Giải pháp “vàng” đẩy lùi bệnh thấp khớp hiệu quả từ thảo dược

Thấp khớp là căn bệnh tự miễn khá phổ biến, gây ra các triệu chứng đau nhức, khô khớp khiến bệnh nhân vận động khó khăn. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới biến chứng gây ra tàn phế vĩnh viễn. Để có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả, cùng lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc).

Bệnh thấp khớp là gì? Có biến chứng nguy hiểm không?

Theo Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (nguyên Trưởng khoa khám bệnh tại Bệnh viện YHCT TƯ): Thấp khớp là căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể, nên được xếp vào chứng bệnh tự miễn. Căn bệnh này được gọi tên tiếng Anh là Rheumatoid Arthritis. Bệnh gây ra các tác động xấu tới cơ bắp và xương khớp, khiến người bệnh đau nhức, gặp khó khăn trong vận động.

Thấp khớp là căn bệnh nguy hiểm

Dựa vào tác động của bệnh, có thể xếp bệnh thấp khớp thành 2 loại:

  • Bệnh thấp khớp gây ảnh hưởng tới khớp: Bao gồm các chứng bệnh như gout, lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm đốt sống.
  • Bệnh thấp khớp gây ảnh hưởng tới các mô mềm.

Dựa vào tình trạng, tính chất của bệnh, có thể xếp thấp khớp thành dạng cấp tính và mãn tính.

  • Thấp khớp cấp tính do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra. Bệnh thường dẫn tới đa tổn thương tại nhiều bộ phận khác nhau như khớp, thận, da, thần kinh, tim…
  • Thấp khớp mãn tính gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp, khô khớp kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục.

Bệnh thấp khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và nguy cơ tàn phế suốt đời. Những biến chứng mà bệnh nhân thấp khớp có thể gặp phải là:

  • Biến chứng xương, khớp: loãng xương, biến dạng khớp, hội chứng ống cổ tay, nguy cơ tàn phế.
  • Biến chứng khác: vấn đề tim mạch, bệnh phổi, ung thư hạch bạch huyết, cấu tạo các bộ phận cơ thể bất thường.

Nhận diện những triệu chứng bệnh thấp khớp thường gặp

Bệnh nhân thấp khớp có thể cảm nhận rõ ảnh hưởng của bệnh thông qua những dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Các khớp cứng và khô. Triệu chứng này nặng hơn vào buổi sáng, đặc biệt khi mới ngủ dậy và sau khi vận động, lao động. Trường hợp nặng cứng khớp có thể diễn ra suốt cả ngày khiến người bệnh mệt mỏi.
  • Các khớp xương có thể sưng, cảm giác nóng, khớp yếu.
  • Cơ thể mệt mỏi rã rời, người bệnh thường bị giảm cân, một số có thể sốt.
  • Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách có thể xuất hiện biến dạng khớp.
Bệnh thấp khớp có những dấu hiệu điển hình

Bệnh thấp khớp khi mới khởi phát thường tác động tới các khớp nhỏ trước như khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp bàn tay… Dần dần khi bệnh nặng hơn, ảnh hưởng của bệnh sẽ lan tới các khớp lớn như khuỷu tay, khớp vai, hông, khớp đầu gối, mắt cá chân… Thấp khớp thường diễn tiến song song cả hai bên cơ thể. Không chỉ gây tác động xấu tới các khớp, căn bệnh này còn ảnh hưởng tới cả những cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, mô thần kinh, mắt, da…

Nguyên nhân thấp khớp do nhiều yếu tố khác nhau gây ra

Bệnh thấp khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có những yếu tố chủ yếu như:

  • Độ tuổi: Khi tuổi tác ngày càng cao, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thấp khớp. Thống kê gần đây cho thấy có tới hơn một nửa số người mắc bệnh thấp khớp trong độ tuổi từ 60 trở lên.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thấp khớp. Nghiên cứu cho thấy rằng, nếu trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ mắc bệnh thấp khớp thì con cháu của họ cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
  • Hút thuốc: Khói thuốc lá gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa thói quen hút thuốc là và bệnh thấp khớp. Theo đó, những người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 21% so với người bình thường.
  • Nghề nghiệp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh thấp khớp. Những người làm công việc thường xuyên phải cúi người, mang vác nặng, những người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc trừ sâu, acetone, xăng dầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn tới 30%.
  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe xương khớp. Việc ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.

Chữa bệnh thấp khớp cách nào hiệu quả nhất

Hiện nay để điều trị bệnh thấp khớp có rất nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là Tây y, Đông y hoặc sử dụng mẹo dân gian.

Bệnh thấp khớp và các cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng Tây y – Chú trọng điều trị triệu chứng

Tây y là phương pháp phổ biến thường được người bệnh tìm đến đầu tiên để chữa bệnh thấp khớp. Tây y chú trọng vào điều trị triệu chứng, giảm các cơn đau khớp, khô khớp cho bệnh nhân. Tùy vào tình mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo các hướng khác nhau.

