Những ai có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng?

nhiều yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng phụ nữ gặp phải trong suốt cuộc đời của họ, chẳng hạn như tuổi tác, di truyền… Việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn phòng bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả hơn.

nhiều yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng phụ nữ gặp phải trong suốt cuộc đời của họ, chẳng hạn như tuổi tác, di truyền… Việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn phòng bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả hơn.

Ung thư buồng trứng đứng hàng top 10 ung thư phổ biến ở phụ nữ, là nguyên nhân tử vong thứ 5 trong các loại bệnh lý ung thư. Có nhiều biện pháp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng?

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng gồm:

  • Tuổi tác: Ung thư buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi và những người ở độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
  • Di truyền từ gia đình: Nếu bạn có hai hay nhiều họ hàng thế hệ F1 bị ung thư buồng trứng hay ung thư vú, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng. Theo ACS, 5-10% ung thư buồng trứng có yếu tố đột biến gene di truyền (thường gặp nhất là đột biến gene BRCA1 và BRCA2).
  • Bệnh sử: Có bệnh sử ung thư vú, tử cung, đại tràng trước đó.
  • Lịch sử mang thai: Những người phụ nữ không có con, không thể có con, chưa bao giờ sử dụng thuốc ngừa thai hoặc sinh con khi trên 30 tuổi sẽ tăng nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Có bệnh lý lạc nội mạc tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng.
  • Yếu tố nội tiết: bao gồm dậy thì sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh trễ (sau 50 tuổi), sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc nội tiết thay thế.
  • Yếu tố đời sống: hút thuốc, uống rượu, tăng cân hoặc chế độ ăn quá nhiều chất béo cũng góp phần dẫn đến ung thư buồng trứng.
  • Yếu tố khác: béo phì.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư buồng trứng bằng cách cho con bú

Không có biện pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, những bước sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt được phần nào nguy cơ ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng đứng hàng top 10 ung thư phổ biến ở phụ nữ, là nguyên nhân tử vong thứ 5 trong các loại bệnh lý ung thư. Có nhiều biện pháp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng?

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng gồm:

  • Tuổi tác: Ung thư buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi và những người ở độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
  • Di truyền từ gia đình: Nếu bạn có hai hay nhiều họ hàng thế hệ F1 bị ung thư buồng trứng hay ung thư vú, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng. Theo ACS, 5-10% ung thư buồng trứng có yếu tố đột biến gene di truyền (thường gặp nhất là đột biến gene BRCA1 và BRCA2).
  • Bệnh sử: Có bệnh sử ung thư vú, tử cung, đại tràng trước đó.
  • Lịch sử mang thai: Những người phụ nữ không có con, không thể có con, chưa bao giờ sử dụng thuốc ngừa thai hoặc sinh con khi trên 30 tuổi sẽ tăng nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Có bệnh lý lạc nội mạc tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng.
  • Yếu tố nội tiết: bao gồm dậy thì sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh trễ (sau 50 tuổi), sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc nội tiết thay thế.
  • Yếu tố đời sống: hút thuốc, uống rượu, tăng cân hoặc chế độ ăn quá nhiều chất béo cũng góp phần dẫn đến ung thư buồng trứng.
  • Yếu tố khác: béo phì.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư buồng trứng bằng cách cho con bú

Không có biện pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, những bước sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt được phần nào nguy cơ ung thư buồng trứng.

1. Lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh không chỉ có lợi trong phòng ngừa ung thư buồng trứng mà hầu như tất cả các bệnh.

♦ Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Dù bạn có mắc ung thư buồng trứng hay không, duy trì trọng lượng hợp lý sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Thừa cân hoặc béo phì (BMI >30) làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nếu không thể giảm cân, bạn hãy cố gắng giảm xuống một mức nhất định để giảm nguy cơ.

♦ Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng loại biểu mô tuyến tiết nhầy. Bên cạnh đó, bỏ hút thuốc lá còn giúp phòng ngừa nhiều tình trạng sức khỏe.

♦ Cho con bú sữa mẹ

Tương tự như ung thư vú, cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Cho con bú thường ức chế sự rụng trứng, dẫn đến giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Bạn nên cho con bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng để có thể phòng ngừa bệnh.

♦ Chế độ ăn uống lành mạnh

Không có mối liên quan rõ ràng giữa chế độ ăn uống và ung thư buồng trứng.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc và đậu, ít thịt đỏ và thực phẩm chế biến để phòng chống tất cả các bệnh ung thư nói chung.

2. Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, vì vậy việc sử dụng chúng nên được bác sĩ xem xét cẩn thận. Mặt khác, các loại thuốc khác có thể giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng.

♦ Sử dụng thuốc ngừa thai

Một số phương pháp ngừa thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Những phụ nữ uống thuốc tránh thai giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng hơn. Khi trứng rụng từ buồng trứng vào tay vòi, sẽ tạo ra vùng tổn thương nơi vòi trứng, vùng tổn thương này có thể phát triển thành ung thư. Thuốc tránh thai (dạng viên) ức chế sự rụng trứng này, cũng giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Nhìn chung, thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng lên đến 50%, tùy thuộc vào thời gian sử dụng. Ngoài ra, tác dụng giảm nguy cơ này có thể kéo dài tới 30 năm.

1. Lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh không chỉ có lợi trong phòng ngừa ung thư buồng trứng mà hầu như tất cả các bệnh.

♦ Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Dù bạn có mắc ung thư buồng trứng hay không, duy trì trọng lượng hợp lý sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Thừa cân hoặc béo phì (BMI >30) làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nếu không thể giảm cân, bạn hãy cố gắng giảm xuống một mức nhất định để giảm nguy cơ.

♦ Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng loại biểu mô tuyến tiết nhầy. Bên cạnh đó, bỏ hút thuốc lá còn giúp phòng ngừa nhiều tình trạng sức khỏe.

♦ Cho con bú sữa mẹ

Tương tự như ung thư vú, cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Cho con bú thường ức chế sự rụng trứng, dẫn đến giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Bạn nên cho con bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng để có thể phòng ngừa bệnh.

♦ Chế độ ăn uống lành mạnh

Không có mối liên quan rõ ràng giữa chế độ ăn uống và ung thư buồng trứng.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc và đậu, ít thịt đỏ và thực phẩm chế biến để phòng chống tất cả các bệnh ung thư nói chung.

2. Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, vì vậy việc sử dụng chúng nên được bác sĩ xem xét cẩn thận. Mặt khác, các loại thuốc khác có thể giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng.

♦ Sử dụng thuốc ngừa thai

Một số phương pháp ngừa thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Những phụ nữ uống thuốc tránh thai giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng hơn. Khi trứng rụng từ buồng trứng vào tay vòi, sẽ tạo ra vùng tổn thương nơi vòi trứng, vùng tổn thương này có thể phát triển thành ung thư. Thuốc tránh thai (dạng viên) ức chế sự rụng trứng này, cũng giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Nhìn chung, thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng lên đến 50%, tùy thuộc vào thời gian sử dụng. Ngoài ra, tác dụng giảm nguy cơ này có thể kéo dài tới 30 năm.

Tuy nhiên, các bác sĩ cần cân nhắc khi chỉ định thuốc ngừa thai giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Những người uống thuốc ngừa thai thường tăng nguy cơ thuyên tắc mạch, đặc biệt nếu họ hút thuốc.

Tiêm Depo-Provera (3 tháng một lần để ngừa thai), có chứa progesterone nhưng không có estrogen, giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Mặc dù thuốc Depo-Provera có thể không gây nguy cơ mắc ung thư vú như thuốc tránh thai kết hợp, nhưng nó cũng có một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như tăng cân.

♦ Liệu pháp thay thế hormone

Thuốc kích thích rụng trứng trong điều trị vô sinh sẽ làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Những phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hormone chỉ có estrogen trong thời gian dài có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ dùng kết hợp estrogen và progesterone, đặc biệt khi thời gian sử dụng kéo dài hơn 10 năm. Do đó trước khi sử dụng, bạn cần tư vấn bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ gặp phải.

3. Phẫu thuật

Một vài loại phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, mặc dù các chỉ định khác nhau.

  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng (Salpingo-oophorectomy): Đây là cách điều trị tiêu chuẩn để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người có nguy cơ cao (chẳng hạn như đột biến gene BRCA). Phẫu thuật này thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Việc loại bỏ các cơ quan này có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng từ 75–90%. Tuy nhiên, phẫu thuật này không hoàn toàn loại bỏ hết nguy cơ, vì một số ung thư buồng trứng phát sinh từ phúc mạc chứ không phải từ buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
  • Thắt ống dẫn trứng: Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng thắt ống dẫn trứng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng lên đến 70%, tùy thuộc vào độ tuổi bạn thực hiện. Thắt ống dẫn trứng thường được thực hiện như một biện pháp tránh thai vĩnh viễn.
  • Cắt bỏ tử cung và ống dẫn trứng: Nhiều bác sĩ hiện đang đề xuất cắt bỏ các ống dẫn trứng cùng với tử cung ở những phụ nữ có chỉ định cắt tử cung do bệnh lý khác, đặc biệt khi bạn trên 40 tuổi để giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Phòng ngừa ung thư buồng trứng ở những phụ nữ có yếu tố nguy cơ gia đình hoặc đột biến gene BRCA

