8 cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu bạn chưa bao giờ sinh con, sử dụng thuốc kích thích sinh sản hoặc bước sang tuổi 50. Liệu có cách nào giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ngay từ bây giờ?
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu bạn chưa bao giờ sinh con, sử dụng thuốc kích thích sinh sản hoặc bước sang tuổi 50. Liệu có cách nào giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ngay từ bây giờ?
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp tầm soát nào thật sự tốt cho căn bệnh ung thư buồng trứng. Bất kỳ triệu chứng sớm nào cũng đều có thể dễ dàng bị nhầm lẫn nhiều bệnh lý khác.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn không thể có bất kỳ sự kiểm soát nào. Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng mà bạn có thể áp dụng để duy trì sức khỏe.
1. Uống thuốc tránh thai làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn. Sự bảo vệ đó còn tồn tại cùng với khoảng thời gian bạn tiếp tục uống thuốc đều đặn và có thể kéo dài tới 35 năm, đặc biệt ở phụ nữ có bệnh lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng đi kèm. Ngoài ra, tác dụng giảm nguy cơ này có thể bắt đầu sớm nhất là từ ba đến sáu tháng sau khi bắt đầu sử dụng thuốc.
Có giả thiết cho thấy càng có thêm nhiều lần rụng trứng trong cuộc đời người phụ nữ, nguy cơ bị ung thư buồng trứng càng cao. Sử dụng biện pháp ngừa thai giúp bạn không bị rụng trứng và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng lên tới 50%. Vì lý do tương tự, việc bắt đầu giai đoạn hành kinh sớm và trải qua thời kỳ mãn kinh muộn có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng của phụ nữ.
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây ra một số nguy cơ khác bao gồm các cơn đau thắt ngực và thuyên tắc mạch. Do đó, bạn không nên uống thuốc tránh thai chỉ để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng vì đây chỉ là một lợi ích phụ thêm mà thôi.
2. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Bệnh béo phì là một yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng, đặc biệt là nếu bạn đang hoặc bị béo phì sớm ở tuổi trưởng thành. Nguy cơ tử vong vì ung thư buồng trứng ở những người béo phì cũng cao hơn.
Béo phì đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ càng ngày càng tăng đối với nhiều bệnh ung thư và có một mối liên hệ giữa béo phì và ung thư buồng trứng. Điều này cung cấp thêm một lý do khác để tích cực giảm cân nếu bạn cần phải làm thế hoặc chỉ đơn giản nhằm duy trì cân nặng khỏe mạnh.
3. Ăn chế độ ít chất béo
Duy trì thân hình mảnh dẻ có thể giúp ngăn chặn ung thư buồng trứng và cách tốt để làm điều đó là thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Nghiên cứu khác xác định chất béo từ các nguồn động vật đặc biệt có hại.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh cùng trái cây và thực phẩm khác có nguồn gốc thực vật. Hãy để dành các loại thịt đỏ và những món đòi hỏi chế biến cầu kỳ cho những dịp đặc biệt hơn.
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp tầm soát nào thật sự tốt cho căn bệnh ung thư buồng trứng. Bất kỳ triệu chứng sớm nào cũng đều có thể dễ dàng bị nhầm lẫn nhiều bệnh lý khác.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn không thể có bất kỳ sự kiểm soát nào. Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng mà bạn có thể áp dụng để duy trì sức khỏe.
1. Uống thuốc tránh thai làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn. Sự bảo vệ đó còn tồn tại cùng với khoảng thời gian bạn tiếp tục uống thuốc đều đặn và có thể kéo dài tới 35 năm, đặc biệt ở phụ nữ có bệnh lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng đi kèm. Ngoài ra, tác dụng giảm nguy cơ này có thể bắt đầu sớm nhất là từ ba đến sáu tháng sau khi bắt đầu sử dụng thuốc.
Có giả thiết cho thấy càng có thêm nhiều lần rụng trứng trong cuộc đời người phụ nữ, nguy cơ bị ung thư buồng trứng càng cao. Sử dụng biện pháp ngừa thai giúp bạn không bị rụng trứng và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng lên tới 50%. Vì lý do tương tự, việc bắt đầu giai đoạn hành kinh sớm và trải qua thời kỳ mãn kinh muộn có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng của phụ nữ.
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây ra một số nguy cơ khác bao gồm các cơn đau thắt ngực và thuyên tắc mạch. Do đó, bạn không nên uống thuốc tránh thai chỉ để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng vì đây chỉ là một lợi ích phụ thêm mà thôi.
2. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Bệnh béo phì là một yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng, đặc biệt là nếu bạn đang hoặc bị béo phì sớm ở tuổi trưởng thành. Nguy cơ tử vong vì ung thư buồng trứng ở những người béo phì cũng cao hơn.
Béo phì đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ càng ngày càng tăng đối với nhiều bệnh ung thư và có một mối liên hệ giữa béo phì và ung thư buồng trứng. Điều này cung cấp thêm một lý do khác để tích cực giảm cân nếu bạn cần phải làm thế hoặc chỉ đơn giản nhằm duy trì cân nặng khỏe mạnh.
