Nổi mẩn ngứa ở chân tay – Nguyên nhân và cách xử lý
Nổi mẩn ngứa ở tay chân là một vấn đề thường gặp phải hiện nay. Có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hoặc cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý về da đã hình thành nên các cơn ngứa ngáy khó chịu ở tay và chân. Vậy cần làm gì để khắc phục nhanh chóng tình trạng này?
Nổi mẩn ngứa ở chân tay là bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa ở tay chân là một bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng. Những cơn ngứa ngáy thường xảy ra đột ngột mà không hề có “thông báo” trước. Khi đó, hành động gãi sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa tạm thời. Bệnh tình càng trở nặng, cơn ngứa ngáy càng trở nên dữ dội hơn.
Hầu như các đối tượng mắc phải thường chủ quan với tình trạng đang mắc phải và nghĩ đó chỉ là biểu hiện ngứa thông thường và không có khả năng đó là một căn bệnh khác về da. Chính vì sự chủ quan đó mà bạn không hề lường trước đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác về da. Hoặc đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác điển hình như các bệnh lý sau:
- Bệnh ghẻ lở: Là một trong những bệnh lý xuất hiện ở mọi đối tượng. Khi mắc phải, người bệnh thường xuyên bị các cơn ngứa ngáy làm phiền, đặc biệt là ở tại khẽ tay hay khẽ chân và rất dễ lây lan sang các vùng da lân cận.
- Bệnh lupus ban hệ thống: Là một bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh không chỉ xuất hiện ở tay chân mà còn xuất hiện toàn bộ cơ thể.
- Viêm da tiếp xúc: Cũng là một bệnh lý khác về da, tình trạng xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với chất gây ngứa hoặc chất kích thích có hại đến da như hóa chất, mỹ phẩm, các loại cây có độc;
- Bệnh vảy nến: Là một tình trạng rối loạn da mãn tính được hình thành từ các vùng da chết mà không được đào thải. Các cơn ngứa thường xuất hiện ở bàn tay, khuỷu tay, đầu gối, khẽ ngón chân;
- Viêm da cơ địa: Hay còn được gọi là bệnh chàm thể tạng. Là một hội chứng viêm da ngứa mãn tính gây ra những cơn ngứa ngáy, nổi đỏ, sưng hoặc nứt da. Ở một số đối tượng khác có thể xuất hiện mụn nước, tiết dịch kèm những cơn ngứa;
Ngoài ra, tình trạng tay chân ngứa ngáy còn là sự biểu hiện của một số bệnh lý khác như: bệnh chàm, viêm nhiễm khuẩn, bệnh tổ đỉa, bệnh tay chân miệng,…
Xem thêm: Bệnh nhân bị viêm da cơ địa 7 năm chia sẻ kinh nghiệm điều trị thành công
Nổi mẩn ngứa ở tay chân nguy hiểm không? Khi nào nên tìm gặp bác sĩ?
Đa số tình trạng ngứa ngáy ở tay chân sẽ bị biến mất trong một thời gian ngắn thông qua hành động gãi lên vị trí ngứa. Tuy nhiên, gãi chỉ làm biện pháp nhất thời và không có tác dụng cải thiện triệt để. Việc gãi quá mạnh còn khiến cho vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, da tay hay da chân sẽ bị trầy xước và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và hàm lại. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân tay không chỉ dừng lại ở bệnh lý da liễu mà còn là điểm “khởi phát” của nhiều bệnh lý khác. Và đây cũng chính là đồng hồ cảnh báo cơ thể của bạn đang mắc phải một số bệnh lý bên trong mà bạn không hề hay biết. Vì thế, khi xuất hiện những biểu hiện trên, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó đề ra một số phương án điều trị phù hợp.
Khi nào cần tìm gặp bác sĩ da liễu?
Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường về da hoặc gặp phải một số biểu hiện bất thường khác như:
- Các cơn ngứa ngáy ở tay và chân ngày càng nhiều;
- Đột ngột xuất hiện các mụn nhọt, vết đốm đỏ gây ngứa hoặc không gây ngứa;
- Sốt cao hoặc sốt nhẹ kéo dài trong nhiều ngày;
- Da có biểu hiện bị nhiễm trùng, sưng, tấy.
Nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân tay
Dưới đây là những “thủ phạm ẩn danh” gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân tay:
Do mắc phải một số bệnh lý về da:
Chàm, vảy nến, ghẻ lở, tổ đỉa,… là những bệnh lý về da thường phải ở mọi đối tượng. Những bệnh lý về da có thể do nhiều yếu tố khác gây ra như: thời tiết, thực phẩm, hóa phẩm, mỹ phẩm, nguồn nước bẩn, thuốc,…
Bên cạnh đó, sức để kháng của cơ thể bị suy yếu rất dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công và ký sinh lên cơ thể, đặc biệt là những trẻ nhỏ với làn da còn nhạy cảm.
Do cơ thể mắc phải một số bệnh lý khác:
Bệnh gan, thận, tiểu đường, bệnh về máu,… cũng chính là nguyên nhân phát sinh nên các cơn ngứa ngáy. Khi chức năng gan thận bị suy yếu, quá trình đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng, khi đó các mụn nhọt, bọc nước gây ngứa hình thành. Điều đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khắp cơ thể và cả ở tay chân.
Do tâm lý:
Không ai có thể không khỏi bất ngờ khi yếu tố tâm lý cũng chính là thủ phạm khiến da nổi đỏ và ngứa ngáy. Khi cơ thể quá căng thẳng, lo lắng, cơ thể tự sản sinh nồng độ serotonin và norepinpherine, hai thành phần này có bản chất tương tự như histamin. Đây là nhân tố hình thành nên tình trạng ngứa ngáy.
Biện pháp khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân tay
Tuy không phải là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nổi mề đay mẩn ngứa ở chân tay có thể khiến người mắc bệnh cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với đám đông bởi những vết trầy xước, da bong tróc, thậm chí là các vết thâm đen.
Để khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay chân, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh khi bệnh ở giai đoạn khởi phát. Người bệnh có thể cải thiện tình trạng bằng các phương pháp Tây y hoặc áp dụng một số mẹo vặt trong dân gian.
Điều trị bằng phương pháp Tây
Điều trị bệnh bằng thuốc là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân, bởi bản chất tiện lợi, thao tác đơn giản, tác dụng nhanh chóng. Bệnh nổi mẩn ngứa tay chân cũng không phải là một ngoại lệ.
Thông thường, thuốc chữa nổi mẩn ngứa ở tay chân thường bào chế dưới dạng thuốc uống và thuốc bôi như thuốc chống ngứa, thuốc chống viêm corticoid, thuốc giảm đau, hạ sốt (đối với các đối tượng bị sốt), thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng sinh,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm thay cho việc sử dụng thuốc.
Lưu ý, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để cải thiện các cơn ngứa ngáy ở tay chân khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Và không được sử dụng thuốc quá liều để tránh tình trạng lờn thuốc.
Mặt khác, bạn nên nói cho bác sĩ của bạn được biết tình trạng sức khỏe của bạn, các loại thuốc đang sử dụng hằng ngày.
Mẹo dân gian khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân tay
Chữa nổi mẩn ngứa ở chân tay bằng các mẹo vặt trong dân gian cũng chính là liệu pháp an toàn và hiệu nghiệm được khá nhiều người áp dụng và thành công. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng này ngay tại nhà:
Dùng cây lô hội (nha đam) cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở tay chân:
- Rửa sạch một khía lô hội tươi để rửa sạch lớp bụi bẩn;
- Cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và thái mỏng phần lớp trắng đục bên trong;
- Vệ sinh sạch sẽ tay chân bằng nước ấm rồi dùng khăn bông để lau ráo nước;
- Đắp trực tiếp lô hội nên vị trí bị tổn thương và giữ yên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.
Cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở tay chân bằng lá mướp:
- Đem 2 – 3 lá mướp tươi rửa sạch với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Tốt hơn nếu ngâm lá mướp cùng với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
- Vò nát lá mướp cùng với một ít muối hột;
- Đem lá mướp chà nát nhẹ nhàng lên vị trí ngứa ở tay chân hoặc đắp trực tiếp lên vị trí ngứa khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch;
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần/ ngày, kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Dùng gừng tươi chữa nổi mẩn ngứa tay chân:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ gừng tươi (tùy vào kích thước của từng củ);
- Đem củ gừng rửa sạch với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và đất cát;
- Cạo bỏ lớp vỏ rồi thái thành các từng lát mỏng;
- Đắp trực tiếp miếng lát gừng lên vị trí ngứa ngáy hoặc giã nát lấy nước cốt gừng để bôi trực tiếp lên da hoặc nấu nước để xông hơi.
Một số biện pháp phòng ngừa chứng nổi mẩn ngứa tay chân ngay tại nhà
Chế độ ăn uống hay lối sinh hoạt hằng ngày cũng chính là nhân tố điều khiển bệnh lý hình thành và phát triển nhanh hay chậm. Chính vì vậy, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa chân tay ngay tại nhà. Hoặc có thể tham khảo một số biện pháp được chúng tôi chia sẻ dưới đây:
- Thường xuyên vệ sinh thân thể bằng nước sạch hoặc nước ấm;
- Thường xuyên vệ sinh da tay và da chân sạch sẽ bằng nước ấm. Nếu có điều kiện bạn có thể vệ sinh tay chân bằng nước muối sinh lý mỗi tuần 3 – 4 lần;
- Nên sử dụng các loại áo thoáng mát, hạn chế mặc những trang phục gò bó gây thoát nhiều mồ hôi, đặc biệt là những ngày nắng nóng;
- Thay vì gãi để giảm thiểu các cơn ngứa, bạn có thể vỗ nhẹ trực tiếp lên vị trí ngứa hoặc vùng lân cận. Khi đó, tình trạng ngứa tạm thời được xóa bỏ;
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, hóa mỹ phẩm mà cơ thể dị ứng hoặc quá mẫn cảm;
- Không tiếp xúc với các chất hóa học. Nếu công việc của bạn buộc tiếp xúc với các loại hóa chất thì nên sử dụng một số dụng cụ bảo hộ tay chân;
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong mỗi bữa ăn;
- Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn, có thể sử dụng các loại nước ép, vừa có tác dụng bổ sung nước vừa bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng cần thiết.
Trên đây là những thông tin về vấn đề nổi mẩn ngứa ở tay chân và một số biện pháp khắc phục tình trạng trên. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm một số thông tin hữu ích.
Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế lời khuyên hay phương pháp điều trị của bác sĩ. Bạn đọc có thể tham khảo và bổ sung vào hành trang kiến thức bảo vệ sức khỏe chính mình và cả những người thân yêu.
Xem thêm: Viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh?
Tin mới nhất
- Mụn thịt dư: Trị đúng cách không lo mất thẩm mỹ
- Ức chế bằng dexamethasone
- Cách nhận biết nấm lim xanh rừng qua hình dáng mùi vị và giá cả
- Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách khắc phục
- Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ
- Bệnh viêm da là gì? Các dạng viêm da thường gặp và cách chữa hiệu quả
- Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách chữa trị
- Phương pháp điều trị 7 bệnh thường gặp ở nhũ hoa
- Nhiễm trùng máu (Nhiễm khuẩn huyết)
- Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết