Lá trầu không chữa đau dạ dày – Lời giải đáp từ chuyên gia
Lá trầu không chữa đau dạ dày là một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu. Công dụng mà loại lá này mang lại là vấn đề không còn phải bàn cãi nhưng sử dụng như thế nào cho đúng? ng? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về vấn đề này.
Lá trầu không chữa đau dạ dày có hiệu quả không?
Trong Đông Y, lá trầu không được dùng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có dạ dày. Cụ thể, lá trầu không chữa đau dạ dày vừa đem đến hiệu quả cao lại không gây ra biến chứng.
Dưới đây là một số lợi lợi ích mà loại lá này mang lại đối với căn bệnh đau dạ dày:
Giảm tình trạng khó tiêu
Khó tiêu là một trong những triệu chứng cơ bản nhất của bệnh đau dạ dày. Thức ăn không tiêu hóa được hết lưu lại trọng dạ dày tạo cảm giác vô cùng khó chịu.
Sử dụng lá trầu không không chỉ cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng, điều hòa hoạt động của ruột, giúp ruột hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Các chất thải bên trong ruột cũng nhanh chóng được đẩy ra ngoài.
Làm giảm cơn đau do viêm dạ dày
Trong lá trầu không có chứa các chất chống oxy hóa với khả năng cân bằng độ pH, loại bỏ các gốc tự do. Từ đó quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn.
Sử dụng lá trầu không mỗi ngày, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm, cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu cảm thấy đau, bạn chỉ cần lấy một chiếc lá trầu không và nhai là xong, cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi.
Điều trị táo bón
Khi bị đau dạ dày cấp tính, tình trạng táo bón là vấn đề không thể tránh khỏi. Đau dạ dày càng nặng thì tỷ lệ mắc chứng táo bón ngày càng cao. Vậy nên điều quan trọng nhất là phải tìm cách điều trị chứng đau dạ dày.
Trong lá trầu không có chứa chất chống oxy hóa có khả năng duy trì nồng độ pH trong cơ thể. Từ đó hệ tiêu hóa được điều hòa, ngăn chặn tình trạng táo bón.
Chữa chứng đầy hơi
Công dụng cuối cùng của lá trầu không là điều trị chứng đầy hơi. Khi bạn cảm thấy cơ thể khó chịu như đau ngực, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi… có nghĩa là bạn đã mắc phải chứng bệnh trào ngược thực quản dạ dày.
Lá trầu không chính là vị thuốc cứu tinh ngay lúc này. Lá có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ các gốc tự d
o và cân bằng hàm lượng acid trong dạ dày, dịch tiết ra ít hơn. Các tinh chất có trong lá trầu không kích thích quá trình giãn nở và co thắt cơ vòng ngăn chặn trào ngược dạ dày, giảm đau và giảm đầy hơi.
TOP cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không
Lá trầu không chỉ phát huy được tác dụng khi sử dụng đúng cách. Theo đó 2 cách phổ biến nhất là uống nước và ăn trực tiếp. Người mắc nhiều bệnh cùng một lúc khi chữa dạ dày bằng lá trầu không cần phải hỏi xin tư vấn của các bác sĩ.
Đun nước trầu không để uống
Phương pháp đun lá trầu không chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Chỉ cần mất tầm 30 phút là bạn đã có thể hoàn thành loại đồ uống này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Lá trầu không: 5 lá
- Nước lọc
- Dụng cụ: Bếp, ấm đun, cốc…
Các bước cần chuẩn bị
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không sau đó ngâm nước muối tầm 15 phút, vớt ra để cho ráo nước.
- Bước 2: Vò nát lá và đổ vào ấm đun nước.
- Bước 3: Đổ nước chừng ¾ ấm sau đó đặt lên bếp đun với lửa vừa phải. Thời gian đun tầm khoảng 15 phút.
- Bước 4: Tắt bếp và để nước nguội sau đó rót ra cốc. Mỗi ngày bạn uống một cốc nước lá trầu không sau ăn trưa tầm 1 tiếng. Chỉ sau 1 tháng, bệnh dạ dày của bạn sẽ giảm rõ rệt.
Đắp lá trầu không lên bụng
Đắp lá trầu không lên bụng là một phương pháp hiệu quả nhưng nhiều người vẫn còn hoài nghi về công dụng thật sự của nó. Theo các chuyên gia, đắp lá trầu không không chỉ giúp điều hòa khí huyết, giảm triệu chứng khó tiêu mà còn giúp bệnh dạ dày nhanh khỏi hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Lá trầu không: 10 lá
- Muối ăn
- Nước sạch
Các bước tiến hành
- Bước 1: Lá trầu không sau khi mua về đem rửa sạch và ngâm nước muối. Sau 15 phút thì vớt lá ra để ráo nước.
