Bật mí bí mật tuổi dậy thì: Bí quyết để con dậy thì thành công
Kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, vòng 1 tăng nhanh… là những vấn đề thường thấy ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu không thật sự hiểu thì trẻ sẽ đối mặt với vô vàn sự hoang mang và lúng túng.
Kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, vòng 1 tăng nhanh… là những vấn đề thường thấy ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu không thật sự hiểu thì trẻ sẽ đối mặt với vô vàn sự hoang mang và lúng túng.
Bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến con bạn vô cùng lo lắng. Bé bắt đầu có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Vậy bố mẹ nên đồng hành cùng con như thế nào để trẻ dễ dàng vượt giai đoạn “ẩm ương” này và dậy thì thành công?
Dậy thì là gì và bắt đầu từ khi nào?
Dậy thì là khoảng thời gian trẻ bắt đầu trưởng thành về mặt tình dục với đặc trưng là những thay đổi về tâm sinh lý, hoàn thiện khả năng sinh sản và đặc điểm giới tính thứ cấp (dấu hiệu trưởng thành, chẳng hạn như sự tăng trưởng lông mu).
Mỗi trẻ sẽ dậy thì ở những độ tuổi khác nhau. Tuổi dậy thì của bé gái thường là từ 10 đến 14, còn ở bé trai là từ 12 – 16 tuổi. Ngày nay, con gái thường dậy thì sớm hơn trước, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng môi trường và dinh dưỡng.
Dấu hiệu của tuổi dậy thì
Dấu hiệu dậy thì ở nữ
Dấu hiệu dậy thì ở bé gái rõ nét nhất là ngực bắt đầu phát triển. Đầu vú to ra và mềm, một bên vú bắt đầu phát triển trước một vài tháng so với bên còn lại. Lông mu bắt đầu xuất hiện cùng lông trên chân và cánh tay.
- Vòng 1 phát triển và trở nên đầy đặn hơn
- Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên trong khoảng hai năm sau khi bắt đầu dấu hiệu dậy thì đầu tiên
- Lông mu trở nên thô và xoăn
- Xuất hiện lông ở vùng dưới cánh tay và một số bộ phận khác như ria mép
- Đổ mồ hiều, xuất hiện mùi cơ thể
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Âm đạo bắt đầu tiết dịch màu trắng, ẩm ướt và nhạy cảm hơn bình thường
- Chiều cao tăng nhanh, bé gái có thể tăng từ 5 – 7,5cm trong 1 – 2 năm
- Thay đổi vóc dáng, tăng cân, mỡ xuất hiện nhiều dọc trên cánh tay, đùi và lưng; hông tròn và vòng eo dần bị thu hẹp.
Sau khoảng 4 năm, bé gái dậy thì thành công sẽ có những dấu hiệu như vòng 1 đầy đặn, lông mu lan ra đùi trong, bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ, ngừng phát triển chiều cao.
Dấu hiệu dậy thì ở nam
Dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam thường là tinh hoàn lớn hơn trước, da bìu bắt đầu mỏng và đỏ lên. Lông mu bắt đầu xuất hiện tại gốc dương vật.
- Dương vật và tinh hoàn phát triển, bìu dần dần trở nên tối màu hơn
- Lông mu trở nên dày và xoăn
- Lông nách bắt đầu phát triển
- Đổ mồ hôi nhiều, xuất hiện mùi cơ thể
- Ngực sưng nhẹ, điều này là bình thường và không giống tình trạng vú to ở đàn ông
- Xuất tinh không kiểm soát khi ngủ
- Giọng “vỡ” và trầm hơn.
- Mụn trứng cá xuất hiện
- Cơ thể tăng trưởng mạnh mẽ, chiều cao trung bình tăng 7-8cm một năm và cơ bắp phát triển
Sau 4 năm bước, bé trai dậy thì thành công sẽ có các dấu hiệu như bộ phận sinh dục trưởng thành như người lớn và lông mu đã lan rộng đến bên trong đùi, râu bắt đầu phát triển, chiều cao phát triển chậm dần và ngừng phát triển hoàn toàn vào khoảng 16 tuổi (nhưng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển). Hầu hết nam giới sẽ hoàn toàn trưởng thành năm 18 tuổi.
