Viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh?
Chế độ dinh dưỡng cùng với thói quen sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh dạ dày. Đặc biệt, khi bị viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Viêm dạ dày nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Khi bị viêm dạ dày nên ăn gì để giảm đau nhanh là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nếu bạn xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng, ngăn ngừa vết loét lan rộng. Những thực phẩm dưới đây chính là sự lựa chọn tốt nhất cho người bị viêm dạ dày:
Bị viêm dạ dày nên ăn nhóm thực phẩm có tính hút acid
Nguyên nhân chính khiến bạn bị viêm dạ dày chính là do dư thừa acid HCl trong dạ dày, do đó việc sử dụng thức ăn hút acid sẽ có tác dụng giảm đi lượng axit dư thừa. Niêm mạc dạ dày cũng tránh được những tổn thương và nhanh lành vết thương hơn do có thêm một lớp màng bao bọc nhờ những thực phẩm này.
Người bệnh có thể ăn một số thực phẩm hút acid dạ dày tốt cho dạ dày như: các món ăn từ gạo nếp, bánh mỳ, bánh xốp, bánh quy, ăn các loại khoai ninh nhừ hoặc bột sắn…
Ăn thực phẩm có khả năng trung hòa axit
Ngoài việc uống thuốc viêm dạ dày, môi trường dạ dày vốn cần phải có một lượng acid vừa phải để giúp cho quá trình tiêu hóa. Vì thế, cần phải trung hòa được hàm lượng acid có trong dạ dày để không gây tổn hại đến quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn.
Bạn có thể ăn một số thực phẩm như: trứng rán, sữa nóng, trứng hấp… (lưu ý nên ăn trứng rán chín vừa đủ và chỉ nên ăn từ 2- 3 lần/tuần
Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa
Người bị viêm dạ dày tức là hệ tiêu hóa đã bị yêu đi rất nhiều, khả năng co bóp thức ăn cũng chậm đi. Vì thế, thức ăn mềm và dễ tiêu hóa chính là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Một số thực phẩm bạn có thể ăn như: cháo, súp, sữa, bánh mì…
Uống nhiều nước khi bị viêm dạ dày
Nước rất tốt cho quá trình thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Vì thế, bạn cần bổ sung nước đủ lượng khi bị bệnh. Nên uống nước lọc sẽ giúp dạ dày co bóp và chuyển hóa thức ăn nhanh hơn.
Ngoài những nhóm thực phẩm kể trên, bạn cũng nên xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, khoa học để hỗ trợ cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Gợi ý một số món ăn tốt cho người bị viêm dạ dày
Nếu bạn xây dựng được một chế độ ăn uống p
hù hợp sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng, ngăn ngừa vết loét lan rộng. Dưới đây là gợi ý những thực đơn giàu dinh dưỡng và rất có lợi cho người bị viêm dạ dày:
Viêm dạ dày nên ăn cháo hạt sen với hồng xiêm non
Cháo hạt sen cùng với hồng xiêm chính là một trong những món ăn rất tốt cho dạ dày. Món cháo này vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại chứa nhiều chất có tác dụng trung hòa lượng axit dạ dày.
Nguyên liệu nấu cháo hạt sen và hồng xiêm:
- Dùng khoảng 100g hạt sen cho một nồi cháo.
- Hạt sen 100g khô.
- Củ mài 50g.
- Hồng xiêm non 15g.
- 20g đường phèn
Cách nấu cháo:
- Giã dập hồng xiêm non rồi đun trong nước sôi vừa đủ.
- Giữ lại phần nước và gạt bỏ phần bã.
- Đem hạt sen đi sấy khô cùng với củ mài, tán nhỏ thành bột.
- Đổ phần bột vừa chuẩn bị vào cùng nước quả hồng xiêm thu được rồi khuấy đều, để nhỏ lửa.
- Đun cháo cho nhừ rồi cho thêm một chút đường rồi cho hỗn hợp trên vào cùng.
Bạn nên ăn món cháo này trong khoảng 3 lần/ngày vào lúc đói, khi cháo còn nóng ấm vừa đủ. Nên ăn thường xuyên hằng tuần để có thể điều trị bệnh.
