Tìm hiểu tác dụng của nấm lim xanh đối với sức khỏe và làm đẹp
Từ 2000 năm trước, nấm lim xanh đã được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y với rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tác dụng của nấm lim xanh đối với cơ thể đã được kiểm chứng qua thực nghiệm lâm sàng.
Tìm hiểu về nấm lim xanh
Sau nhiều biến động của lịch sử, nấm lim xanh gia truyền tưởng chừng như đã tuyệt chủng. Nhưng từ năm 2007, sau khi các nhà khoa học phát hiện nấm lim xanh vẫn còn tồn tại và phân bố tại khu vực rừng nguyên sinh Trường Sơn, Tây Nguyên và Nam Lào thì bắt đầu nổi lên “cơn sốt nấm lim xanh”.
Cho tới hiện tại, nhiều tác dụng của nấm lim xanh vẫn chưa được khám phá hết. Trên thực tế, nấm lim xanh có tác dụng gì đối với cơ thể? Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, cần tìm hiểu tình hình nghiên cứu và sử dụng nấm lim xanh theo các nguồn tư liệu khoa học và dân gian đã công bố.
Theo văn bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) gửi cho Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phúc đáp về việc kiểm tra chất lượng và tác dụng sinh học của nấm lim xanh số 08/VDL-QLKHĐT ngày 10/1/2011, Viện trưởng TSKH Nguyễn Minh Khôi cho biết: “Nấm lim xanh thuộc dòng linh chi đặc hữu, mọc trên cây lim xanh trong rừng nguyên sinh (trong đó có rừng của Việt nam và Lào), có tên khoa học là Garnodema Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae)”.
Tác dụng của nấm lim xanh đối với cơ thể
Mặc dù tác dụng nấm linh xanh trong việc hỗ trợ điều trị bệnh chưa được khám phá hết nhưng theo tài liệu khoa học và dân gian cho biết công dụng trị bệnh của nấm lim xanh cổ truyền được chế biến đúng cách theo bài thuốc gia truyền từ ngàn đời xưa được chia thành hai nhóm như sau:
– Nhóm tác dụng hỗ trợ điều trị, điều trị ngăn ngừa: nấm lim xanh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, u bướu; xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B,C; trị bệnh gout, phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ; tiểu đường (đái tháo đường); viêm khớp, đau nhức khớp; đau dạ dày, đại tràng…
– Nhóm tác dụng phục hồi, tăng cường chức năng: nấm lim xanh giúp thanh lọc cơ thể; giải độc gan; giảm mỡ máu; tăng cường sinh lực; giảm mỡ thừa; giảm cao huyết áp; làm đẹp da; làm xanh tóc, chống rụng tóc…
Trong hỗ trợ y tế đối với sức khỏe người bệnh, nấm lim xanh có lợi thế ở chỗ không có tác dụng phụ hoặc rất hiếm khi có tác dụng phụ, nếu có hầu hết chỉ là những khó chịu thoáng qua tại thời điểm bắt đầu sử dụng nấm vì cơ thể chưa thích nghi với các dược chất của nấm lim xanh.
Qua thử nghiệm lâm sàng chưa có ghi nhận nào về tương tác bất lợi giữa nấm lim xanh tự nhiên với các thuốc Tây y hiện đại. Tuy nhiên, khi dùng nấm lim xanh, người dùng vẫn nên sử dụng trước hoặc sau khi uống thuốc (Tây y) khoảng từ 30 phút trở lên để đảm bảo hiệu quả hấp thu tối đa. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi sử dụng nấm lim xanh không được từ bỏ các phác đồ điều trị theo Tây y hay coi nấm lim xanh là chế phẩm thay thế hoàn toàn thuốc trị bệnh, bởi hiệu năng của Đông y và Tây y là tương đối khác nhau về cơ chế điều trị. Nên mua nấm lim xanh tại các đại lý uy tín có giấy tờ kiểm định để tránh mua phải nấm giả.
Tin mới nhất
- Bệnh vảy nến da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dứt điểm
- Top 10 thuốc xương khớp Úc phổ biến: Giá bán, cách dùng
- Trung tâm Thuốc dân tộc chữa U GAN lành tính: Địa chỉ TIN CẬY của hàng ngàn người bệnh
- 8 bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày từ thảo dược dễ tìm
- Thiếu máu ác tính
- 10 Cách điều trị xuất tinh sớm bằng thuốc nam hiệu quả và lưu ý khi dùng
- Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam tốt nhất
- Bài tập thể dục cho người bị viêm khớp. Hướng dẫn chi tiết giúp tự tập tại nhà
- Uống lá xạ đen tươi có tốt không? Uống xạ đen có tác dụng gì?
- Nguyên nhân ung thư vú: Nắm rõ để chủ động phòng bệnh