3. Ăn chế độ ít chất béo
Duy trì thân hình mảnh dẻ có thể giúp ngăn chặn ung thư buồng trứng và cách tốt để làm điều đó là thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Nghiên cứu khác xác định chất béo từ các nguồn động vật đặc biệt có hại.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh cùng trái cây và thực phẩm khác có nguồn gốc thực vật. Hãy để dành các loại thịt đỏ và những món đòi hỏi chế biến cầu kỳ cho những dịp đặc biệt hơn.
4. Giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng bằng cách mang thai và cho con bú
Mang thai và cho con bú có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều này phụ thuộc vào việc bao nhiêu lần bạn rụng trứng trong suốt cuộc đời mình. Khi bạn mang thai, bạn không rụng trứng. Bạn cũng ít có khả năng rụng trứng khi bạn đang cho con bú.
Độ tuổi mà bạn có thai cũng quan trọng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai trước 26 tuổi thậm chí còn có nguy cơ bị ung thư buồng trứng thấp hơn những phụ nữ chờ đến khi ổn định mọi thứ rồi mới có con. Càng trải qua nhiều thai kỳ thì sẽ càng có ít rủi ro.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư buồng trứng nếu bạn quyết định không có con hoặc không cho con bú. Bạn cũng không nên sử dụng lý do tránh ung thư buồng trứng là động lực chính trong việc mang thai. Theo hội Ung thư học Hoa Kỳ, nguy cơ toàn bộ cho một người phụ nữ với khả năng bị ung thư buồng trứng đôi khi trong cả cuộc đời chỉ dưới 2%.
5. Cắt bỏ tử cung và thắt ống dẫn trứng
Cắt bỏ tử cung và thắt ống dẫn trứng đôi khi cần áp dụng phẫu thuật để điều trị các tình trạng sức khỏe khác hoặc để loại bỏ nguy cơ mang thai, hoặc một nguyên nhân nào đó trong số nhiều lý do khác. Cả hai đều có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Tất nhiên, những ca phẫu thuật loại này không nên bị coi nhẹ và có thể mang đến những rủi ro lớn.
Giống như thuốc ngừa thai, nguy cơ ung thư buồng trứng thường không phải là yếu tố duy nhất quyết định cần phải tiến hành một trong những thủ thuật này trừ khi bạn có nguy cơ cao, nhưng điều đó có thể được xem là một lợi ích phụ thêm.
6. Loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng
Có đến 10% ung thư buồng trứng ở phụ nữ là do đột biến di truyền. Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng, phẫu thuật phòng ngừa hoặc dự phòng có thể là một lựa chọn cho bạn. Nhiều phụ nữ từng có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bệnh ung thư buồng trứng hoặc đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc cả ung thư buồng trứng và ống dẫn trứng, có thể cân nhắc tiến hành một thủ thuật chữa trị phù hợp.
4. Giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng bằng cách mang thai và cho con bú
Mang thai và cho con bú có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều này phụ thuộc vào việc bao nhiêu lần bạn rụng trứng trong suốt cuộc đời mình. Khi bạn mang thai, bạn không rụng trứng. Bạn cũng ít có khả năng rụng trứng khi bạn đang cho con bú.
Độ tuổi mà bạn có thai cũng quan trọng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai trước 26 tuổi thậm chí còn có nguy cơ bị ung thư buồng trứng thấp hơn những phụ nữ chờ đến khi ổn định mọi thứ rồi mới có con. Càng trải qua nhiều thai kỳ thì sẽ càng có ít rủi ro.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư buồng trứng nếu bạn quyết định không có con hoặc không cho con bú. Bạn cũng không nên sử dụng lý do tránh ung thư buồng trứng là động lực chính trong việc mang thai. Theo hội Ung thư học Hoa Kỳ, nguy cơ toàn bộ cho một người phụ nữ với khả năng bị ung thư buồng trứng đôi khi trong cả cuộc đời chỉ dưới 2%.
5. Cắt bỏ tử cung và thắt ống dẫn trứng
Cắt bỏ tử cung và thắt ống dẫn trứng đôi khi cần áp dụng phẫu thuật để điều trị các tình trạng sức khỏe khác hoặc để loại bỏ nguy cơ mang thai, hoặc một nguyên nhân nào đó trong số nhiều lý do khác. Cả hai đều có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Tất nhiên, những ca phẫu thuật loại này không nên bị coi nhẹ và có thể mang đến những rủi ro lớn.
Giống như thuốc ngừa thai, nguy cơ ung thư buồng trứng thường không phải là yếu tố duy nhất quyết định cần phải tiến hành một trong những thủ thuật này trừ khi bạn có nguy cơ cao, nhưng điều đó có thể được xem là một lợi ích phụ thêm.
6. Loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng
Có đến 10% ung thư buồng trứng ở phụ nữ là do đột biến di truyền. Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng, phẫu thuật phòng ngừa hoặc dự phòng có thể là một lựa chọn cho bạn. Nhiều phụ nữ từng có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bệnh ung thư buồng trứng hoặc đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc cả ung thư buồng trứng và ống dẫn trứng, có thể cân nhắc tiến hành một thủ thuật chữa trị phù hợp.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc ung thư di truyền khác hoặc tình trạng đột biến gen đã biết, bạn có thể cần xin ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Các đột biến trong gen BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú, tuy nhiên các đột biến di truyền khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Bác sĩ có thể thảo luận với bạn về cách thức, bao gồm cả việc phẫu thuật để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
7. Tránh các liệu pháp hormone
Dùng liệu pháp hormone sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, nhưng không có các bằng chứng dứt khoát khẳng định điều này.
Một số chuyên gia cho rằng liệu pháp hormone dưới dạng estrogen đơn độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, trong khi những người khác nói rằng estrogen phối hợp cùng với progesterone mới là vấn đề.
Tuy nhiên, vẫn có những tác giả khác tin rằng không có chút rủi ro nào cả.
8. Hạn chế điều trị thuốc hỗ trợ sinh sản
Các thuốc hỗ trợ sinh sản chưa được xác nhận là có thực sự làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng hay không. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cụ thể là clomiphene citrate được bán dưới tên thương hiệu Clomid và những biệt dược khác có thể làm gia tăng nguy cơ. Trước đây, các bác sĩ đã thường sử dụng thuốc này, nhưng cho đến nay thói quen này đã được điều chỉnh dựa vào nghiên cứu chứng cứ trên.
Điều này đã khuyến cáo các bác sĩ tránh sử dụng thuốc Clomid kéo dài trong hơn sáu tháng vì nguy cơ ung thư buồng trứng. Thông thường nếu một phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai và họ không rụng trứng sẽ được thử Clomid trong vài tháng. Nếu việc điều trị đó không hiệu quả, họ sẽ được chuyển sang một lựa chọn khác.
Chưa có lý giải chắc chắn về điều này, nhưng rõ ràng phụ nữ có thể có một thời gian rất khó mang thai và hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ngay cả khi không sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản. Vì thế, bạn nên giảm thiểu nguy cơ ung thư buồng trứng bằng nhiều cách khác nhau để luôn khỏe mạnh nhé!
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc ung thư di truyền khác hoặc tình trạng đột biến gen đã biết, bạn có thể cần xin ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Các đột biến trong gen BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú, tuy nhiên các đột biến di truyền khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Bác sĩ có thể thảo luận với bạn về cách thức, bao gồm cả việc phẫu thuật để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
7. Tránh các liệu pháp hormone
Dùng liệu pháp hormone sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, nhưng không có các bằng chứng dứt khoát khẳng định điều này.
Một số chuyên gia cho rằng liệu pháp hormone dưới dạng estrogen đơn độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, trong khi những người khác nói rằng estrogen phối hợp cùng với progesterone mới là vấn đề.
Tuy nhiên, vẫn có những tác giả khác tin rằng không có chút rủi ro nào cả.
8. Hạn chế điều trị thuốc hỗ trợ sinh sản
Các thuốc hỗ trợ sinh sản chưa được xác nhận là có thực sự làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng hay không. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cụ thể là clomiphene citrate được bán dưới tên thương hiệu Clomid và những biệt dược khác có thể làm gia tăng nguy cơ. Trước đây, các bác sĩ đã thường sử dụng thuốc này, nhưng cho đến nay thói quen này đã được điều chỉnh dựa vào nghiên cứu chứng cứ trên.
Điều này đã khuyến cáo các bác sĩ tránh sử dụng thuốc Clomid kéo dài trong hơn sáu tháng vì nguy cơ ung thư buồng trứng. Thông thường nếu một phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai và họ không rụng trứng sẽ được thử Clomid trong vài tháng. Nếu việc điều trị đó không hiệu quả, họ sẽ được chuyển sang một lựa chọn khác.
Chưa có lý giải chắc chắn về điều này, nhưng rõ ràng phụ nữ có thể có một thời gian rất khó mang thai và hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ngay cả khi không sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản. Vì thế, bạn nên giảm thiểu nguy cơ ung thư buồng trứng bằng nhiều cách khác nhau để luôn khỏe mạnh nhé!
Xem thêm: Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với cơ thể là như thế nào?
Tin mới nhất
- Nên khám viêm cổ tử cung ở đâu chất lượng?
- Nuôi con thuận tự nhiên
- Thiếu hụt vitamin B12 do biến chứng bệnh tiểu đường
- 14 lợi ích sức khỏe của dâu lingon
- Nang thận
- Viêm xoang bội nhiễm: Cẩn trọng với dạng viêm xoang nguy hiểm nhất
- Bệnh tiểu đường và những điều cần biết trong quan hệ vợ chồng
- Nấm lim có tác dụng gì với những cách sử dụng nấm lim xanh đúng
- Bệnh van ba lá
- Bệnh mất ngủ ở phụ nữ: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị