Viêm dạ dày ruột cấp: Những thông tin tổng quan cần biết về căn bệnh tiêu hóa phổ biến

Viêm dạ dày ruột cấp là một hiện tượng bệnh lý khi đường tiêu hóa bị nhiễm trùng gây ra hàng loạt những triệu chứng khó chịu. Tìm hiểu ngay những thông tin về tình trạng viêm dạ dày ruột cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Dạ dày và ruột là hai trong nhiều bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Khi hai bộ phận này bị viêm nhiễm do một số nguyên nhân thì đường tiêu hóa cũng sẽ bị nhiễm trùng và người bệnh thấy xuất hiện một số biểu hiện bất thường của hiện tượng viêm dạ dày ruột cấp.

Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng đường tiêu hóa bị tấn công

Viêm dạ dày ruột cấp được ghi nhận ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến nhất là người già và trẻ nhỏ do những đối tượng này có hệ miễn dịch suy giảm, yếu ớt. Tuy không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng viêm dạ dày ruột cấp tính gây ra hàng loạt những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.

Căn bệnh này còn được biết đến với tên gọi khác là cúm dạ dày tuy nhiên bệnh lý này không có bất cứ mối liên hệ nào với bệnh cúm thông thường. Người ta sử dụng từ “cúm” ở đây để mô tả sự nhiễm khuẩn bất thường tại đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm dạ dày ruột cấp là do vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng. Việc xác định chính xác căn nguyên gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Cúm dạ dày do nhiễm virus

Các loại virus là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột cấp.

  • Norovirus: Loại virus này là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột. Chúng lây nhiễm từ người sang người thông qua đường lây truyền miệng – phân, các bề mặt bị ô nhiễm và không khí. Theo đó, ăn uống thực phẩm ôi thiu hoặc bị nhiễm độc sẽ đưa Norovirus vào cơ thể. Sau khi vào cơ thể, virus gây bệnh và một phần ra ngoài theo đường phân. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện thì nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng cao. Chủng virus này phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 nên còn được gọi là virus gây nôn mửa vào mùa đông.
  • Rotavirus: Rotavirus được phát hiện nhiều nhất ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3-15 tháng tuổi. Đây chính là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ nhiễm bệnh. Theo thống kê, đến khi 5 tuổi thì gần như mọi đứa trẻ trên thế giới đều đã nhiễm virus Rotavirus ít nhất một lần. Tuy nhiên, hệ miễn dịch dần hoàn thiện ở trẻ nhỏ sẽ giúp các đợt nhiễm bệnh sau đó ít nghiêm trọng hơn. Người lớn ít bị ảnh hưởng bới chủng virus này.
  • Astrovirus: Loại virus này đặc biệt nguy hiểm, nhất là với đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra hiện tượng viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, Astrovirus cũng được ghi nhận là gây ra bệnh lý tiêu chảy ở những người cao tuổi có hệ miễn dịch suy giảm.
  • Adenovirus: Khác với các loại
    virus kể trên thường phát triển mạnh vào mùa đông thì Adenovirus lại tăng sinh vào mùa hè. Đối tượng chủ yếu nhiễm virus là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Đặc biệt, Adenovirus có thể tồn tại và gây bệnh khá lâu khi ở ngoài môi trường. Cụ thể, chúng sống ít nhất 30 ngày khi ở nhiệt độ phòng, 15 ngày khi ở 37 độ C, nhiều tháng khi ở 40 độ C, thậm chí sống được nhiều năm nếu nhiệt độ là -200 độ C.

Viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm vi khuẩn

Bên cạnh nguyên nhân do virus thì các chủng vi khuẩn cũng là tác nhân gây nên tình trạng viêm dạ dày ruột cấp. Tuy nhiên viêm dạ dày ruột cấp tính do vi khuẩn thì có tỉ lệ thấp hơn do virus.

