UNG THƯ MÁU dấu hiệu của cái chết không được báo trước
Ung thư máu là căn bệnh ác tính với mức độ nguy hiểm khá cao, có thể khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần sau đó người bệnh mất máu dần và dẫn đến tử vong.
Là bệnh nguy hiểm thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Chính vì thế hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản về căn bệnh ung thư máu này, cùng theo dõi nhé.
Ung thư máu là bệnh gì?
Ung thư máu còn được gọi với cái tên là ung thư bạch cầu, những người mắc bệnh này thường bạch cầu trong máu sẽ tăng đột biến và trở nên hung dữ gây nguy hiểm cho cơ thể.
Lúc này các bạch cầu này sẽ đói và ăn hồng cầu khiến cho các hồng cầu bị phá vỡ dẫn đến cơ thể bị mất máu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị tử vong.
Với các biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau chúng ta có thể chia ung thư máu thành 2 nhóm
+ Ung thư bạch cầu mạn tính: Với tình trạng tiến triển chậm, biểu hiện cũng không nhiều bệnh có thể kéo dài nhiều năm một cách âm thầm khiến cho người bệnh không phát hiện được bệnh. Đôi khi chỉ phát hiện được khi đi khám sức khỏe. Trong trường hợp này khi số lượng các tế bào ác tính tăng sinh trong máu sẽ có các triệu chứng như nổi hạch, nhiễm khuẩn, có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không khiến cho người bệnh khó lòng phát hiện được.
+ Ung thư bạch cầu cấp tính: Với sự tiến triển nhanh hơn, đây là thể ác tính với mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều. Ngay khi bệnh xuất hiện thì các tế bào bạch cầu đã không thực hiện nhiệm vụ của mình, chúng trở nên ác hơn khiến cho các tế bào hồng cầu bị tiêu diệt nhanh hơn, gây ra nhiều nguy hiểm đối với người bệnh hơn.
Tùy vào số lượng bạch cầu bị ảnh hưởng mà chúng ta cũng có thể chia thành các loại ung thư máu như: ung thư máu bạch cầu lympho mạn tính, bạch cầu dòng tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính, bạch cầu dòng tủy cấp tính, bạch cầu tế bào tóc…
Nguyên nhân ung thư máu
Trên thực tế vẫn chưa xác định được chính xác đâu là nguyên nhân ung thư máu tuy nhiên có thể do một số yếu tố sau:
+ Những người thường làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất
+ Người bệnh ung thư được điều trị bằng các loại thuốc khác, lạm dụng các loại thuốc
+ Những người tiếp xúc với các nguồn phóng xạ
+ Một số bệnh do thay đổi gen, các bệnh về máu
Biểu hiên triệu chứng của ung thư máu
Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư máu giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cụ thể khiến cho chúng ta không phát hiện được bệnh từ đó việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên càng về các giai đoạn sau đặc biệt là ung thư máu giai đoạn cuối thì các triệu chứng sẽ cụ thể hơn nhưng lúc này bệnh đã ở mức độ nặng việc điều trị cũng tốn kém, mất thời gian và đặc biệt tỉ lệ thành công không cao.
Người bệnh có thể có một số triệu chứng như:
+ Cảm lạnh, sốt, đau đầu, đau khớp là triệu chứng ung thư máu rất phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải
+ Người bệnh rất dễ nhiễm trùng do bạch cầu không hoạt động được như bình thường
+ Có thể có các hạch xuất hiện trên cơ thể
+Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm
+ Da của người bệnh sẽ trở nên yếu ớt và trắng hơn thiếu sức sống
Các biểu hiện triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường vì thế người bệnh thường chủ quan.
Nếu như bắt gặp tình trạng này xuất hiện thường xuyên thì nên đi khám để sớm phát hiện bệnh từ đó có cách điều trị phù hợp.
Ung thư máu có lây không?
Ung thư máu có lây không là câu hỏi mà hầu như người bệnh cũng như tất cả mọi người đều muốn biết câu trả lời để phòng ngừa hiệu quả. Rất nhiều người có suy nghĩ ung thư máu là bệnh lây nhiễm vì thế mà họ xa lánh, kì thị người bệnh, tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm.
Ung thư máu cũng giống như các bệnh ung thư khác, là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác vì thế mà mọi người có thể yên tâm, nhưng có thể bắt gặp ở những người có cùng huyết thống do yêu tố di truyền.
Ung thư máu chữa được không và sống được bao lâu?
Ung thư máu chữa được không trên thực tế còn phụ thuộc vào việc bệnh đang ở giai đoạn nào, mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với người bệnh ung thư máu chủ yếu sẽ được chữa trị bằng phương pháp thay tủy xương phù hợp, những người được chọn để thay là người thân cùng chung huyết thống, trong trường hợp phẫu thuật thay thế thành công thì phần tủy xương được thay thế sẽ hoạt động và kích thích sản sinh ra hồng cầu, làm kìm hãm sự gia tăng đột ngột của bạch cầu.
Tuy nhiên không phải trường hợp này cũng sẽ thành công, đây là phương pháp được dùng phổ biến để điều trị bệnh tuy nhưng tỉ lệ thành công chỉ khoảng 10%, sau khi điều trị thành công thì khả năng bệnh tái phát lại cũng rất cao vì thế người bệnh cần hết sức lưu ý.
