Tiểu không tự chủ ở nam giới do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả
Tiểu không tự chủ ở nam giới là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu không tự chủ là do đâu, để lại hậu quả gì và làm sao để khắc phục? Tất cả sẽ được bài viết giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Tiểu không tự chủ ở nam giới là bệnh gì?
Tiểu không tự chủ ở nam giới còn được gọi là tiểu không kiểm soát, hay són tiểu. Tình trạng này có thể hiểu đơn giản là hiện tượng nước tiểu bị rò rỉ. Tiểu không tự chủ có thể diễn ra một cách từ từ, chảy từng giọt cho đến khi bàng quang hoàn toàn trống rỗng.
Thực tế, đây chỉ là một triệu chứng của vấn đề ở đường tiết niệu, rất dễ xảy ra ở nam giới, nhất là khi đã lớn tuổi. Theo đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau tùy từng trường hợp, từ nhẹ như són tiểu, cho đến nặng hơn là tiểu không kiểm soát khi gắng sức.
Trong y học, tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới thường được chia thành 3 loại, đó là:
- Tiểu không tự chủ do gắng sức: Đó là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ xảy ra khi ho, hắt hơi, cười, hoặc khi vận động như tập thể dục, chạy nhảy,…
- Són tiểu cấp kỳ: Trình trạng này do bàng quang tăng hoạt và phát đi tín hiệu thôi thúc đi tiểu một cách đột ngột, khiến cơ thể không thể kiềm chế được. Nếu bàng quang tăng hoạt quá mức, nam giới sẽ thường xuyên gặp tình trạng phải đi tiểu khẩn cấp.
- Tiểu không kiểm soát vừa do bàng quang tăng hoạt vừa do gắng sức.
Nguyên nhân khiến nam giới bị tiểu không tự chủ
Tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới có thế xảy ra bởi một số vấn đề về sức khỏe, hoặc lối sống sinh hoạt. Cụ thể như:
- Vấn đề ở tuyến tiền liệt: Nếu nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt lành tính có thể làm chặn đường đi của niệu đạo. Từ đó, khiến cho bàng quang phải hoạt động nhiều hơn bình thường để có thể bài tiết nước tiểu ra ngoài. Lâu dần khiến thành bàng quang trở nên dày và yếu và quá trình làm rỗng bàng quang cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị bệnh ung thư, như phẫu thuật hoặc xạ trị cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát ở bàng quang và dẫn đến tiểu không tự chủ.
- Vấn đề tuổi tác: Theo thời gian, cơ bàng quang cũng yếu dần đi, giống như các cơ bắp khác trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng tiểu són.
- Một số bệnh lý: Phổ biến nhất là bệnh đa xơ cứng có thể gây tổn thương các dây thần kinh có chức năng truyền tín hiệu đến bàng quang. Ngoài ra, nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh Alzheimer, đột quỵ, Parkinson,… cũng gây ảnh hưởng tương tự.
- Bị ho mãn tính: Ho sẽ làm tăng áp lực lên sàn chậu và cơ bàng quang. Khi các cơ này yếu, sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc giữ nước tiểu trong bàng quang.
- Do phẫu thuật: Một số phương pháp phẫu thuật tại ruột, tuyến tiền liệt, hay lưng dưới đều có khả năng gây ra vấn đề ở tiểu không tự chủ ở nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình phẫu thuật khiến cho một số dây thần kinh đường tiết niệu bị tổn thương.
- Béo phì hoặc lười tập thể dục: Với những người không thường xuyên vận động sẽ có nguy cơ khiến trọng lượng cơ thể tăng lên. Khi đó, bàng quang cũng chịu áp lực nhiều hơn và khiến cơ thể phải đi vệ sinh nhiều hơn do không thể giữ được nước tiểu trong thời gian dài.
- Do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiều trường hợp, tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại một phần của đường tiết niệu cũng khiến bàng quang bị kích thích và gây tiểu không tự chủ.
Triệu chứng đi kèm tiểu không tự chủ ở nam giới
Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ thấy một lượng nhỏ nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi hoặc trên đường đi vệ sinh. Với bệnh ở mức độ vừa, nước tiểu rỉ ra hằng ngày, khiến người bệnh phải dùng tã. Còn trường hợp bệnh nặng, lượng nước tiểu chảy ra ngoài rất nhiều, có thể làm ướt hết vài miếng tã 1 ngày và làm hạn chế các hoạt động hàng ngày
Ngoài ra, hiện tượng tiểu không tự chủ ở nam giới thường đi kèm một số triệu chứng sau:
- Có cảm giác buồn tiểu và không thể kiềm chế lại được.
- Đi tiểu với tần suất nhiều hơn người bình thường.
- Bị đau rát khi đi tiểu.
- Thường đi tiểu đêm, khiến người bệnh thường phải thức dậy giữa giấc để đi tiểu.
- Hoặc có thể bị rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ.
Bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới có nguy hiểm không?
Thực tế, tiểu không tự chủ ở nam giới không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của người mắc. Cụ thể:
- Tự ti trong cuộc sống, công việc: Tình trạng tiểu không tự chủ khiến người bệnh luôn muốn ở gần nhà vệ sinh và không muốn đi đâu cả, nên thường từ chối mọi lời mời đi ra ngoài của bạn bè hay người thân. Sự tự ti, e ngại này sẽ càng làm cho cuộc sống của họ ngày càng trở nên “nghèo nàn” hơn. Bệnh cạnh đó, vấn đề tiểu không tự chủ ở nam giới cũng khiến họ luôn phải lo lắng về tình trạng bệnh nên cũng gây ảnh hưởng xấu tới công việc và hiệu quả làm việc
- Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Các triệu chứng của bệnh thường làm cho người mắc cảm thấy bất tiện trong vấn đề sinh hoạt tình dục. Họ lo lắng trong lúc giao hợp sẽ khiến nước tiểu chảy ra. Điều này khiến nhiều người thậm chí không muốn giao hợp.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: Sự căng thẳng, lo lắng về tình trạng bệnh sẽ khiến người mắc trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, do việc phải đi tiểu đêm nhiều lần cũng sẽ khiến họ bị mất ngủ.
- Gây nhiễm trùng đường tiểu: Khi tình trạng ra vào của nước tiểu không được kiểm soát và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Ảnh hưởng tới da: Tình trạng tiểu không tự chủ cũng có thể dẫn đến phát ban, loét da, thậm chí nhiễm trùng da. Nguyên nhân là do lượng nước tiểu chảy ra làm ướt da liên tục.
Cách chẩn đoán bệnh
Thông thường, để chẩn đoán và đánh giá tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi tiền sử người bệnh, thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm:
Hỏi tiền sử bệnh: Đầu tiên, các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh mô tả kỹ các dấu hiệu gặp phải. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu ghi chú lại thông tin về thời gian đi tiểu vào một cuốn nhật ký trong vài ngày để kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh.
Khám lâm sàng: Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng vùng chậu để đánh trình trạng một số cơ quan, cũng như tìm kiếm các vấn đề khác liên quan đến giải phẫu.
Ngoài ra, một số kỹ thuật sau đây có thể được sử dụng:
- Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra mẫu nước tiểu để tìm dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, vết máu hoặc những bất thường khác.
- Đo lượng nước tiểu tồn dư lại sau khi đi tiểu: Với kỹ thuật này, người bệnh sẽ được yêu cầu đi tiểu vào một bình chứa. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang thông
quan việc sử dụng catheter hoặc siêu âm. Nếu kết quả cho thấy lượng nước tiểu tồn dư nhiều thì chứng tỏ dây thần kinh của bàng quang có vấn đề hoặc đường niệu đang bị tắc nghẽn. - Siêu âm vùng chậu: Phương pháp này giúp kiểm tra xem đường niệu hoặc hệ sinh dục có những bất thường nào hay không.
- Chụp bàng quang: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa thuốc cản quang bằng ống thông vào niệu đạo, bàng quang. Ảnh được chụp lại với chất cản quang trong bàng quang sẽ giúp bác sĩ đánh giá được cơ quan này có gặp vấn đề gì bất thường không.
Điều trị tiểu không tự chủ ở nam giới bằng cách nào?
Sau khi được chẩn đoán chính xác tiểu không tự chủ ở nam giới, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp được dùng để điều trị tiểu không tự chủ phổ biến hiện nay:
1. Điều trị tại nhà không cần thuốc
Đây là phương pháp thường được áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng còn nhẹ. Cụ thể như sau:
Thay đổi lối sống, sinh hoạt
Việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt có thể giúp giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu. Cụ thể, người bệnh cần thực hiện:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, luôn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, khỏe mạnh, không thừa cân.
- Tăng cường chất xơ, có thể bổ sung trong chế độ ăn hoặc sử dụng các sản phẩm giúp bổ sung chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón và hạn chế áp lực lên bàng quang.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích vì chúng có thể tổn hại và gây ảnh hưởng đến bàng quang và khiến tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới trở nên trầm trọng hơn. Các chất kích thích cần phải tránh như: Cà phê, rượu bia, thuốc lá, chè đặc.
- Hạn chế nạp thêm nước: Những nam giới bị tiểu không tự chủ nên nạp vào cơ thể không quá 2 lít nước/ngày. Với tình trạng són tiểu vào ban đêm hoặc sáng sớm thì nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ khoảng vài giờ.