  • Enterotoxin: Vi khuẩn này sẽ bám vào niêm mạc ruột, sản sinh độc tố gây viêm nhiễm.
  • Exotoxin: Vi khuẩn này trú ngụ trong các thực phẩm bị ôi thiu, bốc mùi, bị lẫn độc tố. Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn xâm nhập thành ruột và gây ra các triệu chứng tiêu biểu của tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • E.coli: Có tên đầy đủ là Escherichia coli hay còn được biết đến với tên gọi là trực khuẩn lị. Chúng thường ký sinh tại khu vực ruột già và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày ruột. Sự có mặt hoặc không có mặt của chúng trong nguồn nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ sạch của nước.
  • Các loại vi khuẩn khác: Shigella, Campylobacter, Salmonella… cũng được ghi nhận là những loại vi khuẩn gây ra hiện tượng viêm dạ dày ruột cấp.
E.coli là một trong những vi khuẩn gây tiêu chảy ở người

Ký sinh trùng gây cúm dạ dày

Trong tổng số các ca mắc cúm dạ dày, người ta ghi nhận 10% nguyên nhân là do ký sinh trùng. Sau khi xâm nhập thành công vào cơ thể người, chúng sẽ ký sinh tại niêm mạc ruột non rồi gây ra hàng loạt những biểu hiện bất thường.

Một số nguyên nhân khác

Có thể thấy, cúm dạ dày chủ yếu là do cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Ngoài ra còn một số căn nguyên khác khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Chung sống cùng người bị bệnh: Như đã nói ở phần trên, hầu hết các loại vi khuẩn, virus này lây nhiễm qua các bề mặt bị nhiễm khuẩn, đường miệng – phân, trong không khí do đó nếu chung sống với người nhiễm bệnh mà chủ quan, không thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh thì nguy cơ bệnh lây nhiễm là khá cao.
  • Ngộ độc thực phẩm: Nhiều loại thực phẩm là nơi trú ngụ của vi khuẩn, ký sinh trùng… do đó nếu không sơ chế sạch sẽ và chế biến kỹ lưỡng thực phẩm trước khi ăn thì bạn đã tạo điều kiện cho yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột cấp tính.
  • Ô nhiễm nguồn nước: Một số kim loại nặng thường có trong nước như Asen, chì, thủy ngân, cadmium… nếu dư thừa sẽ tạo điều kiện cho viêm dạ dày ruột cấp phát triển.

Triệu chứng của tình trạng viêm dạ dày ruột cấp

Thông thường sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ủ bệnh trong khoảng 1-3 ngày rồi sau đó các triệu chứng mới bộc lộ rõ ràng.

Viêm dạ dày ruột cấp gây ra những biểu hiện đặc trưng tại đường tiêu hóa do đó người bệnh có thể dễ dàng đoán biết bản thân đã mắc bệnh thông qua những triệu chứng tiêu biểu dưới đây:

  • Đau bụng: Biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột là đau bụng, cơn đau thường quằn quại nhưng sau khi đi ngoài sẽ giảm bớt hoặc hết hẳn.
  • Tiêu chảy kèm nôn mửa: Các vi khuẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến hệ tiêu hóa mất cân bằng, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, có thể đi ít nhất 3 lần trong vòng 24h. Ngoài ra, nôn mửa là một trong những cơ chế của cơ thể để đào thải các tác nhân gây bệnh ra ngoài khi phát hiện chúng tấn công.
  • Phân xuất hiện máu nhầy: Thông thường đi ngoài phân lỏng và chứa nhiều nước nhưng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tác nhân gây bệnh sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột gây chảy máu. Máu và chất nhầy tại thành ruột sẽ được đào thải ra ngoài lẫn với phân.
  • Sốt và đau đầu: Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn ở mức độ nặng, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và những cơn sốt xuất hiện là điều đương nhiên. Đau đầu là biểu hiện kèm theo nếu sốt cao và dai dẳng.
  • Mất nước: Tiêu chảy kèm nôn mửa kéo dài nhưng cơ thể không được bổ sung nước hoặc bù điện giải thì người bệnh có thể rơi vào tình trạng mất nước. Đối với trẻ nhỏ, khi trẻ khóc mà không có nước mắt hoặc miệng, lưỡi khô, môi nứt nẻ, tiểu ít, mệt li bì thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu vì trẻ đã bị mất nước trầm trọng.
Mất nước là một triệu chứng đặc trưng của tình trạng viêm dạ dày ruột c
ấp