Ngoài ra thì các bác sĩ có thể chọn phương pháp hóa trị liệu, đối với lympho có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển lên não, nếu thích nghi tốt thì người bệnh sẽ được cải thiện sức đề kháng kéo dài sự sống sau một thời gian điều trị thì người bệnh có thể sống và sinh hoạt như bình thường. Nhưng phương pháp này sử dụng đối với những người bệnh ở giai đoạn nhẹ, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
Ung thư máu sống được bao lâu cũng tùy thuộc vào việc người bệnh đang ở giai đoạn nào, thể trạng của người bệnh ra sao, có được điều trị thành công hay không. Tuy chưa có một câu trả lời chính xác nào tuy nhiên chúng tôi có thể tiên lượng tùy vào bệnh ung thư máu như sau:
+ Ung thư bạch cầu dòng tủy mãn tính: Ở giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể sống được khoảng 8 năm, ở giai đoạn gỉữa có thể sống được 5 năm, còn đối với những người phát hiện ở giai đoạn muộn hơn thì khả năng sống chỉ khoảng 3 năm.
+ Ung thư bạch cầu dồng tủy cấp tính: Là loại bệnh phổ biến thường gặp ở những người trưởng thành, nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời đúng phương pháp thì người bệnh có thể sống được đến 5 năm nhưng chỉ chiếm khoảng 30-40% số người bệnh.
+ Ung thư bạch cầu lympho cấp tính: Là bệnh nguy hiểm người bệnh chỉ có thể sống được vài tháng, tuy nhiên đối với trẻ em có 80% có thể chữa khỏi hoàn toàn.
+ Ung thư bạch cầu lympho mãn tính: Người bệnh có thể sống được từ 10-20 năm nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến tế ào B.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư máu
Ngoài việc điều trị bệnh ung thư theo phác đồ điều trị mà các bác sĩ đã chỉ định thì một chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố góp phần tăng sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh.
Tuy nhiên ăn như thế nào cho đúng cách, ung thư máu nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng là vấn đề rất quan trọng mà không phải ai cũng biết.
Ung thư máu nên ăn gì?
+ Bổ sung thực phẩm giàu Protein: Có vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ cơ thể, giúp tạo nên các Globulin miễn dịch, ức chế các tế bào ung thư, các loại thực phẩm giàu protein mà người bệnh nên ăn như: Trứng, đậu phụ, thịt, các loại đậu đỗ….
+ Sắt: Là vi chất quan trọng để tạo hồng cầu, người bênh nên dùng các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hằng ngày như: lòng đỏ trứng, các loại đậu đỗ, đậu đen, gan động vật…
+ Các loại vitamin: Theo một số nghiên cứu cho thấy một số loại vitamin giúp phòng ngừa ung thư rất hiệu quả như vitamin C, A,E có trong rau quả như cà chua, súp lơ, đậu đỗ, bắp cải, cà rốt, dưa leo, ớt chuông…
Các loại rau củ này nếu biết cách ăn đúng cách sẽ giúp thay đổi nội môi phòng chống các bệnh về chuyển hóa và ung thư, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Người bệnh cũng nên uống nước thường xuyên để giúp cơ thể được thanh lọc, đào thải các chất độc, chất cặn bã ra bên ngoài một cách tốt nhất.
Ung thư máu không nên ăn gì?
Đối với người bệnh ung thư máu thì nên kiêng một số thưc phẩm dưới đây
+ Rượu bia và các loại đồ uống chất kích thích và đăc biệt là thuốc lá là nguồn gây bệnh rất nguy hiểm mà người bệnh ung thư nên kiêng tuyệt đối.
+ Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản phụ gia không tốt đối với người bệnh
+ Như đã đề cập ở trên người bệnh ung thư nên bổ sung các loại vitamin tuy nhiên có một số loại vitamin mà người bệnh nên kiêng như vitamin B12, B1 vì chúng khiến cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Trong khâu chuẩn bị và chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư máu cần đặc biệt chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nên chế biến dưới dạng mềm lỏng để người bệnh dễ hấp thu, có thể chia thành nhiều bữa để đảm bảo tiêu hóa và năng lượng cho người bệnh.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh có hiệu quả các bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực thực hiện bất kì một biện pháp điều trị nào để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người về bệnh ung thư máu, nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết đến với những người thân và bạn bè giúp họ có cái nhìn chính xác hơn về bệnh để bệnh ung thư máu không còn là nỗi lo. Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng để lại số điện thoại hoặc gửi câu hỏi về cho chương trình để được giải đáp cụ thể hơn.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!
<!– Facebook Comment
–>
Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu có nguy hiểm không
Tin mới nhất
- Các cách nội soi dạ dày không đau và nơi thực hiện
- Não gan (hôn mê gan)
- Phù nề chân có nguy hiểm không? 7 nguyên nhân phù chân thường gặp
- Viêm khoang tai ác tính
- Top 8 loại Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản phổ biến nhất
- Cửa sổ thụ thai: Thời điểm quan hệ dễ thụ thai nhất
- Nội soi dạ dày có đau không? Phương pháp, quy trình, thời gian và bảng giá
- Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ
- Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
- Z Quả khế (trái khế): Dùng đúng có lợi, dùng sai gây hại