Viêm tuyến nước bọt
Tuy ít dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nhưng bệnh viêm tuyến nước bọt có thể gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Tìm hiểu về căn bệnh này và các vấn đề xoay quanh có thể giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị.
Tuy ít dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nhưng bệnh viêm tuyến nước bọt có thể gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Tìm hiểu về căn bệnh này và các vấn đề xoay quanh có thể giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị.
Hello Bacsi sẽ cùng bạn khám phá về bệnh viêm tuyến nước bọt cũng như những cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Hello Bacsi sẽ cùng bạn khám phá về bệnh viêm tuyến nước bọt cũng như những cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Tìm hiểu chung
Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?
Bệnh viêm tuyến nước bọt hay nhiễm trùng tuyến nước bọt là tình trạng virus hoặc vi khuẩn tấn công tuyến nước bọt và gây nhiễm trùng tại đây.
Các dạng viêm thường gặp
Tuyến nước bọt được chia thành ba cặp chính, bao gồm:
- Cặp tuyến mang tai: nằm bên trong má, kéo dài từ đỉnh tai đến hàm. Đây cũng là hai tuyến nước bọt lớn nhất.
- Cặp tuyến dưới hàm: nằm sau đường viền hàm dưới, bên dưới lưỡi và cằm. Hai tuyến nước bọt này nhỏ hơn tuyến mang tai nhưng lớn hơn so với tuyến dưới lưỡi.
- Cặp tuyến dưới lưỡi: là các tuyến nước bọt nhỏ nhất trong ba cặp tuyến chính, nằm ở hai bên lưỡi và sâu dưới sàn miệng.
Theo thống kê, viêm tuyến nước bọt mang tai chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp viêm nhiễm tại bộ phận này. Số lượng người bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm cũng rất nhiều nhưng không bằng ở tuyến mang tai.
Bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Thực tế, nhiễm trùng tuyến nước bọt hiếm khi dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp ít gặp, tình trạng này có khả năng gây tích tụ mủ và hình thành ổ áp xe ngay trong tuyến nước bọt nếu không được chữa trị kịp thời.
Không những vậy, các vi sinh vật gây viêm tại đây còn có thể nhanh chóng lan sang những bộ phận khác trên cơ thể, từ đó kéo theo một số biến chứng phức tạp phát sinh như viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng khoang dưới hàm…
Bên cạnh đó, trường hợp nhiễm trùng do tắc nghẽn tuyến nước bọt bởi khối u có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Ngoài ra, nếu những khối u này phát triển thành u ác tính (ung thư), chúng có thể tăng trưởng với tốc độ chóng mặt và gây tê liệt bên mặt có khu vực nhiễm trùng.
Đôi khi, viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát sẽ gây sưng tấy nghiêm trọng ở cổ, từ đó gây suy thoái các tuyến bị ảnh hưởng.
Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?
Bệnh viêm tuyến nước bọt hay nhiễm trùng tuyến nước bọt là tình trạng virus hoặc vi khuẩn tấn công tuyến nước bọt và gây nhiễm trùng tại đây.
Các dạng viêm thường gặp
Tuyến nước bọt được chia thành ba cặp chính, bao gồm:
- Cặp tuyến mang tai: nằm bên trong má, kéo dài từ đỉnh tai đến hàm. Đây cũng là hai tuyến nước bọt lớn nhất.
- Cặp tuyến dưới hàm: nằm sau đường viền hàm dưới, bên dưới lưỡi và cằm. Hai tuyến nước bọt này nhỏ hơn tuyến mang tai nhưng lớn hơn so với tuyến dưới lưỡi.
- Cặp tuyến dưới lưỡi: là các tuyến nước bọt nhỏ nhất trong ba cặp tuyến chính, nằm ở hai bên lưỡi và sâu dưới sàn miệng.
Theo thống kê, viêm tuyến nước bọt mang tai chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp viêm nhiễm tại bộ phận này. Số lượng người bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm cũng rất nhiều nhưng không bằng ở tuyến mang tai.
Bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Thực tế, nhiễm trùng tuyến nước bọt hiếm khi dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp ít gặp, tình trạng này có khả năng gây tích tụ mủ và hình thành ổ áp xe ngay trong tuyến nước bọt nếu không được chữa trị kịp thời.
