Bệnh gút có được ăn trứng không? (gà, vịt, cút…)
Trứng là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn gia đình và được nhiều đối tượng ưa thích bởi vị thơm ngon, dễ ăn lại bổ dưỡng. Nhưng đối với các đối tượng bị bệnh gút thì chế độ ăn uống cần đặc biệt quan tâm để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Vậy người bị gút ăn trứng được không? Nếu được thì nên ăn và không nên ăn loại nào? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của trứng
Trứng là một thực phẩm quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm của gia đình được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đây cũng chính là món ăn dễ làm, dễ ăn và tốt cho hệ đường ruột được chuyên gia khuyên dùng.
Mỗi loại trứng đều mang lại hàm lượng dinh dưỡng khác nhau song chúng đều có chứa nhiều protein và các loại axit amin. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: lipid, canxi, sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ot, cholesterol, vitamin A, vitamin thuộc nhóm B, D và K.
Đặc biệt, hàm lượng lecithin (một loại chất béo) có trong trứng chiếm khá cao, đặc biệt là trong trứng gà. Dưỡng chất này tham gia vào các thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức nào. Một số nghiên cứu khác còn cho biết, dưỡng chất này còn có tác dụng điều hòa hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa sự tích tụ của cholesterol có trong máu, đồng thời, giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân.
Với các thành phần dưỡng chất trên, trứng không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn là vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người như:
- Cung cấp cho có thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết;
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ;
- Hỗ trợ giảm cân;
- Dưỡng ẩm và làm đẹp cho da;
- Tốt cho sức khỏe của mắt, giảm đục thể thủy tinh;
- Tăng sức khỏe của xương khớp, tăng khối lượng cơ bắp;
- Hạ huyết áp;
- Tăng cường trí nhớ.
Người bị gút ăn trứng được không? – Giải đáp thắc mắc
Nhờ có những thành phần dinh dưỡng và những lợi ích mang lại đã được liệt kê ở trên cho thấy trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là các đối tượng bị bệnh gút. Dưới đây là một số lý do để chứng minh người bị gút hoàn toàn có thể ăn được trứng:
- Lý do thứ nhất: Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng loại thực phẩm này để thay thế các loại thịt đỏ giàu hàm lượng protein có nhiều nhân purin – nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric trong máu và hình thành lên bệnh gút;
- Lý do thứ hai: Ngoài công dụng cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết, trứng còn có tác dụng giảm đau khớp, chống viêm và hạn chế tình trạng sưng tấy các khớp nhờ có hàm lượng omega – 3 cao;
- Lý do thứ ba: Dù là thực phẩm giàu chất protein nhưng hàm lượng purin lại rất thấp và không làm ảnh hưởng quá lớn đến nồng độ axit uric có trong máu.
Với những lý do trên, người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào danh sách các thực phẩm nên ăn để tăng sức khỏe và cải thiện bệnh gút.
Tuy nhiên, hàm lượng axit béo trong trứng chiếm tương đối cao. Do đó, cả người bình thường và người bị gút không nên ăn quá nhiều trứng, chỉ được ăn theo chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia. Đồng thời, nên thay đổi thực đơn trong ngày, không nên ăn trứng liên tục trong nhiều ngày liền và nên thay đổi cách chế biến để tăng khẩu vị cũng như tránh sự nhàm chán.
Điều chỉnh chế độ ăn trứng ở người bị bệnh gú
t
Như đã nói trên, người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào danh sách các thực phẩm dinh dưỡng và người bệnh gút có thể ăn được. Đặc biệt, trứng còn là sự lựa chọn hoàn hảo để thay thế một khẩu phần ăn mà không có thịt đỏ cho các đối tượng bị gút. Bởi, hàm lượng protein trong trứng cao nhưng lại ít nhân purin. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của người bị gút luôn được các chuyên gia khuyên răn điều chỉnh sao cho phù hợp sao cho phù hợp. Do đó, khi bệnh gút nên bao nhiêu là đủ và ăn được loại nào?