Cháo phật thủ nấu cùng đường phèn
Nguyên liệu nấu món cháo phật thủ cho người viêm dạ dày:
- Quả phật thủ tươi 15g
- Đường phèn 15g
- Gạo lứt 100g
Cách chế biến:
- Đem rửa sạch quả phật thủ rồi đun lấy nước.
- Lấy gạo lứt đãi sạch nấu thành cháo cùng với đường phèn đã chuẩn bị từ trước.
Bạn nên ăn cháo phật thủ nấu cùng đường phèn thường xuyên và chia nhỏ mỗi bữa ăn trong ngày.
Cháo thịt dê với cao lương trị viêm dạ dày
Món cháo này giúp cho dạ dày ít phải co bóp. Thịt dê khi nấu cháo vừa cung cấp dinh dưỡng vừa đủ lại không gây cản trở đến hệ tiêu hóa.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt dê 100g.
- Gạo cao lương sạch 100g
- Muối ăn vừa đủ
Hướng dẫn nấu cháo:
- Rửa thật sạch thịt dê sau đó thai nhỏ vừa đủ để ninh cháo.
- Lấy gạo cao lương và nước để ninh nhừ thành cháo loãng.
- Dùng muối ăn nêm nếm vừa đủ.
- Món cháo này nên ăn mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần chỉ nên ăn 1 bát nhỏ để tránh gây áp lực cho dạ dày.
Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non tốt cho tiêu hóa
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau sam 30g
- Búp ổi non 20g
- Quả hồng xiêm non 10g
- Gạo 30g; Gia vị
Cách làm:
- Dùng hỗn hợp rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cùng cho vào nồi và đun sôi khoảng 5- 7 phút và để lấy phần nước.
- Xay nhuyễn gạo và cho hỗn hợp nước vừa chuẩn bị vào đun thành cháo.
- Cháo chín thì cho thêm gia vị đủ ăn. Dùng cháo này từ 2 đến 3 ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt cho bệnh viêm dạ dày.
Viêm dạ dày nên ăn bí ngô và canh bí ngô
Nấu bí ngô thành món súp hoặc nấu thành cháo cho bữa ăn tối. Đây là một món ăn rất hữu hiệu và an toàn đối với bệnh đau dạ dày. Pectin có nhiều trong món canh bí ngô sẽ giúp giảm bớt vết loét dạ dày.
Ngoài ra, khi bị viêm dạ dày bạn cũng có thể ăn những thực phẩm sau đây:
- Ăn canh bí đao nấu cùng với giò và sườn: Khi ăn món canh giò sườn này người bệnh sẽ có thể giảm nhẹ các triệu chứng viêm loét dạ dày, làm lành vết thương nhanh chóng hơn.
- Ăn cá hấp tốt cho dạ dày: Lượng lớn protein, axit béo, vitamin và khoáng chất có trong thịt cá sẽ giúp cung cấp thêm các khoáng chất có lợi cho người bị viêm loét dạ dày.
- Bánh mì nướng tốt cho dạ dày: Khi những cơn đau kéo đến bất ngờ, người bệnh có thể ăn một miếng bánh mì để giảm đau.
- Uống nước gừng: Một cốc nước gừng ấm có tác dụng ngăn ngừa và xoa dịu vết loét dạ dày, đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng hơn.
Bạn cần tích cực bổ sung những thực phẩm mà người bị viêm dạ dày nên ăn được liệt kê trong danh sách trên để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Không chỉ vậy, người bị đau dạ dày cũng cần tìm hiểu về những thực phẩm mà người đau dạ dày cần tránh để không gây hại đến quá trình điều trị bệnh.
Nên kiêng gì khi bị viêm dạ dày?
Cùng với việc sử dụng những thực phẩm hỗ trợ tốt cho dạ dày thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ kiêng kị cần thiết để không gây tác động xấu hơn đến cơ thể.
Sau đây là một vào loại thực phẩm mà người bị viêm dạ dày không nên ăn:
- Người bị viêm dạ dày không nên ăn những gia vị có tính kích thích đến dạ dày như: Hành, tỏi, ớt, tiêu… cùng với đó là những đồ ăn quá mặn sẽ làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày. Đây chính là một nguyên nhân của bệnh đau dạ dày.
- Loại bỏ các chất kích thích gây hại như: Rượu, bia, đồ uống có ga… là những thực phẩm gây kích ứng lớn đến dạ dày của người bệnh.
- Viêm dạ dày không nên ăn các món nướng, đồ chiên xào, dầu mỡ, những thực phẩm chế biến sẵn… vì chúng có thể làm vết loét dạ dày lan rộng, gây nên những cơn đau dai dẳng.
- Hạn chế ăn những đồ ăn có tính nóng và tính hàn quá cao như: cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Khi ăn những thực phẩm này chỉ nên ăn với lượng nhỏ và nên ăn cùng một lát gừng mỏng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn những đồ ăn còn quá nóng hoặc đồ ăn được ủ lạnh lâu ngày.
- Loại bỏ những món ăn gây tăng tiết dịch vị như: chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh,… vì chúng có thể làm cho vết loét khó lành thậm chí gây loét dạ dày nặng hơn.
- Viêm dạ dày cũng không nên ăn các loại nấm: Nấm là món ăn được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, nó lại có chứa một lượng chất gây hại nhất định. Đặc biệt là với những loại nấm còn non, mới nhú chồi vì phalin có trong nấm rất độc và có thể gây hại dạ dày.
- Trứng chưa nấu chín hoặc nấu quá chín gây hại đến dạ dày: Lí do là bởi: Trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin có khả năng chống lại sự tiêu hóa protein gây chướng bụng, khó tiêu. Ngược lại, khi nấu quá chín cũng sẽ gây hại rất lớn đến hệ tiêu hóa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ cũng sẽ gây khó tiêu cho dạ dày.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ. Những thực phẩm có thể kể đến như: rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… là những thực phẩm mà người đau dạ dày cần chú ý. Khi dùng những thực phẩm này, người bệnh nên xay nhuyễn hoặc nấu thật kỹ để không gây hại đến đường tiêu hóa.
- Bị viêm dạ dày nên hạn chế những loại củ, rễ như măng, khoai mì vì chúng gây hại rất lớn đến dạ dày.
Một vài lưu ý người bị viêm dạ dày cần biết khi ăn uống
Không chỉ cần tìm hiểu về vấn đề viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì người bệnh cũng cần có cách ăn uống khoa học hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyên bạn nên có cách ăn uống như sau:
- Nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ, từ đó giúp cho bộ máy tiêu hóa dễ dàng hoạt động, lượng dịch acid tiết ra cũng ít hơn. Hành động này cũng khiến cho thức ăn không bị ứ đọng, ngăn ngừa cơn đau một cách hiệu quả hơn.
- Không nên ăn trước khi đi ngủ: Nếu ăn vào thời điểm này sẽ tạo áp lực lớn cho dạ dày, gây ảnh hưởng đến các chức năng dạ dày. Thức ăn trong dạ dày nếu tồn đọng lâu sẽ tự lên men, gây đầy hơi, chướng bụng.
- Không nên làm việc ngay sau khi ăn. Hành động này sẽ khiến cơ thể phải chia sẻ năng lượng, không thể tiêu hóa hết thức ăn.
- Ăn uống đúng bữa để giúp dạ dày có hoạt động khoa học, từ đó giúp cho việc tiêu hóa và trung hòa axit dạ dày tốt hơn.
- Người bệnh cũng cần lựa chọn thức ăn hợp vệ sinh, rửa sạch tay trước khi ăn uống. Thói quen này sẽ giúp bạn hạn chế sự tấn công của vi khuẩn đến hệ tiêu hóa.
Qua việc tìm hiểu những thông tin về việc viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì được chia sẻ ở trên, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Xem thêm: Công dụng chữa bệnh của Ý dĩ
Tin mới nhất
- Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ
- Bệnh gout cấp tính: cần chặn đứng ngay từ giai đoạn ban đầu
- Sự thật về ảnh hưởng của quả mít với mẹ bầu
- U mạch máu gan
- Ngứa hậu môn dai dẳng, có thể bạn đã bị nấm hậu môn
- Kích thước dương vật bao nhiêu là chuẩn
- Chứng không dung nạp đường lactose
- Virus viêm gan C có lây không? Cách phòng ngừa?
- Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết
- Vì sao bạn không nên uống nước ép trái cây đóng chai?
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 9 cách chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu ai cũng nên biết
- TIN TỨC UNG THƯ Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 11 thuốc chữa viêm họng hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ
- TIN TỨC UNG THƯ Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?