Bạn cần được tư vấn về khảo sát đột biến gene. Xét nghiệm khảo sát đột biến gene giúp xác định bạn có mang gene đột biến nguy cơ cao gây ung thư buồng trứng không, từ đó sẽ quyết định can thiệp phòng ngừa thích hợp.

Những gì bạn có thể làm để phòng ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng là:

  • Tư vấn với bác sĩ về việc sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc hormone thay thế, chế độ ăn hợp lý, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Nếu bạn có yếu tố nguy cơ gia đình về ung thư vú, bạn cần tư vấn bác sĩ để khảo sát các đột biến gene. Nếu thực sự có đột biến gene nguy cơ ung thư buồng trứng, bạn cần gia tăng thăm khám tầm soát thường xuyên hơn để loại trừ khả năng ung thư buồng trứng, hoặc việc cắt bỏ buồng trứng phòng ngừa cũng là một giải pháp được lựa chọn.

Tuy nhiên, các bác sĩ cần cân nhắc khi chỉ định thuốc ngừa thai giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Những người uống thuốc ngừa thai thường tăng nguy cơ thuyên tắc mạch, đặc biệt nếu họ hút thuốc.

Tiêm Depo-Provera (3 tháng một lần để ngừa thai), có chứa progesterone nhưng không có estrogen, giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Mặc dù thuốc Depo-Provera có thể không gây nguy cơ mắc ung thư vú như thuốc tránh thai kết hợp, nhưng nó cũng có một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như tăng cân.

♦ Liệu pháp thay thế hormone

Thuốc kích thích rụng trứng trong điều trị vô sinh sẽ làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Những phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hormone chỉ có estrogen trong thời gian dài có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ dùng kết hợp estrogen và progesterone, đặc biệt khi thời gian sử dụng kéo dài hơn 10 năm. Do đó trước khi sử dụng, bạn cần tư vấn bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ gặp phải.

3. Phẫu thuật

Một vài loại phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, mặc dù các chỉ định khác nhau.

  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng (Salpingo-oophorectomy): Đây là cách điều trị tiêu chuẩn để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người có nguy cơ cao (chẳng hạn như đột biến gene BRCA). Phẫu thuật này thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Việc loại bỏ các cơ quan này có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng từ 75–90%. Tuy nhiên, phẫu thuật này không hoàn toàn loại bỏ hết nguy cơ, vì một số ung thư buồng trứng phát sinh từ phúc mạc chứ không phải từ buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
  • Thắt ống dẫn trứng: Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng thắt ống dẫn trứng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng lên đến 70%, tùy thuộc vào độ tuổi bạn thực hiện. Thắt ống dẫn trứng thường được thực hiện như một biện pháp tránh thai vĩnh viễn.
  • Cắt bỏ tử cung và ống dẫn trứng: Nhiều bác sĩ hiện đang đề xuất cắt bỏ các ống dẫn trứng cùng với tử cung ở những phụ nữ có chỉ định cắt tử cung do bệnh lý khác, đặc biệt khi bạn trên 40 tuổi để giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Phòng ngừa ung thư buồng trứng ở những phụ nữ có yếu tố nguy cơ gia đình hoặc đột biến gene BRCA

Bạn cần được tư vấn về khảo sát đột biến gene. Xét nghiệm khảo sát đột biến gene giúp xác định bạn có mang gene đột biến nguy cơ cao gây ung thư buồng trứng không, từ đó sẽ quyết định can thiệp phòng ngừa thích hợp.

Những gì bạn có thể làm để phòng ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng là:

  • Tư vấn với bác sĩ về việc sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc hormone thay thế, chế độ ăn hợp lý, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Nếu bạn có yếu tố nguy cơ gia đình về ung thư vú, bạn cần tư vấn bác sĩ để khảo sát các đột biến gene. Nếu thực sự có đột biến gene nguy cơ ung thư buồng trứng, bạn cần gia tăng thăm khám tầm soát thường xuyên hơn để loại trừ khả năng ung thư buồng trứng, hoặc việc cắt bỏ buồng trứng phòng ngừa cũng là một giải pháp được lựa chọn.

Xem thêm: Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!