Chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam có khỏi không?
Sùi mào gà là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây mất thẩm mỹ, cản trở tâm lý. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều cách như sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y, đốt điện, đốt laser, áp lạnh. Bên cạnh đó, chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam cũng là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng.
Có nên chữa sùi mào gà bằng thuốc nam?
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, dễ lây nhiễm, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 9 tháng với các triệu chứng là các u nhú gai li ti sau liên kết thành từ mảng trông giống mào gà. Ban đầu các nốt sùi mào gà thường không gây đau ngứa, thế nhưng sau khi bệnh tiến triển mạnh, các nốt sùi dễ vỡ ra kèm theo dịch mủ gây lở loét, khó chịu và lan rộng sang các vùng da khác.
Hiện nay, sùi mào gà có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chấm acid, áp lạnh, đốt điện, liệu pháp IRA… Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà kết quả mang lại cũng không giống nhau. Ngoài ra, bệnh còn có thể điều trị bằng thuốc Đông y hoặc thuốc nam. Theo các chuyên gia, thuốc nam cũng phần nào giúp loại bỏ virus sùi mào gà và đem đến hiệu quả điều trị nhất định. Hơn nữa, thuốc nam còn an toàn, lành tính, dễ sử dụng, giá thành rẻ nên được nhiều người áp dụng.
Thuốc nam có chữa được sùi mào gà không?
Cũng theo các chuyên gia, thuốc nam mặc dù rất tốt cho sức khỏe người bệnh, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhưng lại không thể tiêu diệt tận gốc tác nhân gây bệnh. Điều trị sùi mào gà chỉ với thuốc nam thôi là chưa đủ vì việc điều trị cần tác động trực tiếp vào vùng tổn thương.
Vì vậy, cách tốt nhất là khi có các dấu hiệu mắc sùi mào gà, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa y tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh thay vì áp dụng các bài thuốc nam đến khi bệnh chuyển biến nặng mới “tá hỏa” lo lắng. Việc điều trị sùi mào gà có thể kết hợp với thuốc nam do không có tác dụng phụ lại an toàn. Là cách tốt nhất để gia tăng sức đề kháng và thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhằm tiêu diệt vi khuẩn.
Việc chỉ sử dụng thuốc nam để chữa bệnh sùi mào gà sẽ không thể điểm trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Ban đầu, có thể khiến các nốt sùi khô đi nhưng sau đó sẽ nhanh chóng tái phát thậm chí có nguy cơ chuyển biến nặng do bệnh có tốc độ phát triển nhanh dễ gây các biến chứng nghiêm trọng.
7 Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng những cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam sau đây:
1. Chữa sùi mào gà bằng nha đam
Nha đam còn có tên gọi khác là lô hội, được xem là “thần dược” cho da. Theo y học cổ truy
ền nha đam vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, mát huyết, cầm máu. Theo nghiên cứu khoa học, nha đam có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là glycoprotein có tác dụng chống viêm, giải dị ứng, làm lành vết thương. Sử dụng nha đam hỗ trợ chữa sùi mào gà sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể và đẩy nhanh quá trình phục hồi của da.
Cách chữa sùi mào gà bằng nha đam:
- Cách 1: Bôi trực tiếp nhựa nha đam lên vùng da bị sùi mào gà bằng cách gọt lớp vỏ bên ngoài của lá. Tiếp đó dùng tăm bông hoặc tay sạch bôi lên da, để thấm trong khoảng từ 20 – 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày sau đó rửa hoặc lau sạch bằng nước ấm và khăn mềm.
