Đau háng

Tìm hiểu chung

Đau háng là gì?

Háng là khu vực nằm ở giữa vùng bụng và chân. Ở đây có 5 nhóm cơ đóng vai trò hỗ trợ chân di chuyển, bao gồm:

  • Cơ khép ngắn
  • Cơ khép dài
  • Cơ khép lớn
  • Cơ thon
  • Cơ lược

Tình trạng đau háng thường liên quan đến chấn thương vật lý, chủ yếu là do hoạt động thể chất quá nhiều. Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, căng cơ ở vùng háng là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đau háng

Phần lớn trường hợp, triệu chứng đau ở háng xảy ra đơn lẻ và có thể nhanh chóng biến mất khi nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, hãy tìm gặp bác sĩ nếu cường độ đau khiến bạn khó chống đỡ và cơn đau kéo dài vài ngày.

Mặt khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây xảy ra cùng với triệu chứng đau nhức vùng háng:

  • Máu lẫn trong nước tiểu
  • Phạm vi đau nhức mở rộng đến vùng lưng dưới, ngực và bụng
  • Thân nhiệt tăng lên
  • Cảm thấy buồn nôn

Đặc biệt ở nam giới, bạn càng nên cẩn thận khi dấu hiệu sưng và đau tinh hoàn xuất hiện cùng đau háng. Chúng có thể cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng tinh hoàn
  • Xoắn tinh hoàn
  • Ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân

Nguyên nhân đau háng là gì?

Thực tế, tình trạng đau ở háng là một triệu chứng sức khỏe phổ biến và có khả năng xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Theo nghiên cứu, một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:

Cơ, dây chằng hoặc gân ở khu vực háng chịu tổn thương

Các chuyên gia đã thống kê rằng phần lớn trường hợp đau ở vùng háng bắt nguồn từ tình trạng căng cơ, giãn dây chằng hoặc gân tại đây. Theo kết quả nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí BMJ Open Sport and Fitness Medicine, các vận động viên là những người dễ gặp phải loại chấn thương này nhất.

Ngoài ra, nếu bạn không phải là vận động viên chuyên nghiệp nhưng thường tham gia các môn thể thao mang tính đối kháng như bóng đá, bóng bầu dục, khúc côn cầu… nguy cơ đau háng xảy ra ở bạn cũng cao hơn những người khác.

Tìm hiểu chung

Đau háng là gì?

Háng là khu vực nằm ở giữa vùng bụng và chân. Ở đây có 5 nhóm cơ đóng vai trò hỗ trợ chân di chuyển, bao gồm:

  • Cơ khép ngắn
  • Cơ khép dài
  • Cơ khép lớn
  • Cơ thon
  • Cơ lược

Tình trạng đau háng thường liên quan đến chấn thương vật lý, chủ yếu là do hoạt động thể chất quá nhiều. Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, căng cơ ở vùng háng là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đau háng

Phần lớn trường hợp, triệu chứng đau ở háng xảy ra đơn lẻ và có thể nhanh chóng biến mất khi nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, hãy tìm gặp bác sĩ nếu cường độ đau khiến bạn khó chống đỡ và cơn đau kéo dài vài ngày.

Mặt khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây xảy ra cùng với triệu chứng đau nhức vùng háng:

  • Máu lẫn trong nước tiểu
  • Phạm vi đau nhức mở rộng đến vùng lưng dưới, ngực và bụng
  • Thân nhiệt tăng lên
  • Cảm thấy buồn nôn

Đặc biệt ở nam giới, bạn càng nên cẩn thận khi dấu hiệu sưng và đau tinh hoàn xuất hiện cùng đau háng. Chúng có thể cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng tinh hoàn
  • Xoắn tinh hoàn
  • Ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân

Nguyên nhân đau háng là gì?

Thực tế, tình trạng đau ở háng là một triệu chứng sức khỏe phổ biến và có khả năng xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Theo nghiên cứu, một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:

Cơ, dây chằng hoặc gân ở khu vực háng chịu tổn thương

Các chuyên gia đã thống kê rằng phần lớn trường hợp đau ở vùng háng bắt nguồn từ tình trạng căng cơ, giãn dây chằng hoặc gân tại đây. Theo kết quả nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí BMJ Open Sport and Fitness Medicine, các vận động viên là những người dễ gặp phải loại chấn thương này nhất.