Không những vậy, các vi sinh vật gây viêm tại đây còn có thể nhanh chóng lan sang những bộ phận khác trên cơ thể, từ đó kéo theo một số biến chứng phức tạp phát sinh như viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng khoang dưới hàm…
Bên cạnh đó, trường hợp nhiễm trùng do tắc nghẽn tuyến nước bọt bởi khối u có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Ngoài ra, nếu những khối u này phát triển thành u ác tính (ung thư), chúng có thể tăng trưởng với tốc độ chóng mặt và gây tê liệt bên mặt có khu vực nhiễm trùng.
Đôi khi, viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát sẽ gây sưng tấy nghiêm trọng ở cổ, từ đó gây suy thoái các tuyến bị ảnh hưởng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm tuyến nước bọt là gì?
Phần lớn trường hợp, triệu chứng viêm tuyến nước bọt chỉ xuất hiện trong tầm 7 ngày. Mặc dù vậy, đôi khi biểu hiện sưng nhức có khả năng kéo dài thêm nhiều tuần sau đó.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí nhiễm trùng mà biểu hiện viêm tuyến nước bọt ở mỗi người bệnh có thể không giống nhau. Chúng thường bao gồm:
- Đau nhức khó chịu
- Khu vực xung quanh vị trí nhiễm trùng dần dần sưng đỏ rõ rệt
- Cảm giác mềm, ấm khi chạm tay vào vùng nhiễm trùng từ ngoài da
- Mủ hình thành trong miệng
- Hơi thở có mùi hôi vô cùng khó chịu ngay cả khi bạn đã thực hiện việc chăm sóc răng miệng rất tốt
- Gặp khó khăn trong việc mở miệng, nhai thức ăn hoặc nuốt vì đau
- Thân nhiệt tăng cao gây sốt
- Ớn lạnh
Không ít người còn cho biết những biểu hiện viêm tuyến nước bọt của họ trở nên dữ dội hơn sau khi họ dùng bữa.
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm tuyến nước bọt là gì?
Phần lớn trường hợp, triệu chứng viêm tuyến nước bọt chỉ xuất hiện trong tầm 7 ngày. Mặc dù vậy, đôi khi biểu hiện sưng nhức có khả năng kéo dài thêm nhiều tuần sau đó.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí nhiễm trùng mà biểu hiện viêm tuyến nước bọt ở mỗi người bệnh có thể không giống nhau. Chúng thường bao gồm:
- Đau nhức khó chịu
- Khu vực xung quanh vị trí nhiễm trùng dần dần sưng đỏ rõ rệt
- Cảm giác mềm, ấm khi chạm tay vào vùng nhiễm trùng từ ngoài da
- Mủ hình thành trong miệng
- Hơi thở có mùi hôi vô cùng khó chịu ngay cả khi bạn đã thực hiện việc chăm sóc răng miệng rất tốt
- Gặp khó khăn trong việc mở miệng, nhai thức ăn hoặc nuốt vì đau
- Thân nhiệt tăng cao gây sốt
- Ớn lạnh
Không ít người còn cho biết những biểu hiện viêm tuyến nước bọt của họ trở nên dữ dội hơn sau khi họ dùng bữa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các biểu hiện, triệu chứng viêm tuyến nước bọt khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên lập tức đến bệnh viện để được các chuyên gia kiểm tra, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức nếu các triệu chứng viêm tuyến nước bọt trên trở nên nghiêm trọng, bao gồm:
- Gặp khó khăn trong việc ăn uống, nuốt (bao gồm cả thức ăn và nước) hoặc thở
- Cường độ đau dữ dội, khó chống đỡ
- Thời gian triệu chứng xảy ra trên hai tuần
- Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như ngậm nước ấm, vệ sinh răng miệng tốt… không thể cải thiện tình trạng này
Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn được giải pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các biểu hiện, triệu chứng viêm tuyến nước bọt khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên lập tức đến bệnh viện để được các chuyên gia kiểm tra, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức nếu các triệu chứng viêm tuyến nước bọt trên trở nên nghiêm trọng, bao gồm:
- Gặp khó khăn trong việc ăn uống, nuốt (bao gồm cả thức ăn và nước) hoặc thở
- Cường độ đau dữ dội, khó chống đỡ
- Thời gian triệu chứng xảy ra trên hai tuần
- Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như ngậm nước ấm, vệ sinh răng miệng tốt… không thể cải thiện tình trạng này
Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn được giải pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt đến từ đâu?