- Cách 2: Dùng lô hội nấu nước để uống, có thể kết hợp với cách 1 giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể nhằm hỗ trợ điều trị sùi mào gà. Mỗi ngày uống từ 3 – 4 ly nước lô hội, sử dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
2. Chữa sùi mào gà bằng nghệ vàng
Nghệ được xem như một loại thuốc chống viêm tự nhiên với hàm lượng chống oxy hóa, đặc biệt là curcumin vô cùng cao. Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp và mãn tính, có thể hỗ trợ hồi phục nhanh các tổn thương đặc biệt là các vết loét. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng phòng chống ung thư, kháng viêm, hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Cách chữa sùi mào gà bằng nghệ vàng:
- Trộn tinh bột nghệ với dầu ô liu thành hỗn hợp sền sệt
- Bôi hỗn hợp này 1 – 2 lần/ngày lên vùng da bị sùi mào gà dùng băng gạc giữ cố định trên da
- Thực hiện liên tục nhiều ngày liền sẽ thấy các nốt sùi rụng đi và giảm các triệu chứng bệnh.
Lưu ý: Nghệ vàng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời, hỗ trợ cho quá trình hồi phục và không thể điều trị tận gốc bệnh. Do đó, cần áp dụng kết hợp với việc dùng thuốc hoặc liệu trình điều trị của bác sĩ. Chỉ sử dụng nghệ sẽ không mang lại hiệu quả.
3. Chữa sùi mào gà bằng hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng hay hoàng cúc, cam cúc là một vị thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh. Theo Đông y, cúc vàng được dùng làm thuốc là loại được thu hái vào mùa thu đến mùa xuân hàng năm. Hoa cúc có vị hơi ngọt đắng, tính hàn, mùi thơm mát, ít độc. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm và là một trong những cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng.
Cách chữa sùi mào gà bằng hoa cúc vàng:
- Lấy 1 ít hoa cúc vàng sắc với nước hoặc hãm với nước sôi
- Uống như trà, sử dụng mỗi ngày, có thể thay thế nước uống hàng ngày
- Dùng liên tục nhiều ngày giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
4. Chữa sùi mào gà bằng tỏi
Theo đánh giá của các chuyên gia, tỏi là vị thuốc nam có hiệu quả cao nhất trong quá trình hỗ trợ điều trị sùi mào gà. Tỏi có chứa một lượng lớn Allicin có tính kháng sinh cực mạnh và định hướng cao, có thể hỗ trợ tiêu diệt virus HPV nhưng không làm tổn hại các lợi khuẩn có lợi và không ảnh hưởng đến việc điều trị bằng kháng sinh và các liệu pháp khác. Tỏi cũng có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, phòng chống các bệnh ung thư rất tốt.
Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng tỏi:
- Lấy vài tép tỏi tươi, đập dập rửa sạch, bóc vỏ
- Đắp lên vùng bị mụn sùi và băng lại bằng một miếng gạc
- Sau 1 – 2 tiếng thì lấy ra rửa sạch bằng nước
- Thực hiện liên tục để thấy hiệu quả
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cũng giống như những cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam khác, tỏi không thể thay thế thuốc điều trị mà chỉ có tác dụng hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
5. Chữa sùi mào gà bằng rau sam
Theo y học cổ truyền, rau sau vị chua, tính hàn, không độc, có khả năng giải độc tiêu
thũng đặc biệt là có kháng sinh tự nhiên, Rau sam cũng có khả năng sát trùng, chữa mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm. Không chỉ vậy, trong rau sam còn giàu vitamin A, C, canxi, sắt, acid folic, các nguyên tố vi lượng quý như đồng, kẽm, magie, mangan. Có khả năng thải trừ bisphenol, thanh lọc cơ thể và có ích cho trí nhớ.
Cách chữa sùi mào gà bằng rau sam:
- Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch giã lấy nước
- Uống nước ép rau sam mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung rau sam vào bữa ăn hằng ngày để sử dụng
6. Chữa sùi mào gà bằng khổ sâm
Khổ sâm còn có tên gọi khác là địa sâm, địa cốt, địa hòa, khổ cốt, là vị thuốc Đông y đa dụng được sử dụng để chữa nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, khổ sâm vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, táo thấp, khu phong sát trùng. Có thể dùng khổ sâm làm thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh sùi mào gà.
Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng khổ sâm:
- Cách 1: Lấy 30g khổ sâm sắc lấy nước, ngâm rửa vùng da tổn thương rồi rửa sạch bằng nước, lau lại bằng khăn mềm.
- Cách 2: Lấy hoàng kỳ, ý dĩ, khổ sâm một lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần rắc 1g lên vùng da tổn thương, băng kín bằng băng gạc. Sử dụng 10 lần 1 liệu trình, mỗi ngày 1 lần, liên tục 2 liệu trình sẽ thấy kết quả.
- Cách 3: Lấy 50g khổ sâm, 30g tam lăng, 30g nga truật, 20g đậu căn, 20g mộc tặc, 15g đào nhân, 12g nga bì sắc lấy nước, ngâm rửa vùng da bị sùi mào gà 2 lần/ngày, mỗi lần 8 phút. Thực hiện 14 ngày 1 liệu trình, kiên trì sẽ thấy hiệu quả.
7. Chữa sùi mào gà bằng địa phu tử
Địa phu tử còn có tên gọi khác là áp nhiệt thảo, hột hao hao, ích minh, thiên đầu tử, trúc trửu tử. Vị ngọt đắng, tính hàn có công dụng lợi tiểu, thông lâm, trừ thấp nhiệt hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, lở ngứa ngoài da. Ngoài ra, địa phu tử cũng là một trong những cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng.
Cách chữa sùi mào gà bằng địa phu tử:
- Lấy địa phu tử, sắc với phèn chua
- Dùng nước này ngâm rửa những cụm sùi mào gà hàng ngày
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả
Ngoài ra, địa phu tử còn được kết hợp với một số vị thuốc khác sắc lấy nước ngâm rửa để hỗ trợ điều trị tạm thời triệu chứng của bệnh sùi mào gà.
Những lưu ý khi chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam
Như đã nói, thuốc nam chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị và không thể chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Việc chỉ sử dụng thuốc nam chỉ có tác dụng tạm thời và có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Khi sử dụng thuốc nam kết hợp cùng liệu trình của bác sĩ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, việc tự ý áp dụng có thể làm giảm tác dụng của thuốc do thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dễ hóa giải hiệu quả của thuốc điều trị.
- Cần trao đổi rõ tình trạng bệnh của mình, không nên vì tâm lý e ngại dấu triệu chứng bệnh
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị kể cả việc sử dụng bao cao su hay biện pháp bảo vệ khác để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chú ý xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Không sử dụng thuốc lá, cà phê, bia rượu, và các thực phẩm nặng mùi như hành hẹ…
- Sau khi kết thúc một liệu trình cần tái khám đúng hẹn để theo dõi, nếu không thấy tiến triển các bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị.
Tóm lại, chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam cũng là một phương pháp mang đến nhiều dấu hiệu tích cực cho việc điều trị. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Chữa sùi mào gà bằng đông y có khỏi được không
- Chữa sùi mào gà bằng dân gian – Cận thận kẻo thêm nặng
Xem thêm: Đau khớp gối phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Tin mới nhất
- Uống nước lá xạ đen chữa bệnh gì? Công dụng của cây, lá xạ đen
- Cách nhân giống cây xạ đen như thế nào? Cách chăm sóc cây xạ đen
- Bệnh vẩy nến da đầu và cách điều trị hiệu quả hoàn toàn từ thảo dược
- 5 triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu bạn nhất định phải biết
- Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm lắm không?
- Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi và cách điều trị
- Viên uống Adagrin – Công dụng, lưu ý và đánh giá chi tiết từ người dùng
- Bệnh trĩ nội độ 4 – Cách điều trị và phòng biến chứng
- Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà
- Dấu hiệu trĩ ngoại giai đoạn đầu – Nhận biết để điều trị kịp thời