10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?
Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt động, công việc hàng ngày. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm lại không tốt cho sức khỏe của bạn, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Những loại thức ăn gây ung thư dạ dày
Một nghiên cứu tại Anh được tiến hành từ năm 2007 trên 470,000 người trưởng thành ở cả nam giới và nữ giới cho thấy nhiều bệnh nhân mắc ung thư có liên quan đến một số nhóm thực phẩm mà họ thường xuyên sử dụng trong chế độ ăn hằng ngày. Những nhóm thực phẩm có nguy cơ cao mà bạn cần hạn chế sử dụng, bao gồm:
1. Các loại thịt nướng
Tiến sĩ Mia Gaudet, chuyên gia nghiên cứu dịch tễ học của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society – ACS) cho biết: “Những người ăn nhiều thịt nướng có nguy cơ tiêu thụ các hợp chất gây ung thư, được gọi là PAHs, đặc biệt là thịt nướng trên vỉ.”
- PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons) là những hợp chất sinh ra khi chế biến thịt ở nhiệt độ cao, đặc biệt là khi sử dụng chảo chiên, vỉ nướng hoặc nướng trực tiếp trên ngọn lửa. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, cá, hoặc thịt gia cầm chế biến bằng cách nướng đều có thể sinh ra PAHs. Khi các chất này vào cơ thể có thể khiến cho một số tế bào bị ảnh hưởng, làm biến đổi tế bào và có thể dẫn đến nguy cơ ung thư.
- Thịt nướng ở nhiệt độ cao còn có thể sản sinh thêm một số chất nguy hại khác. Khi nướng các loại thịt bằng than mức nhiệt 500 – 600 độ C có thể sản sinh các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA) khi mỡ động vật nhỏ xuống than. Hoạt chất này sẽ theo khói bốc ngược lên, bám vào thịt nướng, không tốt cho sức khỏe.
- Thậm chí khi nướng thịt ở nhiệt độ thấp hơn từ 80 – 100 độ C, thịt có thể chuyển hóa chất Creatin, Creatinin thành các amin thơm dị vòng. Nếu các amin này vào cơ thể, thẩm thấu qua máu sẽ dễ biến thành chất độc, gây xơ vữa động mạch, các bệnh về tim, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
2. Dưa muối
Dưa muối, các món muối chua, muối mặn là những thực phẩm lên men có lợi cho hệ tiêu hóa. Sử dụng các loại thực phẩm này giúp cung cấp nhiều lợi khuẩn cho cơ thể. Tuy nhiên các món ăn này có một lượng muối rất lớn, không có lợi cho niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, các thực phẩm như dưa muối cũng góp phần làm cho các vi khuẩn gây hại như Hp dạ dày phát triển và hoạt động mạnh hơn, nhanh chóng bào mòn niêm mạc.
Thống kê của nhiều tổ chức nghiên cứu về sức khỏe cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các thực phẩm mặn, lên men như dưa muối đối với sức khỏe hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày. Trong đó, những người thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này thường nằm trong nhóm có nguy cơ ung thư cao, nhất là ung thư dạ dày.
3. Xúc xích, thịt xông khói
Xúc xích là một trong những thực phẩm chế biến sẵn khá phổ biến ở nhiều quốc gia bởi vị ngon miệng, tiện lợi, dễ chế biến. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản, chế biến các loại xúc xích, thịt xông khói, giăm bông và một số loại thịt chế biến sẵn có thể xuất hiện sự hình thành nitrit và các hợp chất khác.
Nitrit và một số chất trong các loại thịt chế biến sẵn, xúc xích có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa như bệnh đại tràng, ung thư dạ dày. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều xúc xích, các loại thịt chế biến sẵn cũng gây khó tiêu, làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Do đó khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng là nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4. Rượu, bia, t
hức uống có cồn khác
Các loại thức uống có cồn được xem là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, hệ tiêu hóa là một trong những bộ phận trực tiếp xử lý rượu bia khi vào cơ thể. Điều này góp phần làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến dạ dày của bạn phải hoạt động nhiều hơn.
Theo khuyến cáo, chỉ nên dùng rượu bia vừa phải và không nên để việc sử dụng rượu bia trở thành thói quen gây nghiện vì sẽ rất có hại không chỉ cho hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan khác.
5. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa (Trans fats)
Những chất béo bão hòa thường có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán, các loại thức ăn nhanh, một số loại bánh,… Mặc dù có tác dụng làm cho thực phẩm ổn định hơn, nhưng các chất béo bão hòa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
PGS.Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng quốc gia cho biết nhóm chất béo bão hòa được xem là chất béo nguy hiểm nhất trong các chất béo gây hại. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ chiếm chỗ của các acid béo cần thiết, làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, thành phần này cũng góp phần làm ức chế nhiều enzyme chuyển hóa trong cơ thể. Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, chất béo chuyển hóa cũng là thủ phạm góp phần gây ra các vấn đề về tim mạch, huyết áp, đột quỵ,…
6. Thịt đỏ
Thịt đỏ là một trong những thực phẩm được tiêu thụ cực kỳ nhiều trên thế giới. Có nhiều loại thịt đỏ, bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt cừu và nhiều loại khác. Mặc dù các loại thịt đỏ cung cấp một lượng lớn năng lượng, protein, chất khoáng,… nhưng cũng kèm theo một số:
- Các chất béo bão hòa, cholesterol có hại cho cơ thể.
- Một số sắc tố trong thịt đỏ có thể dẫn đến tổn thương ADN của các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.
- Trong thịt đỏ ở một số loại gia súc nuôi lấy thịt còn có thể mang một số mầm bệnh, dư lượng thuốc, một số thành phần hóa học khác trong quá trình chăn nuôi,…
Trong các loại thịt đó, các phần lườn thăn, diềm thăn, sườn thăn thường có ít chất béo và các tạp chất hơn. Ngoài ra có thể chọn các loại nạc mông, nạc vai, phi lên, bắp, sường,… Hạn chế dùng thịt đỏ thường xuyên, ngoài ra cũng cần hạn chế dùng thịt đỏ ở một số bộ phận có nhiều mỡ.
7. Thực phẩm đóng hộp
Trong các loại hộp thiếc dùng để đóng hộp thực phẩm hầu hết đều chứa một chất có hại gọi là bisphenol – A (thường được viết tắt là BPA). BPA là một chất có thể ngấm vào trong thức ăn, đặc biệt là đối với những món ăn có tính acid, nhất là cà chua đóng hộp. Người tiếp xúc với một lượng lớn BPA có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Chính vì vậy nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp nếu không thực sự cần thiết và thay thế bằng các loại thực phẩm khác. Trường hợp cần sử dụng thực phẩm đóng hộp, bạn nên đọc kỹ thông tin trên vỏ hộp, ưu tiên sử dụng các sản phẩm được dán nhãn không chứa BPA.
8. Bỏng ngô – bắp rang bơ sử dụng lò vi sóng
Bỏng ngô khi rang bằng máy tạo bỏng ngô thì hầu như không có hại. Tuy nhiên khi làm bỏng ngô bằng lò vi sóng tại nhà có thể làm cho các lớp hóa học trên bỏng ngô chuyển hóa thành acid perfluorooctanoic (PFOA). Đây là một hợp chất nguy hiểm có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày và nhiễu bệnh ung thư khác như gan, tinh hoàn, thận, bàng quang,… Do đó chỉ nên sử dụng bỏng ngô bằng máy làm bỏng ngô chuyên dụng, không nên tự làm bỏng ngô bằng lò vi sóng tại nhà.
9. Thức uống nóng
Các loại thức uống nóng từ 140 độ F (khoảng 60 độ C) cho đến 160 độ F (khoảng 70 độ C) được cho là có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Tuy không gây ra ung thư trực tiếp nhưng nhiệt độ cao có thể góp phần làm cho lớp lót niêm mạc bị thương tổn, hư hỏng các mô niêm mạc. Khi niêm mạc bị tổn thương có thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ bên ngoài, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Những thương tổn tại niêm mạc này có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có nguy cơ ung thư. Chính vì vậy, nên sử dụng các loại thức uống ấm, không quá nóng hoặc dùng các thức uống mát để hạn chế nguy cơ tổn thương, mắc cac bệnh liên quan đến dạ dày.
10. Thức uống có gas, soda
Các loại thức uống có gas, soda được xem là nhóm thức uống tiện lợi, ngon miệng nhưng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, thức uống có gas có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh hô hấp, các bệnh về chuyển hóa như hen suyễn, các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
Trong thành phần của các loại thức uống có gas chứa một loạt hóa chất có hại như:
- Hoạt chất sodium benzoate.
- Hoạt chất acid phosphoric.
- Hàm lượng Fructose cao.
- Các chất gây rối loạn nội tiết như bisphenol A.
- Và nhiều hoạt chất khác có hại cho sức khỏe.
Tin mới nhất
- Công dụng chữa bệnh của Ý dĩ
- Kinh nghiệm điều trị HẾT gan nhiễm mỡ chỉ sau 3 tháng của nữ trưởng phòng 9x
- Yến huyết là gì? Tại sao lại có màu đỏ và hàm lượng dinh dưỡng ra sao
- Nấm lim xanh thật giả cách phân biệt chọn mua nấm lim xanh rừng
- Viêm mạch bạch huyết
- Viêm vùng chậu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
- Huyết trắng có mủ điều trị như thế nào?
- Liệt dương vĩnh viễn vì những lý do không thể ngờ
- Viêm amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa hiệu quả
- Cẩn trọng nấm lim xanh giả và các dược liệu trôi nổi trên thị trường