Bật mí bí quyết xử lý “nhanh gọn” các vấn đề ở tuổi dậy thì
Bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến con bạn vô cùng lo lắng. Bé bắt đầu có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Vậy bố mẹ nên đồng hành cùng con như thế nào để trẻ dễ dàng vượt giai đoạn “ẩm ương” này và dậy thì thành công?
Dậy thì là gì và bắt đầu từ khi nào?
Dậy thì là khoảng thời gian trẻ bắt đầu trưởng thành về mặt tình dục với đặc trưng là những thay đổi về tâm sinh lý, hoàn thiện khả năng sinh sản và đặc điểm giới tính thứ cấp (dấu hiệu trưởng thành, chẳng hạn như sự tăng trưởng lông mu).
Mỗi trẻ sẽ dậy thì ở những độ tuổi khác nhau. Tuổi dậy thì của bé gái thường là từ 10 đến 14, còn ở bé trai là từ 12 – 16 tuổi. Ngày nay, con gái thường dậy thì sớm hơn trước, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng môi trường và dinh dưỡng.
Dấu hiệu của tuổi dậy thì
Dấu hiệu dậy thì ở nữ
Dấu hiệu dậy thì ở bé gái rõ nét nhất là ngực bắt đầu phát triển. Đầu vú to ra và mềm, một bên vú bắt đầu phát triển trước một vài tháng so với bên còn lại. Lông mu bắt đầu xuất hiện cùng lông trên chân và cánh tay.
- Vòng 1 phát triển và trở nên đầy đặn hơn
- Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên trong khoảng hai năm sau khi bắt đầu dấu hiệu dậy thì đầu tiên
- Lông mu trở nên thô và xoăn
- Xuất hiện lông ở vùng dưới cánh tay và một số bộ phận khác như ria mép
- Đổ mồ hiều, xuất hiện mùi cơ thể
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Âm đạo bắt đầu tiết dịch màu trắng, ẩm ướt và nhạy cảm hơn bình thường
- Chiều cao tăng nhanh, bé gái có thể tăng từ 5 – 7,5cm trong 1 – 2 năm
- Thay đổi vóc dáng, tăng cân, mỡ xuất hiện nhiều dọc trên cánh tay, đùi và lưng; hông tròn và vòng eo dần bị thu hẹp.
Sau khoảng 4 năm, bé gái dậy thì thành công sẽ có những dấu hiệu như vòng 1 đầy đặn, lông mu lan ra đùi trong, bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ, ngừng phát triển chiều cao.
Dấu hiệu dậy thì ở nam
Dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam thường là tinh hoàn lớn hơn trước, da bìu bắt đầu mỏng và đỏ lên. Lông mu bắt đầu xuất hiện tại gốc dương vật.
- Dương vật và tinh hoàn phát triển, bìu dần dần trở nên tối màu hơn
- Lông mu trở nên dày và xoăn
- Lông nách bắt đầu phát triển
- Đổ mồ hôi nhiều, xuất hiện mùi cơ thể
- Ngực sưng nhẹ, điều này là bình thường và không giống tình trạng vú to ở đàn ông
- Xuất tinh không kiểm soát khi ngủ
- Giọng “vỡ” và trầm hơn.
- Mụn trứng cá xuất hiện
- Cơ thể tăng trưởng mạnh mẽ, chiều cao trung bình tăng 7-8cm một năm và cơ bắp phát triển
Sau 4 năm bước, bé trai dậy thì thành công sẽ có các dấu hiệu như bộ phận sinh dục trưởng thành như người lớn và lông mu đã lan rộng đến bên trong đùi, râu bắt đầu phát triển, chiều cao phát triển chậm dần và ngừng phát triển hoàn toàn vào khoảng 16 tuổi (nhưng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển). Hầu hết nam giới sẽ hoàn toàn trưởng thành năm 18 tuổi.