Tuyến nước bọt bị viêm chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại đây. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Giảm lượng nước bọt do một số tình trạng sức khỏe, ví dụ như khô miệng
- Vệ sinh răng miệng không tốt, tạo điều kiện phát triển cho hàng loạt vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là Staphylococcus aureus và Haemophilis influenzae
- Tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do có khối u hoặc sỏi hình thành ở đây
- Mất nước nghiêm trọng liên quan đến biến chứng phẫu thuật hoặc hệ lụy từ vấn đề sức khỏe khác
Mặc dù vi khuẩn có xu hướng gây nhiễm trùng tuyến nước bọt nhiều hơn virus, nhưng một số chủng virus gây bệnh dưới đây vẫn có khả năng cao ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, bao gồm:
- HIV
- Quai bị
- Viêm họng (parainfluenza loại 1 và 2)
- Cúm (influenza A)
- Mụn rộp (herpes)
- Coxsackievirus
Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt đến từ đâu?
Tuyến nước bọt bị viêm chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại đây. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Giảm lượng nước bọt do một số tình trạng sức khỏe, ví dụ như khô miệng
- Vệ sinh răng miệng không tốt, tạo điều kiện phát triển cho hàng loạt vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là Staphylococcus aureus và Haemophilis influenzae
- Tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do có khối u hoặc sỏi hình thành ở đây
- Mất nước nghiêm trọng liên quan đến biến chứng phẫu thuật hoặc hệ lụy từ vấn đề sức khỏe khác
Mặc dù vi khuẩn có xu hướng gây nhiễm trùng tuyến nước bọt nhiều hơn virus, nhưng một số chủng virus gây bệnh dưới đây vẫn có khả năng cao ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, bao gồm:
- HIV
- Quai bị
- Viêm họng (parainfluenza loại 1 và 2)
- Cúm (influenza A)
- Mụn rộp (herpes)
- Coxsackievirus
Nguy cơ mắc bệnh
Đối tượng dễ bị bệnh viêm tuyến nước bọt gồm những ai?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy vậy, bạn không cần phải quá lo lắng vì bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham vấn cùng bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt?
Hàng loạt yếu tố liên quan đến lối sinh hoạt, thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe có nguy cơ ảnh hưởng đến lưu lượng nước bọt, đồng thời tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh trong tuyến nước bọt. Chúng có thể kể đến như:
- Thói quen thở bằng miệng quá nhiều
- Suy dinh dưỡng
- Một số loại thuốc (thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc ức chế miễn dịch…)
- Tuổi tác (trên 65 tuổi hoặc dưới 28 ngày tuổi)
- Đã làm phẫu thuật trong thời gian gần đây
- Đang tiếp nhận điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị ở miệng, đầu và cổ
- Điều trị bệnh tuyến giáp với liệu pháp phóng xạ iot
- Đang gặp phải những vấn đề sức khỏe như đái tháo đường (tiểu đường), hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, nhiễm trùng hạch bạch huyết, suy thận, suy giáp…
- Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn
- Ăn uống không điều độ, hợp lý
Đối tượng dễ bị bệnh viêm tuyến nước bọt gồm những ai?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy vậy, bạn không cần phải quá lo lắng vì bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham vấn cùng bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt?
Hàng loạt yếu tố liên quan đến lối sinh hoạt, thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe có nguy cơ ảnh hưởng đến lưu lượng nước bọt, đồng thời tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh trong tuyến nước bọt. Chúng có thể kể đến như:
- Thói quen thở bằng miệng quá nhiều
- Suy dinh dưỡng
- Một số loại thuốc (thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc ức chế miễn dịch…)
- Tuổi tác (trên 65 tuổi hoặc dưới 28 ngày tuổi)
- Đã làm phẫu thuật trong thời gian gần đây
- Đang tiếp nhận điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị ở miệng, đầu và cổ
- Điều trị bệnh tuyến giáp với liệu pháp phóng xạ iot
- Đang gặp phải những vấn đề sức khỏe như đái tháo đường (tiểu đường), hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, nhiễm trùng hạch bạch huyết, suy thận, suy giáp…
- Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn
- Ăn uống không điều độ, hợp lý
Chẩn đoán và điều trị
Những thủ thuật xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?
Để chẩn đoán một người có bị nhiễm trùng tuyến nước bọt dẫn đến viêm hay không, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra những triệu chứng xuất hiện, đặt câu hỏi về bệnh sử của bạn và tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe ở khu vực bị ảnh hưởng.
