Những yếu tố nguy cơ nào khiến bạn dễ bị cảm lạnh

Cảm lạnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc và học tập của bạn. Chưa kể, bạn còn phải đối mặt với cảm giác khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra trong vài ngày cho đến một tuần. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Thế nhưng, liệu bạn có biết yếu tố nào khiến mình dễ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc và học tập của bạn. Chưa kể, bạn còn phải đối mặt với cảm giác khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra trong vài ngày cho đến một tuần. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Thế nhưng, liệu bạn có biết yếu tố nào khiến mình dễ bị cảm lạnh?

Sẽ rất may mắn nếu bạn phải vắt óc suy nghĩ để cố nhớ ra lần cuối cùng mình bị cảm lạnh là khi nào. Vì phần lớn chúng ta thường mắc phải tình trạng này từ 2 đến 4 lần mỗi năm. Đây là con số chung phổ biến đối với nhiều người, nhưng một vài yếu tố có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Hãy cùng Hello Bacsi khám phá những yếu tố nguy cơ này nhé.

Mùa

Virus gây bệnh có xu hướng phát triển mạnh hơn vào những tháng thời tiết lạnh, chẳng hạn như mùa thu, mùa đông hay là mùa mưa. Chúng có thể dễ dàng lây lan thông qua các hành động như ho, hắt hơi, chạm vào các đồ vật dùng chung hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Nguy cơ lây lan sẽ đặc biệt tăng trong những mùa này, vì chúng ta thường dành nhiều thời gian để hoạt động trong nhà hơn là ngoài trời, dẫn đến khả năng tiếp xúc gần gũi hơn với những người xung quanh. Điều kiện khí hậu cũng có thể khiến cho các triệu chứng cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như không khí khô có thể làm khô màng nhầy ở mũi và cổ họng, làm nặng hơn tình trạng nghẹt mũi và đau rát họng.

Tuổi tác

Trẻ em dưới 6 tuổi có nhiều nguy cơ bị cảm lạnh thông thường, lý do bởi vì hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển đầy đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây hại. Không những thế, ở môi trường mẫu giáo, trẻ nhỏ thường vui đùa và tiếp xúc gần với các bạn, đồng thời bé cũng khó duy trì thói quen rửa tay thường xuyên hoặc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho việc trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh hơn người lớn.

Không chỉ trẻ nhỏ, người già trên 65 tuổi cũng có nguy cơ bị cảm lạnh tương đối cao do hệ miễn dịch của họ đã bắt đầu suy yếu. Các triệu chứng cũng thường kéo dài hơn ở những đối tượng này.

Sẽ rất may mắn nếu bạn phải vắt óc suy nghĩ để cố nhớ ra lần cuối cùng mình bị cảm lạnh là khi nào. Vì phần lớn chúng ta thường mắc phải tình trạng này từ 2 đến 4 lần mỗi năm. Đây là con số chung phổ biến đối với nhiều người, nhưng một vài yếu tố có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Hãy cùng Hello Bacsi khám phá những yếu tố nguy cơ này nhé.

Mùa

Virus gây bệnh có xu hướng phát triển mạnh hơn vào những tháng thời tiết lạnh, chẳng hạn như mùa thu, mùa đông hay là mùa mưa. Chúng có thể dễ dàng lây lan thông qua các hành động như ho, hắt hơi, chạm vào các đồ vật dùng chung hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Nguy cơ lây lan sẽ đặc biệt tăng trong những mùa này, vì chúng ta thường dành nhiều thời gian để hoạt động trong nhà hơn là ngoài trời, dẫn đến khả năng tiếp xúc gần gũi hơn với những người xung quanh. Điều kiện khí hậu cũng có thể khiến cho các triệu chứng cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như không khí khô có thể làm khô màng nhầy ở mũi và cổ họng, làm nặng hơn tình trạng nghẹt mũi và đau rát họng.

Tuổi tác

Trẻ em dưới 6 tuổi có nhiều nguy cơ bị cảm lạnh thông thường, lý do bởi vì hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển đầy đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây hại. Không những thế, ở môi trường mẫu giáo, trẻ nhỏ thường vui đùa và tiếp xúc gần với các bạn, đồng thời bé cũng khó duy trì thói quen rửa tay thường xuyên hoặc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho việc trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh hơn người lớn.

Không chỉ trẻ nhỏ, người già trên 65 tuổi cũng có nguy cơ bị cảm lạnh tương đối cao do hệ miễn dịch của họ đã bắt đầu suy yếu. Các triệu chứng cũng thường kéo dài hơn ở những đối tượng này.