- Cố gắng đi vệ sinh theo đúng lịch trình: Người bệnh cần đảm bảo và chú ý thời gian đi tiểu hoặc vào nhà vệ sinh theo một thời gian cố định hơn là chờ cho đến khi có nhu cầu. Theo đó, người bệnh nên đi vào nhà vệ sinh mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 4 giờ.
Tập thể dục và vật lý trị liệu
Bên cạnh việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, người bệnh cũng cần tập luyện thể dục thường xuyên như: Tập yoga, đi bộ, hoặc đạp xe sẽ giúp cải thiện vấn đề tiểu không tự chủ ở nam giới.
Ngoài ra, áp dụng bài tập kegel cũng là phương pháp hiệu quả cho người mắc chứng tiểu không nín được:
- Bài tập 1: Thực hiện khi ngồi trên mặt phẳng: Bắt đầu bằng tư thế ngồi trên sàn, sau đó tiến hành gập đầu gối và bắt chéo chân. Đồng thời giữ lưng thẳng, người hơi nghiêng về phía trước một chút. Giữ nguyên khoảng 1 phút. Lặp lại tư thế này bất cứ khi nào bạn có thể.
- Bài tập 2: Thực hiện ở tư thế ngồi: Bạn ngồi trên sàn, đầu gối gập đồng thời chạm 2 lòng bàn chân vào nhau. Sau đó nhẹ nhàng nhấc 2 chân lên về phía người. Kho nhấc chân lên thì đặt 2 tay dưới đầu gối. Hít vào trong vài giây. Tiếp tục dùng lực tay để đẩy 2 đầu gối xuống, giữ khoảng 5 giây, sau đó lặp lại.
- Bài tập 3: Đây là bài tập nín tiểu: Hít vào và giữ chặt vùng dưới hông, sau đó thực hiện động tác co cơ sàn chậu giống như khi đi tiểu rồi nín lại. Giữ nguyên tư thế trong vài giây sau đó thả lỏng và thở ra.
Áp dụng biện pháp dân gian
Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng nhiều loại dược liệu giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới và cho thấy hiệu quả tích cực. Người bệnh có thể tham khảo các loại dược liệu sau:
Trị chứng tiểu không tự chủ từ bạch tật lê
Trong đông y, bạch tật lê được sử dụng như một loại dược liệu quý để điều trị sỏi thận và đái dầm. Cụ thể, thảo dược này giúp tăng trương lực cơ, bàng quang co giãn tốt hơn, từ đó tăng khả năng chứa đựng nước tiểu. Đồng thời bạch tật lê có tác dụng tăng cường các cơ nâng đỡ của vùng sàn chậu, nhờ đó giảm kích thích cảm giác mót tiểu, hạn chế tiểu không tự chủ, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
Cách thực hiện đơn giản:
- Bạn chỉ cần lấy 50g bạch tật lê, rồi đem sắc thành nước uống hàng ngày.
- Kiên trì sử dụng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.
Chữa tiểu són, tiểu gấp bằng mề gà và đậu đỏ
Ngoài bạch tật lê, mề gà và đậu đỏ chính là sự kết hợp tuyệt vời giúp chữa tiểu đêm nhiều lần, tiểu không kiểm soát. Đồng thời món ăn này còn giúp người bị sỏi thận có thể phục hồi nhanh hơn.
Cách làm:
- Tiến hành sơ chế và làm sạch 2 cái mề gà.
- Đem thái nhỏ rồi nấu cùng với đậu đỏ, đến khi chín nhừ thì nêm gia vị rồi tắt bếp.
- Sử dụng món ăn 1 lần/ngày sẽ giúp chứng tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ ở nam giới được thuyên giảm.
Trị tiểu không tự chủ ở nam giới bằng râu ngô và kim tiền thảo
Từ lâu kim tiền thảo và râu ngô đã được biết đến là loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, giải độc, có thể làm giảm tắc nghẽn niệu đạo, từ đó giảm nguy cơ bị tiểu không tự chủ vào ban đêm.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy 30gr râu ngô và 30gr kim tiền thảo.
- Rửa sạch và đem nấu thành nước uống hằng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát.
2. Dùng thuốc chữa tiểu không tự chủ ở nam giới
Trong Tây y có nhiều loại thuốc điều trị chứng tiểu không tự chủ ở nam giới. Theo đó, tùy và nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp, bao gồm:
- Thuốc co thắt bàng quang hoặc kiểm soát sự co thắt: Loại thuốc này có cơ chế kiểm soát làm giảm triệu chứng khẩn cấp, giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ và giảm tần suất xảy ra.
- Thuốc mirabegron: Loại thuốc này sẽ giúp giãn cơ bàng quang, từ đó cho phép cơ quan này có thể lưu trữ được lượng nước tiểu nhiều hơn.