Nếu sự phát triển bất thường của khối u là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng viêm tuyến nước bọt, các chuyên gia sẽ áp dụng thủ thuật sinh thiết để lấy mẫu mô đem đi phân tích chuyên sâu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm hình ảnh nhằm quan sát các tuyến nước bọt chi tiết hơn, ví dụ như:
- Siêu âm
- Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI
- Nội soi tuyến nước bọt (sialoendoscopy)
- Chụp X-quang
Bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi?
Mặc dù một số trường hợp nhiễm trùng tuyến nước bọt có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày hoặc hơn, hầu hết người bệnh vẫn cần được điều trị y tế nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm nhiễm này.
Đâu là giải pháp điều trị bệnh hiệu quả?
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ có phương pháp điều trị riêng, chẳng hạn như:
Thuốc
Tác nhân đứng sau sẽ quyết định người bị viêm tuyến nước bọt nên uống thuốc gì. Chẳng hạn như, thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp tuyến nước bọt bị viêm do nhiễm khuẩn. Ngược lại, nếu nguyên nhân đến từ virus, bác sĩ có thể kết hợp một số toa thuốc nhằm thuyên giảm cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu.
Mặt khác, nếu tình trạng sưng viêm là liên quan đến tác dụng phụ của thuốc điều trị, các chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra giải pháp thay đổi liều lượng hoặc đổi cả toa thuốc.
Phẫu thuật
Phương pháp này sẽ cần thiết nếu nguyên nhân tuyến nước bọt bị sưng viêm là do sự hình thành của khối u hoặc sỏi gây tắc nghẽn. Phẫu thuật không chỉ loại bỏ chúng mà còn nới rộng không gian trong tuyến giúp đảm bảo lưu lượng nước bọt tiết ra bình thường.
Ngoài ra, trong trường hợp ổ áp xe đã hình thành, người bệnh cũng cần được phẫu thuật để dẫn lưu áp xe.
Nếu bệnh liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bên cạnh việc điều trị viêm tuyến nước bọt, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh tiếp nhận thêm phác đồ điều trị chuyên sâu bổ sung.
Cách điều trị viêm tuyến nước bọt tại nhà
Bên cạnh những phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn trên, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng viêm tuyến nước bọt khó chịu, đồng thời góp phần rút ngắn thời gian điều trị. Chúng có thể gồm:
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
- Chườm ấm và xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng (nếu trường hợp của bạn là do tắc nghẽn tuyến nước bọt) để nước bọt dễ dàng lưu thông hơn. Lưu ý chỉ nên chườm ấm trong vòng 10 – 15 phút.
- Dùng viên ngậm không đường hoặc kẹo ngậm có vị chua nhằm kích thích nước bọt tiết ra
- Nước chanh, dưa chua, dưa cải muối chua… là những thực phẩm, thức uống có thể góp phần kích thích tiết nước bọt
- Sử dụng nước súc miệng chứa carboxymethylcellulose
Những thủ thuật xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?
Để chẩn đoán một người có bị nhiễm trùng tuyến nước bọt dẫn đến viêm hay không, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra những triệu chứng xuất hiện, đặt câu hỏi về bệnh sử của bạn và tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe ở khu vực bị ảnh hưởng.
Nếu sự phát triển bất thường của khối u là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng viêm tuyến nước bọt, các chuyên gia sẽ áp dụng thủ thuật sinh thiết để lấy mẫu mô đem đi phân tích chuyên sâu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm hình ảnh nhằm quan sát các tuyến nước bọt chi tiết hơn, ví dụ như:
- Siêu âm
- Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI
- Nội soi tuyến nước bọt (sialoendoscopy)
- Chụp X-quang
Bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi?
Mặc dù một số trường hợp nhiễm trùng tuyến nước bọt có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày hoặc hơn, hầu hết người bệnh vẫn cần được điều trị y tế nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm nhiễm này.
Đâu là giải pháp điều trị bệnh hiệu quả?
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ có phương pháp điều trị riêng, chẳng hạn như:
Thuốc
Tác nhân đứng sau sẽ quyết định người bị viêm tuyến nước bọt nên uống thuốc gì. Chẳng hạn như, thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp tuyến nước bọt bị viêm do nhiễm khuẩn. Ngược lại, nếu nguyên nhân đến từ virus, bác sĩ có thể kết hợp một số toa thuốc nhằm thuyên giảm cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu.