Ngoài ra, nếu bạn không phải là vận động viên chuyên nghiệp nhưng thường tham gia các môn thể thao mang tính đối kháng như bóng đá, bóng bầu dục, khúc côn cầu… nguy cơ đau háng xảy ra ở bạn cũng cao hơn những người khác.

Người chơi các môn thể thao mang tính đối kháng cao thường dễ bị đau háng

Thoát vị bẹn

Một nguyên nhân thường gặp khác của chứng đau háng là thoát vị bẹn. Tình trạng này xảy ra khi mô mềm, thường là một phần của lớp niêm mạc hoặc ruột, di chuyển khỏi khoang bụng và lọt vào ống bẹn. Điều này có thể làm một hoặc cả hai bên háng phình lên và gây đau.

Một số nguyên nhân khác

Đôi khi yếu tố gây đau nhức ở vùng háng còn có khả năng đến từ:

  • Sỏi thận
  • Xương ở gần háng bị gãy
  • Viêm ruột
  • Viêm tinh hoàn (ở nam giới)
  • Sưng hạch bạch huyết
  • U nang buồng trứng (ở nữ giới)
  • Chèn ép dây thần kinh
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm xương khớp hông

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau háng?

Hầu hết các trường hợp đau nhức ngay tại khu vực háng có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cường độ đau có xu hướng tăng, kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng sốt hay sưng tấy, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá các biểu hiện và đặt câu hỏi về những hoạt động thể chất gần đây. Bạn nên cố gắng đưa ra đáp án chính xác nhất có thể vì các chuyên gia sẽ dựa vào đó để chẩn đoán vấn đề bạn đang gặp phải.

Sau đó, một số xét nghiệm chuyên sâu khác có thể được tiến hành nếu cần thiết, ví dụ như:

Xét nghiệm hình ảnh

Chụp X-quang hoặc siêu âm có thể giúp bác sĩ kiểm tra nguyên nhân đau háng có xuất phát từ vấn đề như gãy xương, ung thư tinh hoàn hay u nang buồng trứng… không.

Người chơi các môn thể thao mang tính đối kháng cao thường dễ bị đau háng

Thoát vị bẹn

Một nguyên nhân thường gặp khác của chứng đau háng là thoát vị bẹn. Tình trạng này xảy ra khi mô mềm, thường là một phần của lớp niêm mạc hoặc ruột, di chuyển khỏi khoang bụng và lọt vào ống bẹn. Điều này có thể làm một hoặc cả hai bên háng phình lên và gây đau.

Một số nguyên nhân khác

Đôi khi yếu tố gây đau nhức ở vùng háng còn có khả năng đến từ:

  • Sỏi thận
  • Xương ở gần háng bị gãy
  • Viêm ruột
  • Viêm tinh hoàn (ở nam giới)
  • Sưng hạch bạch huyết
  • U nang buồng trứng (ở nữ giới)
  • Chèn ép dây thần kinh
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm xương khớp hông

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau háng?

Hầu hết các trường hợp đau nhức ngay tại khu vực háng có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cường độ đau có xu hướng tăng, kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng sốt hay sưng tấy, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá các biểu hiện và đặt câu hỏi về những hoạt động thể chất gần đây. Bạn nên cố gắng đưa ra đáp án chính xác nhất có thể vì các chuyên gia sẽ dựa vào đó để chẩn đoán vấn đề bạn đang gặp phải.

Sau đó, một số xét nghiệm chuyên sâu khác có thể được tiến hành nếu cần thiết, ví dụ như:

Xét nghiệm hình ảnh

Chụp X-quang hoặc siêu âm có thể giúp bác sĩ kiểm tra nguyên nhân đau háng có xuất phát từ vấn đề như gãy xương, ung thư tinh hoàn hay u nang buồng trứng… không.

Tổng phân tích tế bào máu (C
BC)

Đôi khi bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm xác định liệu cơn đau ở vùng háng có đến từ tình trạng nhiễm trùng hay không.

Những phương pháp điều trị đau háng

Hiện nay, bạn có nhiều lựa chọn cho việc chữa đau nhức ở khu vực háng. Phương pháp điều trị được áp dụng nên dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Những cách điều trị đau háng thường được phân loại thành hai nhóm chính gồm:

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu cơn đau đến từ tình trạng căng cơ, áp dụng những phương pháp khắc phục tại nhà sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đồng thời tạm ngưng các hoạt động thể chất trong khoảng 2–3 tuần sẽ giúp các cơ bị căng cứng dần dần tự hồi phục.

Ngoài ra, nếu cường độ đau gây khó chịu, bạn còn có thể:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol. Tuy nhiên, hãy lưu ý dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.
  • Chườm mát vào khu vực bị đau. Nhiệt độ thấp có thể giúp cải thiện tình trạng này tạm thời.

Các phương pháp chữa trị y tế

Nếu các phương pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để hỗ trợ xoa dịu triệu chứng.

Trong trường hợp tình trạng sức khỏe không có xu hướng cải thiện đáng kể hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên đi tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia y khoa.

Mặt khác, đôi khi bạn cũng sẽ cần trải qua phẫu thuật nếu nguyên nhân đau háng là do gãy xương hoặc thoát vị bẹn.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau háng?

Bạn có thể dễ dàng ngăn chặn rủi ro phát sinh các cơn đau ở háng bằng một số thói quen như:

  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Lưu ý khi khuân vác vật nặng nhằm phòng ngừa thoát vị
  • Luôn khởi động trước khi tập thể dục thể thao

Thêm vào đó, bạn còn có thể chủ động tập một số động tác co duỗi nhẹ nhàng tác động đến háng. Điều này giúp cơ háng quen dần với việc kéo giãn, từ đó hạn chế tình trạng căng cơ gây đau.

Tổng phân tích tế bào máu (C
BC)

Đôi khi bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm xác định liệu cơn đau ở vùng háng có đến từ tình trạng nhiễm trùng hay không.

Những phương pháp điều trị đau háng

Hiện nay, bạn có nhiều lựa chọn cho việc chữa đau nhức ở khu vực háng. Phương pháp điều trị được áp dụng nên dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Những cách điều trị đau háng thường được phân loại thành hai nhóm chính gồm:

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu cơn đau đến từ tình trạng căng cơ, áp dụng những phương pháp khắc phục tại nhà sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đồng thời tạm ngưng các hoạt động thể chất trong khoảng 2–3 tuần sẽ giúp các cơ bị căng cứng dần dần tự hồi phục.

Ngoài ra, nếu cường độ đau gây khó chịu, bạn còn có thể:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol. Tuy nhiên, hãy lưu ý dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.
  • Chườm mát vào khu vực bị đau. Nhiệt độ thấp có thể giúp cải thiện tình trạng này tạm thời.

Các phương pháp chữa trị y tế

Nếu các phương pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để hỗ trợ xoa dịu triệu chứng.

Trong trường hợp tình trạng sức khỏe không có xu hướng cải thiện đáng kể hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên đi tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia y khoa.

Mặt khác, đôi khi bạn cũng sẽ cần trải qua phẫu thuật nếu nguyên nhân đau háng là do gãy xương hoặc thoát vị bẹn.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau háng?

Bạn có thể dễ dàng ngăn chặn rủi ro phát sinh các cơn đau ở háng bằng một số thói quen như:

  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Lưu ý khi khuân vác vật nặng nhằm phòng ngừa thoát vị
  • Luôn khởi động trước khi tập thể dục thể thao

Thêm vào đó, bạn còn có thể chủ động tập một số động tác co duỗi nhẹ nhàng tác động đến háng. Điều này giúp cơ háng quen dần với việc kéo giãn, từ đó hạn chế tình trạng căng cơ gây đau.

Xem thêm: Kiểm soát dị ứng thịt gà như thế nào? Những điều bạn nên lưu ý

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!