Ngoài ra, viêm dạ dày ruột cấp còn gây ra những triệu chứng khác như: Biếng ăn, chướng bụng, co cứng bụng, mắt trũng, má hóp, chóng mặt, lơ mơ, buồn ngủ… Đối với người lớn thì việc phát hiện triệu chứng bệnh khá dễ dàng nhưng đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát các biểu hiện của con trẻ và nhanh chóng can thiệp nếu thấy các triệu chứng có dấu hiệu tăng nặng.

Điều trị viêm dạ dày ruột cấp thế nào?

Nếu điều trị đúng cách, viêm dạ dày ruột cấp tính không phải là một căn bệnh nguy hiểm khi các triệu chứng của bệnh sẽ tự biến mất sau khoảng 7-10 ngày do đó người bệnh cần nắm rõ các phương pháp điều trị để chủ động hơn.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tiến hành chữa trị ngay tại nhà mà chưa cần tới cơ sở y tế. Theo đó việc xoa dịu các triệu chứng là quan trọng nhất:

  • Tăng cường uống nước: Khi bị tiêu chảy và nôn mửa, uống nước là việc cấp thiết nhất. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước hoa quả, nước canh hoặc tốt nhất là các loại nước bù điện giải. Tuy nhiên không nên uống các loại nước quá ngọt vì chúng khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Ăn các đồ ăn mềm, lỏng: Viêm dạ dày ruột cấp khiến hệ thống tiêu hóa bị rối loạn do đó người bệnh cần ăn các loại thức ăn có dạng mềm, lỏng như sữa, cháo, súp để giảm thiểu áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp cơ quan này có điều kiện phục hồi.
  • Nghỉ ngơi: Các triệu chứng bệnh sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí suy nhược do đó cần nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực.

Chữa trị viêm dạ dày ruột cấp theo Tây y

Sau khi thăm khám và được chẩn đoán viêm dạ dày cấp thì bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh tiến hành điều trị theo các phương pháp cụ thể. Để xác định chính xác khả năng nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định lấy phân để làm xét nghiệm sau đó kê đơn các loại thuốc phù hợp.

Berberin được đánh giá là “thần dược” trong điều trị hiện tượng tiêu chảy
  • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid, Diphenoxylate,… Khi tần suất đi ngoài phân lỏng quá cao, sử dụng thuốc chống tiêu chảy để giảm thiểu tình trạng mất nước và suy nhược cơ thể.
  • Thuốc chống nôn: Nôn quá nhiều, ăn vào là nôn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Người bệnh có thể chỉ định sử dụng Ondansetron đường uống hoặc Prochlorperazine và Promethazine đường tiêm.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Nhằm xoa dịu các triệu chứng sốt và đau đầu khi viêm dạ dày ruột nghiêm trọng. Có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol trong trường hợp này.
  • Thuốc trung hòa axit và giảm tiết dịch vị dạ dày: Các loại thuốc này có công dụng trung hòa lượng dịch vị dư thừa và giảm tiết dịch vị trong dạ dày. Một số loại thuốc trong nhóm này được sử dụng phổ biến là Maalox, Mylanta, Cimetidine,…

Chữa viêm dạ dày ruột bằng Đông y

Dựa trên việc giải quyết các căn nguyên gây bệnh, phương pháp chữa bệnh theo Đông y sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đả thông kinh mạch, bồi bổ cơ thể, điều hòa sự bài tiết dịch vị của dạ dày đồng thời giảm đau, chống viêm, hỗ trợ hoạt động của gan, thận.