Thiếu ngủ là yếu tố khiến bạn dễ bị cảm lạnh

Đây là yếu tố mà có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ không nghĩ đến. Trên thực tế, tình trạng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. Việc ngủ đủ giấc sẽ giữ cho hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể hoạt động bình thường, qua đó giúp hạn chế bớt nguy cơ bị cảm lạnh thông thường cũng như là các bệnh lý khác.

Dù bận rộn thế nào, bạn cũng nên cố gắng ngủ đủ giấc, hầu hết người lớn cần ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Thanh thiếu niên cần 9 đến 10 giờ, trong khi trẻ em ở độ tuổi đi học có thể cần ngủ 10 giờ hoặc hơn.

Căng thẳng

Trong cuộc sống hằng ngày, việc gặp căng thẳng là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế hết mức các tình huống có thể gây căng thẳng. Theo như các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ, căng thẳng tâm lý cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn dễ bị cảm lạnh.

Họ cho rằng, căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hormone cortisol, một hormone có liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể. Khi bạn căng thẳng, cortisol có thể trở nên kém hiệu quả trong việc điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể đối với virus cảm lạnh. Vì thế, các triệu chứng sẽ dễ dàng phát triển và biểu hiện ra bên ngoài.

Hút thuốc và hút thuốc thụ động

Sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe hệ miễn dịch nói riêng đều sẽ bị ảnh hưởng bởi việc hút thuốc, dù là chủ động hay thụ động. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi hút thuốc lá là một trong các yếu tố khiến bạn dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm các loại virus khác.

Thiếu ngủ là yếu tố khiến bạn dễ bị cảm lạnh

Đây là yếu tố mà có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ không nghĩ đến. Trên thực tế, tình trạng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. Việc ngủ đủ giấc sẽ giữ cho hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể hoạt động bình thường, qua đó giúp hạn chế bớt nguy cơ bị cảm lạnh thông thường cũng như là các bệnh lý khác.

Dù bận rộn thế nào, bạn cũng nên cố gắng ngủ đủ giấc, hầu hết người lớn cần ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Thanh thiếu niên cần 9 đến 10 giờ, trong khi trẻ em ở độ tuổi đi học có thể cần ngủ 10 giờ hoặc hơn.

Căng thẳng

Trong cuộc sống hằng ngày, việc gặp căng thẳng là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế hết mức các tình huống có thể gây căng thẳng. Theo như các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ, căng thẳng tâm lý cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn dễ bị cảm lạnh.

Họ cho rằng, căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hormone cortisol, một hormone có liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể. Khi bạn căng thẳng, cortisol có thể trở nên kém hiệu quả trong việc điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể đối với virus cảm lạnh. Vì thế, các triệu chứng sẽ dễ dàng phát triển và biểu hiện ra bên ngoài.

Hút thuốc và hút thuốc thụ động

Sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe hệ miễn dịch nói riêng đều sẽ bị ảnh hưởng bởi việc hút thuốc, dù là chủ động hay thụ động. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi hút thuốc lá là một trong các yếu tố khiến bạn dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm các loại virus khác.

Bên cạnh đó, việc hít phải khói thuốc lá đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại có thể gây kích ứng niêm mạc hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các triệu chứng bệnh.

Trẻ em và những người sống cùng với người hút thuốc đặc biệt có nhiều khả năng mắc các bệnh hô hấp nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phế quản và viêm phổi. Các tình trạng này có thể là biến chứng từ cảm lạnh thông thường.

Yếu tố khiến bạn dễ bị cảm lạnh: Hệ miễn dịch suy yếu

Một yếu tố khác có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn đó là hệ thống miễn dịch suy yếu, thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị AIDS, vừa được hóa trị liệu ung thư hoặc cấy ghép nội tạng.

Ngoài ra, các tình trạng và bệnh lý khác cũng có thể khiến hệ miễn dịch cơ thể khó chống lại bệnh tật hoặc làm trầm trọng hơn các biểu hiện cảm lạnh, trong đó có thể kể đến như quá trình mang thai, bệnh hen suyễn, bệnh tim, đái tháo đường hoặc một số bệnh liên quan đến thần kinh.

Như vậy, sau khi biết được các yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn dễ bị cảm lạnh, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và giảm bớt khả năng mắc bệnh cho bản thân hay những người xung quanh. Bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách giữ vệ sinh tốt, ngủ đủ giấc, giảm thiểu căng thẳng, ngừng hút thuốc và tránh xa khói thuốc. Quan trọng nhất là nên rửa tay thường xuyên, chú ý sử dụng khăn giấy hoặc tay để che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn mì gói được không?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!