Bật mí bí quyết xử lý “nhanh gọn” các vấn đề ở tuổi dậy thì
Nuôi dạy con là một trách nhiệm lớn lao và cũng là thử thách vô cùng gian nan, đặc biệt khi con bạn bước vào tuổi dậy thì. Để giúp con phát triển tốt nhất, ngoài việc làm bạn với con, bạn có thể tham khảo một số bí quyết để xử lý một số vấn đề thường gặp ở tuổi dậy thì:
- Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là tình trạng rất thường gặp do nồng độ hormone chưa ổn định. Trung bình, lần có kinh thứ hai sẽ đến sau lần có kinh đầu khoảng 35 đến 40 ngày. Tuy nhiên, nếu 3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bạn cần đưa trẻ đi khám.
- Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể khiến con mất tự tin. Để trị mụn tuổi dậy thì, bạn có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm trị mụn không kê đơn với các thành phần như axit axetic, lưu huỳnh, benzoyl peroxide, axit salicylic. Còn nếu bị nặng, bạn có thể cho trẻ đi khám và uống thuốc theo toa bác sĩ.
- Trị lông nách tuổi dậy thì như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người tìm kiếm bởi ở độ tuổi này, “vi-ô-lông” bắt đầu oanh tạc, gây mất thẩm mỹ. Bạn có thể hướng dẫn trẻ dùng dao cạo, nhíp, kem, tẩy lông hoặc các cách trị lông nách tự nhiên.
- Cách làm tăng vòng 1 tuổi dậy thì cũng là điều được nhiều bạn nữ quan tâm. Bí quyết để tăng vòng 1 tuổi dậy thì hiệu quả là ăn nhiều thực phẩm giàu phytoestrogen hoặc estrogen thực vật như hạt điều, thì là, gạo lứt, hạt vừng, cà rốt, yến mạch, dưa chuột… Ngoài ra, bạn cũng có thể thử hướng dẫn trẻ massage ngực và chọn áo ngực phù hợp.
Ngoài ra, để phát triển tốt nhất và tăng chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì, bạn cần xây dựng thực đơn tuổi dậy thì cân bằng, khoa học với các thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và khuyến khích con tập các bộ môn thể thao giúp tăng chiều cao tuổi dậy thì như yoga, bóng rổ…. Bạn cũng cần chú ý nhắc nhở trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh dùng điện thoại, máy tính và tivi vào buổi tối.
Tâm lý tuổi dậy thì cũng có nhiều thay đổi. Là cha mẹ, bạn nên hướng con theo hướng suy nghĩ trưởng thành, tham gia vào việc xây dựng và gìn giữ những quy tắc trong gia đình cũng như trò chuyện về các vấn đề hiện tại. Đồng thời, đồng hành cùng trẻ tìm ra các cách để giải quyết vấn đề, thảo luận những tình huống có thể xảy đến, giáo dục giới tính tuổi dậy thì cho theo hướng tự nhiên và cởi mở nhất. Và quan trọng nhất vẫn là để trẻ luôn được yêu thương và chia sẻ từ cha mẹ.