- Tiêm hoạt chất onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: Hoạt chất này sẽ giúp ngăn chặn sự co thắt của các cơ bàng quang – nguyên nhân khiến cho nước tiểu rò rỉ không mong muốn. Tác dụng của loại thuốc này thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 – 9 tháng.
3. Phẫu thuật chữa tiểu không tự chủ
Với những trường hợp bệnh nặng và khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được tiến hành một số phương pháp phẫu thuật như:
- Tạo cơ vòng bàng quang nhân tạo: Phương pháp này được thực hiện bằng cách cấy quanh cổ bàng quang một thiết bị nhằm giữ cho cơ vòng đóng chặt. Sau đó, khi muốn tiểu, người bệnh chỉ cần nhấn một van được cấy sẵn dưới da sẽ giúp cho vòng mở ra và đưa nước tiểu ra ngoài.
- Treo cổ bàng quang: Phương pháp này được thực hiện bằng cách treo cổ bàng quang vào vùng xương mu, từ đó có thể giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu.
- Phẫu thuật slings, TOT hay TVT: Phương pháp này nhằm tạo ra một điểm tựa vững chắc thay thế cho các cơ vòng để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài.
- Treo cổ bàng quang: nhằm treo cổ bàng quang vào xương mu, để giúp giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu.
4. Điều trị tiểu không tự chủ ở nam giới bằng Đông y
Để chữa chứng tiểu không tự chủ ở nam giới, theo Đông y thì cần giải quyết được nguyên nhân gây bệnh là nằm ở bằng quang và tạng thận. Theo đó, Đông y sẽ sử dụng các vị thuốc có tác dụng tăng cường chức năng thận, củng cố và phục hồ
i các cơ bàng quang.
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: 12g khiếm thực, 10g thỏ ty tử, 12g ngũ gia bì, 12g thục địa, 10g trạch tả, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 16g tang diệp.
- Sử dụng các nguyên liệu trên để sắc thành 1 thang thuốc và chia 3 lần, uống thành 3 buổi trong ngày.
- Bài thuốc này có công dụng là bổ khí, bồi bổ các cơ quan ở đường tiết niệu, từ đó hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần, không kiểm soát hiệu quả.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: 12g bạch biển đậu, 16g hoài sơn, 12g sơn thù, 10g cố chỉ, 12g thục địa, 12g kim anh, 12g viễn chí, 12g hắc tác nhân.
- Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc lên và lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc này có công dụng bổ bàng quang, bổ thận, ổn định thần kinh trung ương, từ đó có thể kiểm soát phản xạ đi tiểu trở lại bình thường.
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị: 20g mỗi loại đỗ trọng, cầu tích, ngũ gia bì, hoài sơn, thỏ ty tử, khởi tử, sơn thù, liên nhục, biển đậu, sa sâm, phòng sâm, hắc táo nhân, thục địa, đương quy, viễn chí, bạch truật, hoàng kỳ. Cùng với 40g cam thảo, 16g trần bì, 16g trạch tả, 10g quế.
- Đem các nguyên liệu cắt nhỏ rồi và bỏ vào bình thủy tinh để ngâm với 3 lít rượu.
- Thời gian ngâm khoảng 20 ngày là có thể mang ra sử dụng.
- Mỗi ngày, người bệnh uống 50 – 60ml, chia thành 2 lần, nên uống trước bữa ăn sẽ giúp hạn chế được chứng tiểu không tự chủ ở nam giới
Cách phòng tránh bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới
Thực tế, tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên không phải lúc nào cũng có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, để giúp giảm nguy cơ bị tiểu không kiểm soát, bạn cần lưu ý:
- Duy trì cân nặng ở mức đảm bảo.
- Tránh sử dụng các chất gây kích thích bàng quang tăng hoạt, như caffeine, rượu, đồ uống có ga và thực phẩm có tính axit.
- Tăng cường ăn nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giúp ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở nam giới.
- Không nên hút thuốc, hoặc nam giới có thể tìm sự giúp đỡ để bỏ thói quen hút thuốc.
- Cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc. Thực tế, nhiều loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống co giật, thuốc giãn cơ,… có thẻ khiến bàng quang bị quá tải.
Như vậy, tiểu không tự chủ ở nam giới là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nam giới nên đi khám và điều trị sớm khi thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Bên cạnh đó, việc đảm bảo duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh cũng là yếu tố giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Xem thêm: CÁC LOẠI HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO
Tin mới nhất
- Làm thế nào để trị sẹo lâu năm trên mặt?
- Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Bệnh có chữa khỏi được không?
- Vảy nến thể mảng: Nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- [Cảnh báo] Tinh trùng màu vàng là gì, có nguy hiểm không?
- Nấm lim xanh có tác dụng gì giá 1kg nấm lim xanh rừng bao nhiêu?
- Viêm da dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
- Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Polyp đại tràng sigma là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
- Ung thư ruột non
- 7 thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