấp. Mối liên hệ giữa sử dụng thuốc lá và ung thư phổi đã được tìm hiểu rõ ràng khi thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi.

Theo bác sĩ Albert Rizzo – giám đốc y tế của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hút thuốc có thể làm suy yếu khả năng tự phục hồi của cơ thể vì gây hại cho phổi, dẫn đến suy yếu các mô phổi, viêm phổi và nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về sự ảnh hưởng của COVID-19 lên người hút thuốc.

Tiến sĩ Laura Crotty Alexander, phó giáo sư y khoa thuộc Khoa Phổi (Đại học California San Diego Alexander) cho rằng việc hít phải các hóa chất cơ bản có trong thuốc lá điện tử như propylene glycol và glycerin khiến người dùng tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi vì hóa chất làm giảm khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp của hệ miễn dịch. Từ những cơ sở này, người hút thuốc có thể gặp biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu mắc COVID-19. Cũng có thể nói rằng người hút thuốc lâu năm nếu mắc COVID-19 thì tình trạng bệnh sẽ dễ trở nặng hơn.

Những người đang mắc bệnh lý nền do thuốc lá gây ra như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ làm COVID-19 trầm trọng hơn vì chức năng phổi của họ đã bị tổn hại. Bác sĩ khoa Phổi Nathan Do (bệnh viện AdventHealth Tampa ở Florida) cho biết tỷ lệ tiến triển bệnh của COVID-19 tính cả tỷ lệ tử vong cao hơn khoảng 12-14 lần đối với những người có tiền sử hút thuốc.

Hãy cho phổi “nghỉ ngơi”

Trước tình trạng virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lây nhiễm và vắc-xin ngừa COVID-19 vẫn đang được phát triển thì đây là lúc để chúng ta cố gắng giữ cho phổi khỏe mạnh nhất có thể. Những đối tượng có nguy cơ mắc biến chứng nặng từ COVID-19 như người già và người có bệnh lý nền như bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn… cần đặc biệt lưu ý bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng nên cẩn thận. Bất kỳ tuổi tác hay tình trạng sức khỏe nào thì cũng cần cân nhắc cho phổi “nghỉ ngơi”. Hít phải khói thuốc, bụi mịn hay ô nhiễm đều dẫn đến suy giảm chức năng phổi và khiến phổi dễ nhiễm trùng.

Đây là thời điểm chưa từng có khi rất nhiều quốc gia phải thực hiện cách ly toàn xã hội để kiểm soát sự lây lan của virus. Trong khi mỗi người đang thay đổi nhiều thói quen nhằm phòng ngừa COVID-19 thì người hút thuốc cũng nên cố gắng bỏ thuốc. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các triệu chứng coronavirus chủng mới nặng và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19

Nếu bạn cảm thấy không khỏe và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, bạn nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.

Theo bác sĩ Albert Rizzo – giám đốc y tế của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hút thuốc có thể làm suy yếu khả năng tự phục hồi của cơ thể vì gây hại cho phổi, dẫn đến suy yếu các mô phổi, viêm phổi và nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về sự ảnh hưởng của COVID-19 lên người hút thuốc.

Tiến sĩ Laura Crotty Alexander, phó giáo sư y khoa thuộc Khoa Phổi (Đại học California San Diego Alexander) cho rằng việc hít phải các hóa chất cơ bản có trong thuốc lá điện tử như propylene glycol và glycerin khiến người dùng tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi vì hóa chất làm giảm khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp của hệ miễn dịch. Từ những cơ sở này, người hút thuốc có thể gặp biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu mắc COVID-19. Cũng có thể nói rằng người hút thuốc lâu năm nếu mắc COVID-19 thì tình trạng bệnh sẽ dễ trở nặng hơn.

Những người đang mắc bệnh lý nền do thuốc lá gây ra như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ làm COVID-19 trầm trọng hơn vì chức năng phổi của họ đã bị tổn hại. Bác sĩ khoa Phổi Nathan Do (bệnh viện AdventHealth Tampa ở Florida) cho biết tỷ lệ tiến triển bệnh của COVID-19 tính cả tỷ lệ tử vong cao hơn khoảng 12-14 lần đối với những người có tiền sử hút thuốc.

Hãy cho phổi “nghỉ ngơi”

Trước tình trạng virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lây nhiễm và vắc-xin ngừa COVID-19 vẫn đang được phát triển thì đây là lúc để chúng ta cố gắng giữ cho phổi khỏe mạnh nhất có thể. Những đối tượng có nguy cơ mắc biến chứng nặng từ COVID-19 như người già và người có bệnh lý nền như bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn… cần đặc biệt lưu ý bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng nên cẩn thận. Bất kỳ tuổi tác hay tình trạng sức khỏe nào thì cũng cần cân nhắc cho phổi “nghỉ ngơi”. Hít phải khói thuốc, bụi mịn hay ô nhiễm đều dẫn đến suy giảm chức năng phổi và khiến phổi dễ nhiễm trùng.

Đây là thời điểm chưa từng có khi rất nhiều quốc gia phải thực hiện cách ly toàn xã hội để kiểm soát sự lây lan của virus. Trong khi mỗi người đang thay đổi nhiều thói quen nhằm phòng ngừa COVID-19 thì người hút thuốc cũng nên cố gắng bỏ thuốc. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các triệu chứng coronavirus chủng mới nặng và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19

Nếu bạn cảm thấy không khỏe và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, bạn nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:

  • Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
  • Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
  • Bệnh viện Vinmec Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768
  • Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
  • Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
  • Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
  • Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
  • Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
  • Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
  • Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
  • Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
  • Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
  • Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
  • Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
  • Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
  • Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
  • Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010

Mặt khác, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.

Bạn có thể quan tâm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:

  • Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
  • Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
  • Bệnh viện Vinmec Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768
  • Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
  • Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
  • Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
  • Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
  • Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
  • Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
  • Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
  • Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
  • Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
  • Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
  • Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
  • Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
  • Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
  • Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010

Mặt khác, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.

Bạn có thể quan tâm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19

 

Xem thêm: Cho con nuôi thú cưng: Cẩn trọng với 10 loại vật này trước khi mua

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!