Bài thuốc số 1: Phù hợp với trường hợp viêm dạ dày ruột cấp gây thừa dịch vị tiêu hóa.

  • Nguyên liệu: Rau má, bồ công anh (mỗi loại 12g); chi tử, sài hồ, cúc tần (mỗi loại 8g); lá muồng trầu, viễn chí, uất kim, ô dược, hậu phác (mỗi loại 6g).
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước rồi đem sắc với 4 bát nước tới khi cạn còn 1 bát thì dừng lại. Lọc lấy nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 2: Giảm các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy.

  • Nguyên liệu: Vỏ quýt, đảng sâm, bạch truật, củ sả (mỗi loại từ 8-10g); hương phụ quế, sa nhân, chỉ thực, mai mực, mộc hương, chỉ thực, thủy xương bồ và bán hạ chế (mỗi loại 6-8g).
  • Thực hiện: Sắc thuốc với nước rồi lọc lấy nước cốt uống hết trong ngày.

Người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn thì mới mong đạt được hiệu quả.

Mẹo dân gian chữa viêm dạ dày ruột cấp

Khi các biểu hiện của bệnh quá khó chịu, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa trị khá hiệu quả mà lành tính dưới đây:

  • Gừng tươi: Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời, gừng tươi là bài thuốc có thể hữu ích khi đường ruột bị nhiễm khuẩn. Theo đó, người bệnh thái gừng tươi thành các lát mỏng rồi hãm trong cốc nước sôi trong khoảng 10 phút rồi uống từ từ.
  • Lá tía tô: Hoạt chất Tanin và Glucosid trong loại lá này có công dụng kháng viêm, giảm tiết dịch vị và kích thích quá trình làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và ruột. Dùng một nắm lá tía tô rửa sạch, ăn sống hoặc phơi, sấy khô rồi đem sắc nước uống.
  • Trà hoa cúc: Pha trà hoa cúc uống là một mẹo khá hữu hiệu để điều trị tiêu chảy. Không chỉ chữa trị tình trạng viêm nhiễm mà trà hoa cúc còn chống co thắt từ đó làm giảm các cơn đau bụng và tần suất tiêu chảy.

Những lưu ý quan trọng khi bị viêm dạ dày ruột cấp

Trong suốt quá trình điều trị, để hỗ trợ tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả điều trị tố
i ưu, người bệnh cũng như người thân trong gia đình cần nắm được những thông tin hữu ích dưới đây:

Rửa tay với xà phòng để tiêu diệt các tác nhân gây viêm dạ dày ruột cấp
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng các loại xà phòng sát khuẩn.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu…
  • Dọn dẹp nơi ở, lau chùi đồ đạc bằng các loại dung dịch sát khuẩn. Đối với trẻ nhỏ, hạn chế trẻ ngậm đồ chơi, thường xuyên rửa sạch đồ chơi trước khi đưa cho bé.
  • Sơ chế thực phẩm sạch sẽ, ăn chín uống sôi để tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng còn tồn tại trong thực phẩm.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, bơ, chuối, đu đủ…
  • Nhai chậm và kỹ trong khi ăn, không làm việc khi ăn uống.
  • Khi sử dụng các loại thuốc cần theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ thì cần nghiêm túc tuân thủ đơn kê của bác sĩ.
  • Trong trường hợp các triệu chứng bệnh lý không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Mong rằng những thông tin về hiện tượng viêm dạ dày ruột cấp sẽ giúp độc giả chủ động trong việc phát hiện triệu chứng và tiến hành chữa trị hiệu quả.

Xem thêm: Nổi hạt trong cổ họng, vòm họng là bị gì, có phải ung thư?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!