Điều trị bằng thuốc:

Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng cho các bệnh nhân thấp khớp như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc tăng cường dinh dưỡng cho khớp.

Vật lý trị liệu:

Vật lý trị liệu thường được áp dụng song song với việc sử dụng thuốc. Phương pháp này sử dụng các bài tập, kết hợp massage xoa bóp và hỗ trợ của máy móc để giúp giảm đau khớp và tăng cường khả năng vận động của khớp.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật chỉ được sử dụng trong trường hợp có biến chứng nặng về xương khớp gây ra bởi bệnh thấp khớp. Đây thường là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp khác cũng ko mang lại hiệu quả. Việc phẫu thuật tiêu tốn khá nhiều chi phí và luôn có tỉ lệ rủi ro nhất định.

Mẹo dân gian chữa bệnh thấp khớp – Hiệu quả không cao

Dân gian cũng lưu truyền khá nhiều các bài thuốc từ cây cỏ tự nhiên để chữa bệnh thấp khớp. Tuy nhiên, các bài thuốc này thường được bệnh nhân tự làm tại nhà, không có định lượng cụ thể và không có phương pháp bào chế chính xác. Mặt khác các loại cây cỏ tự nhiên dù có công dụng với bệnh xương khớp, nhưng nếu chỉ sử dụng đơn lẻ theo ước lượng tương đối thì không mang lại hiệu quả cao. Do đó mẹo dân gian chủ yếu chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng khó chịu của bệnh mà thôi.

Mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng để điều trị bệnh thấp khớp

Chữa thấp khớp bằng bài thuốc Nam, Đông y – An toàn, hiệu quả cao

Hiện nay rất nhiều người tin tưởng tìm đến cách chữa thấp khớp bằng y học cổ truyền. Phương pháp điều trị này sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần thảo dược tự nhiên nên rất lành tính, không gây hại cho sức khỏe, không tổn thương dạ dày như nhiều loại kháng sinh hoặc tân dược khác.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương: “Trong Đông y, bệnh thấp khớp sinh ra là do sự tắc nghẽn khí huyết, chức năng phủ tạng kém, gây ứ đọng, không thông, dẫn tới sưng đau, cứng khớp. Do đó để điều trị hiệu quả cần chú trọng bồi bổ phủ tạng, khai thông khí huyết, nâng cao thể trạng.”

Từ nguyên lý này, Đông y chú trọng tạo cơ chế tác động kép, điều trị vào căn nguyên bên trong của bệnh nên mang lại hiệu quả cao. Mặc dù các bài thuốc nam không lại hiệu quả tức thì mà đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, khi các vị thuốc đã có đủ thời gian thẩm thấu vào bên trong cơ thể và phát huy tác dụng thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

Hoạt huyết phục cốt hoàn – Giải pháp Đông y đánh bay thấp khớp từ căn nguyên

Nắm rõ nguyên lý chữa bệnh của Đông y, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu đề tài “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị thấp khớp”. Cùng với đó, tiến hành khảo sát hơn 100 bài thuốc dân tộc, đặc biệt là bài thuốc cổ của người Dao, để tìm kiếm các cách kết hợp dược liệu hiệu quả. Bằng sự nỗ lực to lớn, các chuyên gia đã bào chế ra bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn thang chuyên trị các chứng bệnh thấp khớp, viêm đau khớp. Sự ra đời của bài thuốc đã mang đến giải pháp “cứu cánh” hiệu quả cho các bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp.

Cơ chế tác động kép đẩy lùi thấp khớp từ căn nguyên

Nắm rõ nguyên lý điều trị của Đông y, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã bào chế Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang với 3 chế phẩm:

  • Phong thấp hoàn

Thành phần: Phòng phong, quế chi,hoàng cầm, vương cốt đằng, xuyên quy, ngưu tất, cẩu tích, hy thiêm, mộc qua, đỗ trọng, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý hiếm.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giảm đau, giải độc, hóa thấp, thông kinh lạc, sơ phong.

  • Bổ thận hoàn

Thành phần: Đương quy, nhũ hương, xuyên khung, ý dĩ, bạch linh, bạch thược, quế thanh, thương truật, trạch tả,… và nhiều thảo dược quý.

Tác dụng: Khu phong, trừ thấp,tán hàn, sơ thông kinh lạc, bổ can thận, hỗ trợ kiện tỳ, mạnh gân cốt, đồng thời dưỡng âm, ích khí, và bồi bổ khí huyết.

  • Giải độc hoàn

Thành phần: Bồ công anh, hồng hoa, kim ngân cành, ké đầu ngựa, đơn đỏ, hồng xanh, bạc sau, vỏ gạo, nhân trần, rau má,… và nhiều thảo dược khác.

Tác dụng: Có tác dụng như loại kháng sinh đông y, giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm bổ huyết, mát gan, giảm phù nề.

Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân thấp khớp

Với 3 chế phẩm trong một bài thuốc, Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang mang đến phác đồ điều trị toàn diện, tạo ra tác động kéo đẩy lùi bệnh thấp khớp từ tận căn nguyên gây bệnh bên trong. Đồng thời bồi bổ ngũ tạng, tăng cường thể trạng và sức khỏe xương khớp nhờ đó hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh.