Mặt khác, nếu tình trạng sưng viêm là liên quan đến tác dụng phụ của thuốc điều trị, các chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra giải pháp thay đổi liều lượng hoặc đổi cả toa thuốc.
Phẫu thuật
Phương pháp này sẽ cần thiết nếu nguyên nhân tuyến nước bọt bị sưng viêm là do sự hình thành của khối u hoặc sỏi gây tắc nghẽn. Phẫu thuật không chỉ loại bỏ chúng mà còn nới rộng không gian trong tuyến giúp đảm bảo lưu lượng nước bọt tiết ra bình thường.
Ngoài ra, trong trường hợp ổ áp xe đã hình thành, người bệnh cũng cần được phẫu thuật để dẫn lưu áp xe.
Nếu bệnh liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bên cạnh việc điều trị viêm tuyến nước bọt, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh tiếp nhận thêm phác đồ điều trị chuyên sâu bổ sung.
Cách điều trị viêm tuyến nước bọt tại nhà
Bên cạnh những phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn trên, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng viêm tuyến nước bọt khó chịu, đồng thời góp phần rút ngắn thời gian điều trị. Chúng có thể gồm:
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
- Chườm ấm và xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng (nếu trường hợp của bạn là do tắc nghẽn tuyến nước bọt) để nước bọt dễ dàng lưu thông hơn. Lưu ý chỉ nên chườm ấm trong vòng 10 – 15 phút.
- Dùng viên ngậm không đường hoặc kẹo ngậm có vị chua nhằm kích thích nước bọt tiết ra
- Nước chanh, dưa chua, dưa cải muối chua… là những thực phẩm, thức uống có thể góp phần kích thích tiết nước bọt
- Sử dụng nước súc miệng chứa carboxymethylcellulose
Phòng ngừa
Phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt
Ngăn chặn bệnh viêm tuyến nước bọt hoàn toàn là điều không khả thi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi một số thói quen sống để giảm thiểu nguy cơ phát triển nhiễm trùng tại đây, ví dụ như:
- Uống đủ nước
- Đánh răng hai lần mỗi ngày
- Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để hỗ trợ vệ sinh răng miệng
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi ăn các món ngọt hoặc uống thức uống có gas, nhiều đường
- Khám răng định kỳ sáu tháng một lần tại các trung tâm nha khoa uy tín
- Hạn chế uống bia rượu
- Không hút thuốc lá
- Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ để kích thích tuyến nước bọt
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt
Ngăn chặn bệnh viêm tuyến nước bọt hoàn toàn là điều không khả thi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi một số thói quen sống để giảm thiểu nguy cơ phát triển nhiễm trùng tại đây, ví dụ như:
- Uống đủ nước
- Đánh răng hai lần mỗi ngày
- Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để hỗ trợ vệ sinh răng miệng
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi ăn các món ngọt hoặc uống thức uống có gas, nhiều đường
- Khám răng định kỳ sáu tháng một lần tại các trung tâm nha khoa uy tín
- Hạn chế uống bia rượu
- Không hút thuốc lá
- Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ để kích thích tuyến nước bọt
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: 7 dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng chuyển sang thể ác tính
Tin mới nhất
- Các loại thực phẩm ít chất béo tốt cho sức khỏe mà bạn nên ăn
- Công Dụng Của Đông Trùng Hạ Thảo Với Cholesterol
- Nấm lim xanh Quảng Nam trị ung thư công dụng nấm lim xanh rừng
- Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát ở các nước phát triển
- Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh nan y hiệu quả
- Tại sao viêm họng lại sốt? Người bệnh nên uống thuốc gì?
- Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi và cách điều trị
- Ngủ với lợn, đôi vợ chồng dùng cả mặt nạ phòng độc trong nhà
- Thuốc trị lao và những thông tin hữu ích bạn nên biết
- Viêm khớp cổ chân là gì? Triệu chứng và cách chữa kịp thời
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 3 cách chữa bệnh ung thư đại tràng bằng Đông y hiệu quả nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Những điều cần biết về bệnh ung thư mũi là gì? Có chữa được không?
- TIN TỨC UNG THƯ Hóa trị ung thư máu – Bạn đã hiểu rõ phương pháp và tác dụng phụ?
- TIN TỨC UNG THƯ Sinh mổ nên ăn trái cây gì lợi sữa, nhanh liền sẹo?