Người bị gút ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Không phải hàm lượng protein cao nhưng làm chứa ít nhân purin mà người bệnh gút có thể ăn thoải mái trứng trong thực đơn mỗi ngày. Bởi trong trứng còn chứa nhiều chất béo, hàm lượng này có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bị gút không ăn quá nhiều trứng hoặc các món ăn được chế biến từ trứng quá nhiều, bởi không phải những gì nhiều là tốt cho sức khỏe. Người bị gút chỉ nên ăn từ 1 – 6 quả trứng mỗi tuần.
Bị gút nên ăn trứng loại nào (gà, vịt, cút,…)?
Đối với người bị bệnh gút, các loại trứng đều mang lại nguồn dinh dưỡng như nhau và có thể được sử dụng có thể thay thế món thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày. Do đó, người bị bệnh gút nên kết hợp ăn nhiều loại trứng khác nhau như: trứng gà, trứng vịt, trứng cút,… để tăng khẩu vị và tránh sự nhàm chán nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Một tài liệu khác cho biết, người bị gút nên ăn trứng gà. Bởi vì hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng gà cao, dễ ăn, dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe và phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là các đối tượng vừa mới hết ốm, trẻ nhỏ, phụ nữ sau khi sinh. Mặt khác, người bệnh gút cũng có thể ăn lòng trắng trứng thay vì ăn cả quả.
Bị gút nên ăn trứng như thế nào là hợp lý?
Bên cạnh việc nắm rõ liều lượng sử dụng trứng cũng như loại trứng có thể ăn được, bệnh nhân gút cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác trong khâu chế biến trứng hoặc phối hợp trứng cùng với các thực phẩm khác sao cho phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể:
- Nên ăn trứng luộc chín để bảo tồn toàn bộ các dưỡng chất bên trong trứng;
- Hạn chế sử dụng trứng đã chiên hoặc xào với dầu ăn. Bởi dầu ăn có chứa nhiều chất béo và khi được dung nạp vào cơ thể lượng lớn có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gút. Đồng thời, còn gây nên tình trạng tích tụ các chất gây xơ vữa động mạch;
- Chế biến trứng thành món trứng hấp thay vì chiên, xào cùng với nhiều dầu mỡ;
- Trứng là một món tiêu hóa lâu. Nếu các đối tượng có vấn đề về đường ruột không nên ăn trứng vào tối muộn hoặc khi bụng đói;
- Nên ăn kèm trứng cùng với các loại rau xanh, hoa quả tươi hoặc cùng với cốc sữa tươi để tăng giá trị dinh dưỡng cũng như tránh sự nhàm chán khi sử dụng.
Người bị bệnh gút ăn trứng vịt lộn được không?
Trứng vịt lộn (hay còn được gọi là hột vịt lộn) là trứng đã hình thành con non và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhiều hơn so với các loại trứng khác. Trong quả trứng vịt lộn có chứa trên 50 chất dinh dưỡng khác nhau, điển hình là protein (chất đạm), canxi, phốt pho, lipit, sắt, cholesterol, beta carotene, gluxit và các hàm lượng vitamin khác.
Theo sự thống kê của một bài báo cáo gần đây cho biết, hàm lượng protein và cholesterol có trong quả trứng lộn chiếm tương đối cao. Nhưng cả hai đều là dưỡng chất không tốt cho các đối tượng mắc bệnh gút. Bởi vì, nếu hàm lượng protein được dung nạp vào cơ thể quá mức có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Khi đó, các tinh thể axit uric dư thừa lắng đọng tại các khớp và khiến cho cơn đau nhức càng tăng cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng này cũng làm giảm khả năng bài tiết của thận.
Chính vì vậy, người bị bệnh gút cần thận trọng hơn trong việc ăn trứng vịt lộn. Tốt nhất là không nên sử dụng để phòng tránh bệnh chuyển biến nặng.
Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi bệnh gút có ăn trứng được không cũng như một số loại trứng mà người bệnh gút nên ăn. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh gút để kiểm soát một cách tốt nhất. Nếu bạn chưa nắm rõ thông tin người bệnh gút cần kiêng cữ những gì, có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Người bị bệnh gout phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt mà không được thỏa mái ăn theo sở thích hay thói quen, dẫn đến cơ thể suy yếu. Do đó, điều trị dứt điểm bệnh gout sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường, chế độ ăn cũng bớt ngặt nghèo hơn.
Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp kiểm soát bệnh gout nhanh chóng nhờ thành phần có dược tính mạnh
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh Gút của Trung tâm Thuốc dân tộc được phát triển từ bài thuốc bí truyền chữa đau xương khớp của dân tộc Tày – Bắc Kạn, y pháp của đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông. Dưới sự hỗ trợ đắc lực của thành tựu y khoa hiện đại, hàng chục cuộc thí nghiệm, thử nghiệm lâm sàng, cuối cùng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện mang dược lực mạnh mẽ nhất.
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang cùng phác đồ điề
u trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin trong chương trình Cẩm nang sức khỏe 365. XEM CHI TIẾT PHÓNG SỰ TẠI ĐÂY
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh trên khắp cả nước. Tiêu biểu như:
Ông Nguyễn Trung Chương 65 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) mắc bệnh gout mãn tính 11 năm, đã xuất hiện nhiều hạt tophi ở mắt cá chân khiến việc đi lại, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Sau 3 tháng dùng bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang, các hạt tophi đã tan dần, bệnh của ông cũng được chữa khỏi hoàn toàn, không còn tái phát.
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp 100% từ thảo dược tự nhiên. Bảng thành phần vàng 10 vị bổ 10 trong đó có nhiều biệt dược lần đầu tiên được phân tích kỹ lưỡng và ứng dụng tại Việt Nam. Một số chủ dược phải kể tới như: thủy xương bồ, dương xỉ, dây đau xương, tầm gửi cây gạo, sẩm quan trọng, kê huyết đằng… ĐẢM BẢO 3 KHÔNG: Không tác dụng phụ – Không nhờn thuốc – Không phụ thuộc thuốc.
Phác đồ ĐỘT PHÁ điều trị bệnh Gút có sự kết hợp sức mạnh của 3 nhóm thuốc: Quốc dược Bổ thận hoàn, Quốc dược Giải độc hoàn, Quốc dược Đặc trị bệnh gout, tạo kiềng 3 chân vững chắc tạo tác động đa chiều thực hiện các nhiệm vụ: Giải quyết căn nguyên gây bệnh – Kiểm soát nồng độ axit uric giúp tiêu sưng viêm, giảm đau nhức – Bồi bổ chính khí, phục hồi sụn khớp, nâng cao đề kháng cho cơ thể – Ngăn bệnh tái phát.
Để biết thông tin chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và liệu pháp điều trị bệnh gút hiệu quả từ Y học cổ truyền, vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc ngay hôm nay. Đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành của Trung tâm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ tận tình.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn đọc quan tâm:
- Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)
- Bệnh gút có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?
- Người bệnh gút có ăn được chuối không, loại nào?
Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi hoàn toàn không ?
Tin mới nhất
- Review bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang chữa nổi mẩn đỏ tại Quân dân 102
- Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo
- Rối Loạn Tiêu Hóa – Nguyên nhân Dấu hiệu & Cách chữa ở người lớn
- Không khí bị ô nhiễm: Thủ phạm gây viêm mũi dị ứng?
- Thuốc nam trị men gan cao
- Hướng dẫn chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu tại nhà
- Cây xạ đen chữa những bệnh gì? Tác dụng xạ đen Hòa Bình tự nhiên
- Phát hiện sớm đột quỵ để phòng biến chứng nguy hiểm
- Địa chỉ xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) tốt nhất 2020
- Tác dụng nấm lim xanh là gì uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm da dị ứng ở mặt: Cách điều trị, phòng ngừa
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Có nên cắt amidan cho người lớn hay không? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thực hư Sơ can Bình vị tán “chiếm sóng” truyền hình, báo chí và được giới nghệ sĩ tin dùng
- TIN TỨC UNG THƯ 17 công dụng của Nước Cam cho cơ thể & cách uống đúng