Dậy thì sớm và dậy thì muộn: Những điều bạn cần lưu tâm
Dậy thì sớm
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ dậy thì sớm, chẳng hạn như:
- Giới tính: bé gái có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn bé trai
- Béo phì: Nếu con bạn thừa cân nhiều, bé có nguy cơ dậy thì sớm cao
- Hormone giới tính: tiếp xúc với estrogen hay testosterone qua kem, thuốc mỡ hoặc các chất khác có chứa hormone sinh dục (như thuốc người lớn, chế độ ăn uống) có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ
- Mắc một số bệnh: dậy thì sớm có thể là biến chứng của hội chứng McCune-Albright hay còn gọi là tăng sản thượng thận bẩm sinh – bệnh liên quan đến sản xuất bất thường các kích thích tố nam (androgen). Trong trường hợp hiếm, dậy thì sớm cũng có thể do suy giáp gây ra
- Bức xạ trị liệu lên hệ thống thần kinh trung ương: việc xạ trị cho các khối u, ung thư máu hoặc các can thiệp tương tự có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Để xác định tình trạng dậy thì sớm, bác sĩ sẽ kiểm tra:
- Sự tăng trưởng lông mu và ngực ở bé gái
- Sự gia tăng kích thước tinh hoàn và dương vật, sự phát triển của lông mu ở bé trai
Bác sĩ sẽ so sánh với thang điểm Tanner, thang điểm 5 để đo mức độ phát triển dậy thì ở trẻ. Sau khi khám sức khỏe đầy đủ và phân tích bệnh sử, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ kích thích tố
- Xét nghiệm nồng độ gonadotropin-releasing hormone agonist (GnRH), để xác định nguyên nhân dậy thì sớm
- Đo nồng độ 17-hydroxyprogesterone trong máu để kiểm tra tăng sản thượng thận bẩm sinh
- Xét nghiệm X-quang đo “tuổi xương” để xác định tốc độ phát triển của xương
Bác sĩ cũng có thể sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để loại trừ nguyên nhân khối u hoặc những bất thường ở bộ phận khác:
Nuôi dạy con là một trách nhiệm lớn lao và cũng là thử thách vô cùng gian nan, đặc biệt khi con bạn bước vào tuổi dậy thì. Để giúp con phát triển tốt nhất, ngoài việc làm bạn với con, bạn có thể tham khảo một số bí quyết để xử lý một số vấn đề thường gặp ở tuổi dậy thì:
- Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là tình trạng rất thường gặp do nồng độ hormone chưa ổn định. Trung bình, lần có kinh thứ hai sẽ đến sau lần có kinh đầu khoảng 35 đến 40 ngày. Tuy nhiên, nếu 3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bạn cần đưa trẻ đi khám.
- Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể khiến con mất tự tin. Để trị mụn tuổi dậy thì, bạn có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm trị mụn không kê đơn với các thành phần như axit axetic, lưu huỳnh, benzoyl peroxide, axit salicylic. Còn nếu bị nặng, bạn có thể cho trẻ đi khám và uống thuốc theo toa bác sĩ.
- Trị lông nách tuổi dậy thì như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người tìm kiếm bởi ở độ tuổi này, “vi-ô-lông” bắt đầu oanh tạc, gây mất thẩm mỹ. Bạn có thể hướng dẫn trẻ dùng dao cạo, nhíp, kem, tẩy lông hoặc các cách trị lông nách tự nhiên.
- Cách làm tăng vòng 1 tuổi dậy thì cũng là điều được nhiều bạn nữ quan tâm. Bí quyết để tăng vòng 1 tuổi dậy thì hiệu quả là ăn nhiều thực phẩm giàu phytoestrogen hoặc estrogen thực vật như hạt điều, thì là, gạo lứt, hạt vừng, cà rốt, yến mạch, dưa chuột… Ngoài ra, bạn cũng có thể thử hướng dẫn trẻ massage ngực và chọn áo ngực phù hợp.
Ngoài ra, để phát triển tốt nhất và tăng chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì, bạn cần xây dựng thực đơn tuổi dậy thì cân bằng, khoa học với các thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và khuyến khích con tập các bộ môn thể thao giúp tăng chiều cao tuổi dậy thì như yoga, bóng rổ…. Bạn cũng cần chú ý nhắc nhở trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh dùng điện thoại, máy tính và tivi vào buổi tối.
Tâm lý tuổi dậy thì cũng có nhiều thay đổi. Là cha mẹ, bạn nên hướng con theo hướng suy nghĩ trưởng thành, tham gia vào việc xây dựng và gìn giữ những quy tắc trong gia đình cũng như trò chuyện về các vấn đề hiện tại. Đồng thời, đồng hành cùng trẻ tìm ra các cách để giải quyết vấn đề, thảo luận những tình huống có thể xảy đến, giáo dục giới tính tuổi dậy thì cho theo hướng tự nhiên và cởi mở nhất. Và quan trọng nhất vẫn là để trẻ luôn được yêu thương và chia sẻ từ cha mẹ.
Dậy thì sớm và dậy thì muộn: Những điều bạn cần lưu tâm
Dậy thì sớm
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ dậy thì sớm, chẳng hạn như:
- Giới tính: bé gái có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn bé trai
- Béo phì: Nếu con bạn thừa cân nhiều, bé có nguy cơ dậy thì sớm cao
- Hormone giới tính: tiếp xúc với estrogen hay testosterone qua kem, thuốc mỡ hoặc các chất khác có chứa hormone sinh dục (như thuốc người lớn, chế độ ăn uống) có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ
- Mắc một số bệnh: dậy thì sớm có thể là biến chứng của hội chứng McCune-Albright hay còn gọi là tăng sản thượng thận bẩm sinh – bệnh liên quan đến sản xuất bất thường các kích thích tố nam (androgen). Trong trường hợp hiếm, dậy thì sớm cũng có thể do suy giáp gây ra
- Bức xạ trị liệu lên hệ thống thần kinh trung ương: việc xạ trị cho các khối u, ung thư máu hoặc các can thiệp tương tự có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Để xác định tình trạng dậy thì sớm, bác sĩ sẽ kiểm tra:
- Sự tăng trưởng lông mu và ngực ở bé gái
- Sự gia tăng kích thước tinh hoàn và dương vật, sự phát triển của lông mu ở bé trai
Bác sĩ sẽ so sánh với thang điểm Tanner, thang điểm 5 để đo mức độ phát triển dậy thì ở trẻ. Sau khi khám sức khỏe đầy đủ và phân tích bệnh sử, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ kích thích tố
- Xét nghiệm nồng độ gonadotropin-releasing hormone agonist (GnRH), để xác định nguyên nhân dậy thì sớm
- Đo nồng độ 17-hydroxyprogesterone trong máu để kiểm tra tăng sản thượng thận bẩm sinh
- Xét nghiệm X-quang đo “tuổi xương” để xác định tốc độ phát triển của xương
Bác sĩ cũng có thể sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để loại trừ nguyên nhân khối u hoặc những bất thường ở bộ phận khác:
- Siêu âm để kiểm tra các tuyến sinh dục. Siêu âm không gây đau đớn và hiển thị hình ảnh các mạch máu và mô, cho phép bác sĩ giám sát cơ quan và lưu lượng máu trong thời gian thực.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét não và tuyến yên bằng thiết bị chiếu hình ảnh chi tiết các cơ quan và cấu trúc cơ thể.
Dậy thì muộn
Bé trai và bé gái đều xảy ra tình trạng dậy thì muộn. Yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì muộn, bao gồm:
- Bất thường tuyến yên bẩm sinh
- Đột biến gen
- Rối loạn nhiễm sắc thể
- Bệnh giảm khứu giác
- Rối loạn ăn uống
- Bệnh hệ thống mạn tính
- Suy dinh dưỡng
- Tập thể dục quá mức
- Mắc phải những bất thường tuyến sinh dục bẩm sinh.
Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng dậy thì muộn?
Để chẩn đoán dậy thì muộn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone
- Xét nghiệm đo mức độ đáp ứng của tuyến yên với GnRH
- Chụp MRI não và tuyến yên.
Ở tuổi dậy thì, khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám?
Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu sau:
- Chậm phát triển thể chất và giới tính, ví dụ như chưa có dấu hiệu dậy thì dù đã 14 tuổi
- Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
- Rối loạn hình ảnh cơ thể bản thân, ví dụ như bé gái luôn nghĩ mình thừa cân mặc dù rất gầy. Đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống
- Các dấu hiệu về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, thất thần cảm xúc, hiếu chiến, không muốn đi học, ở lại lớp
- Sử dụng ma túy, thuốc phiện, rượu bia, thuốc lá.
Ở những trẻ dậy thì sớm, không phải lúc nào cũng cần điều trị, đặc biệt nếu tình trạng này chỉ hơi sớm so với bình thường. Mục tiêu điều trị là ngăn chặn hormone sinh dục sản xuất quá sớm nhằm ngăn chặn tăng trưởng sớm quá mức dẫn đến tầm vóc nhỏ ở tuổi trưởng thành, các thay đổi cảm xúc, vấn đề xã hội và ham muốn tình dục (đặc biệt là ở các bé trai).