Thành phần thảo dược sạch 100%, an toàn cho sức khỏe

Hoạt huyết Phục cốt hoàn là bài thuốc nam được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên. Các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu, lựa chọn thảo dược từ khắp cả nước. Qua quá trình khảo sát và thực tế thu hái dược liệu, Trung tâm Thuốc dân tộc đã quyết định phát triển vùng dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại các tỉnh thành mà thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt phù hợp với từng loại dược liệu nhất định. Đến nay, Trung tâm đã phát triển được hàng trăm hecta vườn dược liệu sạch tại Hải Dương, Hòa Bình, Hưng Yên… Nhờ đó, hoàn thành mục tiêu tự cung ứng hoàn toàn dược liệu cho các bài thuốc, đảm bảo chất lượng cao nhất đến tay người bệnh.

Chủ dược hầu vĩ tóc – Phát hiện đột phá cho ra đời Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2

Bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang khi đưa vào điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã mang lại những kết quả đáng mừng, giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát nỗi ám ảnh thấp khớp. Dù vậy, các chuyên gia vẫn chưa thực sự hài lòng với hiệu quả và thời gian điều trị b
ằng bài thuốc này.

Không quản ngại xa xôi, các chuyên gia đã tìm lên tận các bản làng của núi rừng Tây Bắc để kiếm tìm vị thuốc quý. Thành quả của những nỗ lực ấy là sự phát hiện vị thuốc Hầu vĩ tóc. Đây được coi là bước phát hiện có tính đột phá, bởi hầu vĩ tóc có rất nhiều công dụng với bệnh xương khớp. Nghiên cứu cho thấy, Hầu vĩ tóc chứa 12 hoạt chất có khả năng tái tạo nguyên bào xương người, đồng thời kích thích sản sinh dịch khớp và phục hồi khớp tổn thương hiệu quả.

Cùng với Hầu vĩ tóc, các chuyên gia cũng thêm vào Na rừng, Hy thiêm, Gối gạc, Phòng phong… để tạo nên Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2. Đồng thời, bào chế dưới dạng viên hoàn cứng tiện dụng, người bệnh không cần đun sắc mất thời gian mà có thể uống ngay.

Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2 đã trải qua nhiều thử nghiệm, kiểm tra gắt gao để được chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành toàn quốc theo quyết định số 3821/2018/ATTP-XNCB của Bộ y tế.

Sản phẩm dạng viên hoàn cứng tiện dụng
  • Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong ngành YHCT

Khi tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bệnh nhân sẽ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh thấp khớp bởi các chuyên gia hàng đầu, nhưng bác sĩ vững vàng chuyên môn và giàu kinh nghiệm nhất trong ngành YHCT. Trong đó có các bác sĩ nổi tiếng như:

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc phụ trách chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TƯ.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Cố vấn chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa nội – Bệnh viện YHCT TƯ.
  • Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Trung tâm kỹ thuật cao Bệnh viện YHCT TƯ
  • Cùng nhiều bác sĩ và chuyên gia hàng đầu khác…

Không chỉ thực hiện công tác khám chữa bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc còn là nơi nghiên cứu và lưu giữ hàng trăm bài thuốc cổ phương quý giá. Bằng những cống hiến cho nền y học nước nhà, Trung tâm đã vinh dự dành được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý.

Bệnh thấp khớp kiêng ăn gì và chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nói chung và tiến triển của bệnh thấp khớp nói riêng. Với những bệnh nhân thấp khớp, cần chú trọng yếu tố dinh dưỡng để giúp phục hồi sức khỏe của khớp xương và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

Bệnh thấp khớp kiêng ăn gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, bệnh nhân thấp khớp nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các loại nội tạng bởi chúng làm tăng mỡ trong máu. Điều này sẽ kích thích phản ứng viêm tại các khớp, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân thấp khớp cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm muối chua (dưa muối, cà muối), các đồ ăn nhanh (xúc xích, khoai tây chiên…) và nên tránh xa các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá).

Bệnh nhân thấp khớp cần thận trọng khi ăn uống

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế, bệnh nhân thấp khớp nên chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để nuôi dưỡng sụn khớp, kích thích sản sinh dịch nhầy khớp. Một số loại thực phẩm mà bệnh thấp khớp nên ăn là:

  • Các loại cá
  • Rau lá xanh: rau bina, cải xoăn…
  • Đậu nành
  • Các loại hoa quả
  • Sữa tươi
  • Ngũ cốc nguyên hạt.

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân luôn được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống bằng những tài liệu, cẩm nang hữu ích. Để được tư vấn thêm về tình trạng thấp khớp và phác đồ điều trị thích hợp nhất, bệnh nhân nên tới trực tiếp Trung tâm để được các chuyên gia hàng đầu thăm khám.

Có thể bạn muốn biết:

  • Cây gối hạc trị thấp khớp, viêm khớp cực hay
  • Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến

Xem thêm: Suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!