- Bước 2: Chuẩn bị cối, đem lá trầu khâu giã với muối ăn loại hạt to. Nếu có máy xay sinh tố có thể dùng cũng được.
- Bước 3: Dùng lá trầu không sau khi giã đắp trực tiếp lên vùng bụng mà dạ dày bị đau, xoa nhẹ để làm giảm triệu chứng khó tiêu.
Đắp lá trầu không lên vùng bụng cần thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để đem đến hiệu quả tốt nhất.
Ăn trực tiếp lá trầu không
Nếu bạn là người bận rộn không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân thì cũng nên dành ít phút ăn lá trầu không đảm bảo bệnh dạ dày sẽ thuyên giảm. So với 2 cách làm trên thì phương pháp này đơn giản nhất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Lá trầu không: 2 lá
- Nước sạch
Các bước thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không với nước. Cho một ít muối vào nước tiếp tục ngâm lá tầm 15 phút rồi mới vớt ra để ráo.
- Bước 2: Nhai sống 2 lá trầu không mỗi ngày để điều trị bệnh đau dạ dày. Một lưu ý nhỏ khi chọn lá trầu không đó là nên chọn lá non không già khi ăn sẽ ít đắng hơn.
Thận trọng khi dùng lá trầu khâu chữa dạ dày
Bệnh đau dạ dày cần điều trị lâu dài mới có khỏi. Song khi điều trị xong mà bạn không biết cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ tỷ lệ tái phát là rất cao. Chính vì vậy khi sử dụng lá trầu không chữa đau dạ dày tại nhà cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Trong c
ách chữa dạ dày bằng lá trầu không, người bệnh cần phải có sự kiên trì không nên quá nóng vội. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất, các cơn đau mới có thể thuyên giảm. - Học cách xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, lối sống tích cực để ngăn bệnh tái phát.
- Tham gia tập luyện thể dục thể thao đều đặn đồng thời bổ sung thêm nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả.
- Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm có vị chua, cay, nóng sẽ gây nên các vết loét trên dạ dày.
- Khi thực hiện cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không tuyệt đối không được bỏ bữa nhất là bữa sáng. Thay vào đó hãy nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nên uống nước ấm.
- Khi bị đau dạ dày không nên mang vác các loại đồ vật có trọng lượng nặng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh.
- Không sử dụng chất kích thích, rượu hay bia… để ngăn quá trình sản sinh ra dịch tiết dạ dày.
Sử dụng lá trầu không có gây nên tác dụng phụ không?
Cách chữa bệnh dạ dày bằng lá trầu không vừa đơn giản lại giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian. Trầu không là loại dược liệu có nguồn gốc từ nhiên, khi sử dụng hoàn toàn không để lại biến chứng, không gây nên tác dụng phụ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Trầu không kháng khuẩn, chứa nhiều khoáng chất, vitamin… có tác dụng làm lành vết thương.
Đã có rất nhiều ca bệnh thành công nhờ việc sử dụng lá trầu không. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh này đều được phát hiện sớm, biểu hiện bệnh lý mới chỉ ở cấp độ 1.
Lúc này bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách làm kể trên để thực hiện tại nhà đem lại kết quả cao. Chỉ nên chọn một công thức làm duy nhất không kết hợp 2, 3 công thức cùng lúc sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp gây phản tác dụng.
Lá trầu không chữa đau dạ dày rất hiệu quả. Chính vì vậy, bạn có thể áp dụng các cách làm trên để các triệu chứng bệnh nhanh chóng được cải thiện. Chữa dạ dày là phải kiên trì, ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học bệnh vừa chóng lành mà lại không bị tái phát trở lại.
Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng khi bạn đang ở trong giai đoạn đầu, các cấp độ như loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày cần phải có sự can thiệp của bác sĩ và một số phương pháp chữa bệnh chuyên dụng khác. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, căn bệnh dạ dày sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh Thanh Hóa là nấm gì và giá nấm lim xứ Thanh bao tiền
- Những người tôi muốn cắn
- Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Bàn chân phẳng
- Các loại xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý
- Loại bỏ rụng tóc tại nhà không lo dịch Covid bằng thảo dược tự nhiên [Bác sĩ tư vấn từ A – Z]
- Top 10 dầu gội trị á sừng tốt nhất hiện nay, người bị á sừng da đầu cần biết
- Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử
- Tìm hiểu về Sâm tươi Hàn Quốc
- 11+ Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, chi phí thấp