- Ở nam giới, dùng testosterol dạng tiêm, miếng dán hoặc gel
- Ở nữ giới, estrogen và/hoặc progesterone uống hay miếng dán
Tốt hơn hết, bạn nên để con được trò chuyện riêng tư với bác sĩ. Điều này giúp trẻ có cơ hội đưa ra những câu hỏi mà trẻ cảm thấy không thoải mái khi hỏi bố mẹ. Ngoài khám sức khỏe thể chất, bố mẹ cũng nên đưa con đến gặp nha sĩ để khám sức khỏe răng miệng hàng năm.
- Siêu âm để kiểm tra các tuyến sinh dục. Siêu âm không gây đau đớn và hiển thị hình ảnh các mạch máu và mô, cho phép bác sĩ giám sát cơ quan và lưu lượng máu trong thời gian thực.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét não và tuyến yên bằng thiết bị chiếu hình ảnh chi tiết các cơ quan và cấu trúc cơ thể.
Dậy thì muộn
Bé trai và bé gái đều xảy ra tình trạng dậy thì muộn. Yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì muộn, bao gồm:
- Bất thường tuyến yên bẩm sinh
- Đột biến gen
- Rối loạn nhiễm sắc thể
- Bệnh giảm khứu giác
- Rối loạn ăn uống
- Bệnh hệ thống mạn tính
- Suy dinh dưỡng
- Tập thể dục quá mức
- Mắc phải những bất thường tuyến sinh dục bẩm sinh.
Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng dậy thì muộn?
Để chẩn đoán dậy thì muộn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone
- Xét nghiệm đo mức độ đáp ứng của tuyến yên với GnRH
- Chụp MRI não và tuyến yên.
Ở tuổi dậy thì, khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám?
Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu sau:
- Chậm phát triển thể chất và giới tính, ví dụ như chưa có dấu hiệu dậy thì dù đã 14 tuổi
- Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
- Rối loạn hình ảnh cơ thể bản thân, ví dụ như bé gái luôn nghĩ mình thừa cân mặc dù rất gầy. Đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống
- Các dấu hiệu về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, thất thần cảm xúc, hiếu chiến, không muốn đi học, ở lại lớp
- Sử dụng ma túy, thuốc phiện, rượu bia, thuốc lá.
Ở những trẻ dậy thì sớm, không phải lúc nào cũng cần điều trị, đặc biệt nếu tình trạng này chỉ hơi sớm so với bình thường. Mục tiêu điều trị là ngăn chặn hormone sinh dục sản xuất quá sớm nhằm ngăn chặn tăng trưởng sớm quá mức dẫn đến tầm vóc nhỏ ở tuổi trưởng thành, các thay đổi cảm xúc, vấn đề xã hội và ham muốn tình dục (đặc biệt là ở các bé trai).
- Ở nam giới, dùng testosterol dạng tiêm, miếng dán hoặc gel
- Ở nữ giới, estrogen và/hoặc progesterone uống hay miếng dán
Tốt hơn hết, bạn nên để con được trò chuyện riêng tư với bác sĩ. Điều này giúp trẻ có cơ hội đưa ra những câu hỏi mà trẻ cảm thấy không thoải mái khi hỏi bố mẹ. Ngoài khám sức khỏe thể chất, bố mẹ cũng nên đưa con đến gặp nha sĩ để khám sức khỏe răng miệng hàng năm.
Xem thêm: Viêm tuyến nước bọt
Tin mới nhất
- Ung thư tinh hoàn – bệnh nguy hiểm luôn rình rập quý ông
- Khám phụ khoa: 5 lưu ý quan trọng cần nhớ
- Không có âm đạo
- Động thai nên nằm tư thế nào để an thai, dưỡng thai
- Cương dương quá lâu: Nguyên nhân, nguy cơ và cách xử lý
- Nội soi dạ dày không đau có những phương pháp nào? Địa chỉ uy tín
- Ngứa hậu môn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
- Bị liệt dương nên ăn gì, kiêng ăn gì và dinh dưỡng người bất lực
- Nấm lim xanh Tiên Phước mua ở đâu và bao nhiêu tiền 1kg nấm lim?
- 5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao