Bị đau họng không ho không sốt là bệnh gì, có nguy hiểm?

Bị đau họng không ho không sốt tưởng chừng như là dấu hiệu đơn giản vì nó không kèm theo những hiểu hiện phức tạp. Nhưng thực chất thì không phải như vậy vì thường đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên, nguy hiểm hơn có thể là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nan y. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

Triệu chứng đau họng không ho không sốt là bệnh gì?

Đau họng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở con người, bên cạnh các triệu chứng như ho, đau đầu, nhức mỏi…Nguyên nhân khởi phát thường là do tổn thương ở niêm mạc hầu họng, amidan và dây thanh quản.

Thông thường, khi người bệnh bị đau họng sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như sốt viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm, nổi hạch ở cổ…Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp đau họng đều như vậy mà có thể chỉ đơn giản gây đau họng không ho không sốt.

Đau họng không ho không sốt là triệu chứng khá phổ biến

Cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng, triệu chứng đau họng không ho không sốt rất có thể là biểu hiện của bệnh ung thư vòng họng. Nhưng thực chất nếu chỉ tính triệu chứng này thôi thì vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận rằng có sự xuất hiện của khối u ác tính bên trong vòm họng. Bởi vị ung thư vòm họng thường có những biểu hiện không rõ ràng, rất âm thầm, kín đáo nên không dễ để phát hiện.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần hết sức lưu ý các triệu chứng kèm theo. Ví dụ như có khó thở, tức ngực, cảm giác bị nghẹn cổ họng, khó nuốt, chán ăn, chảy nước mũi, khạc ra máu, khàn giọng kéo dài hơn 3 tuần liên tiếp, đờm có lẫn máu…hay không. Nếu có thì nguy cơ bạn mắc bệnh ung thu vòm họng sẽ cao hơn.

Vì vậy, để tránh những chuyển biến xấu nếu thực sự mắc bệnh thì khuyến cáo người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và được chữa trị kịp thời, đúng cách trước khi quá muộn. Hoặc nếu, không phải là bệnh ung thư vòm họng thì triệu chứng đau họng không ho không sốt là bệnh gì và từ đó có cách điều trị hiệu quả.

Một số nguyên nhân gây đau họng không ho không sốt

Bên cạnh việc nghi ngờ triệu chứng đau họng không ho không sốt là bệnh ung thư vòm họng thì cũng có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra triệu chứng này. Trong đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân như:

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một bệnh về hô hấp rất nhiều người hay mắc phải. Nó là một dạng bệnh nhiễm trùng họng mãn tính, tuy nhiên so với giai đoạn cấp tính thì các triệu chứng ở giai đoạn mãn tính thường có mức độ nhẹ, âm thầm và kéo dài dai dẳng.

Có thể kể đến một số triệu chứng như ngứa rát cổ họng, chảy nước mũi, khàn tiếng, ngạt mũi, khó thở, chán ăn, mệt mỏi…chứ viêm họng hạt thường ít gây ho và sốt. Ngoài ra, khi quan sát bên trong thành họng sẽ dễ dàng thấy được các hạt li ti. Nguyên nhân là do các tế bào lympho T phải hoạt động hết công xuất để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Khi bệnh viêm họng hạt không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Các biến chứng tại chỗ: viêm tấy hoặc áp – xe, áp xe quanh amidan,mủ, mãn tính, ung thư vòm họng…
  • Các biến chứng gần: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang, viêm mũi, viêm khí quản…
  • Các biến chứng xa: Thấp khớp, viêm cầu thận, thấp tim…

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được gọi là viêm thực quản trào ngược. Đây là một bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, với mối liên hệ mật thiết với các triệu chứng ở cổ họng thì việc trào ngược dạ dày thực quản có thể gây sưng viêm và tổn thương niêm mạc hầu họng.

Chính vì vậy mà gây ra tình trạng đau họng, rát khô cổ và nghẹn khi nuốt mà không kèm theo các triệu chứng sốt hay ho.

Có rất nhiều nguyên nhân bệnh gây ra triệu chứng đau họng không ho không sốt

Sỏi amidan

Sỏi amidan thực chất chính là do canxi lắng đọng và bị mắc kẹt ở trong các nếp gấp amidan. Thông thường, các hạt sỏi amidan này sẽ chứa chất nhầy và thu hút vi khuẩn thì sẽ gây ra khó chịu, đau đớn, hôi miệng…Nhưng trong một vài trường hợp khi chưa có sự xâm nhập của vi khuẩn, sỏi amidan thường không gây ra tình trạng sốt hay ho.

Tình trạng ứ đọng canxi cũng có thể khiến cơ quan sưng viêm, dẫn đến đau họng và dễ gây nghẹn khi nuốt. Bạn có thể tự quan sát biểu hiện của bệnh, thấy được sự xuất hiện của các đốm trắng, vàng lẫn lộn.

Bệnh sỏi amidan không quá khó trị, không nhất thiết phải sử dụng thuốc tây để trị hay đến bệnh viện. Thay vào đó, có rất nhiều cách để chữa bệnh sỏi amidan tại nhà đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, nếu chần chừ trong việc chữa trị, khiến cho kích thước sỏi ngày càng tăng lên sẽ khiến sỏi chèn ép và phá vỡ cấu trúc amidan rất nguy hiểm.

Cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong những bệnh về hô hấp rất phổ biến. Trên thực tế thì bệnh cảm lạnh có triệu chứng khá nhẹ và có thể tự khỏi khi chăm sóc tốt mà không cần phải điều trị.

Người mắc bệnh cảm lạnh thường có các triệu chứng như đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi…và rất hiếm khi xuất hiện dấu hiệu ho hay sốt.

Khối u thực quản

Sự xuất hiện của các khối u ở thực quản sẽ gây ra đau họng, người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn và có dấu hiệu bị khàn tiếng. Nguyên nhân gây xuất hiện khối u này chủ yếu là do sự tăng sinh bất thường của tế bào. Chính vì vậy nên hầu như bệnh không gây ho, sốt hay xuất hiện hạch ở cổ.

Do môi trường ô nhiễm

Sự ô nhiễm của môi trường, khói bụi xe cộ, khói công nghiệp, than, chất đốt…làm giảm chất lượng của không khí. Khi người bệnh tiếp xúc môi trường ô nhiễm này trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp và gây ra đau họng dai dẳng.

Nói nhiều và liên tục

Việc người bệnh làm những công việc bắt buộc phải nói nhiều và nói liên tục cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị đau họng không ho không sốt. Nguyên nhân là do dây thanh quản phải hoạt động quá công suất và tự động phát sinh ra triệu chứng đau rát cổ họng.

Trong trường hợp này, nguyên nhân gây tổn thương là do tác động vật lý nên hầu như không gây ho hoặc sốt. Bệnh này cũng sẽ tự khỏi sau 3 – 7 chăm sóc, giảm bớt hoạt động giao tiếp chứ không khó khỏi như khi viêm thanh quản do vi khuẩn, virus.

Uống nhiều đồ lạnh

Việc uống nhiều đồ lạnh, có đá vô tình gây kích thích lớp mô ở hầu họng và dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau nhức một thời gian dài. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những triệu chứng phổ biến và rất ít khi xảy ra kèm với ho và sốt.

Bị đau họng không ho không sốt là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xuất phát từ các bệnh thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm hiểu kỹ về triệu chứng này bằng cách đến các cơ sở y tế khám và được tư vấn cách điều trị an toàn.

Đau họng không ho không sốt – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã nhắc đến ở trên, trong một số ít trường hợp, đau họng không ho không sốt có thể là dấu hiệu của khối u ở thực quản hoặc ung thư vòm họng. So với các vấn đề sức khỏe thông thường, các bệnh lý này có mức độ nghiêm trọng, dễ gây ra biến chứng và thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không can thiệp điều trị sớm.

Hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để biết được bệnh lý và cách điều trị hiệu quả

Vì vậy, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa điều trị nếu nhận thấy các triệu chứng sau đây:

  • Đau họng không ho không sốt kéo dài
  • Chán ăn, sụt cân không phanh
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, xanh cao
  • Thường xuyên đau tức ngực, khó thở
  • Có cảm giác nghẹn và khó nuốt thức ăn
  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng
  • Khạc ra máu

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoan bệnh thông qua việc hỏi sơ bộ về tiền sử bệnh và thực hiện khám lâm sàng tai mũi họng cũng như nội soi. Sau khi có kết quả, nếu trong đó:

  • Xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra tiếp dịch cổ họng.
  • Xuất hiện triệu chứng nhiễm virus thì người bị bệnh sẽ được chỉ định khiến cho xét nghiệm máu.

Sau đó, dựa vào kết quả cuối cùng này bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng một cách chính xác nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho và sốt cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cuồi cùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp chữa trị hợp lý, nhanh chóng, an toàn nhất.

Cách xử lý triệu chứng đau họng không ho không sốt

Có nhiều cách để xử lý dứt điểm tình trạng này, chẳng hạn như:

Các phương pháp hiện đại

Dùng thuốc

Đối với các trường hợp người bệnh bị đau họng là do viêm họng, viêm amidan ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc trị viêm họng tốt nhất như kháng sinh, thuốc giảm đau để đẩy lùi dấu hiệu này một cách nhanh chóng.

Người bệnh cần phải tuân thủ chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, không tự ý tăng liều hay tự ý ngừng thuốc để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Người bệnh nên tuân thủ chỉ định trị bệnh của bác sĩ

Phương thức Plasma 

Đối với những trường hợp bị đau họng do bệnh viêm amidan mãn tính, bệnh đã tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến đường thở và việc dùng thuốc không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan bằng công nghệ Plasma của Mỹ.

Đây là một phương pháp phẫu thuật hiện đại được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là giải pháp xâm lấn tối thiểu không gây đau, không chảy máu và không làm ảnh hưởng đến chức năng của vùng thanh quản.

Cách khắc phục triệu chứng đau họng tại nhà

Mặc dù triệu chứng đau họng không gây ra ho và sốt nhưng ngược lại nó khiến người bệnh vô cùng khó chịu, thường xuyên mệt mỏi và dễ mất tập trung. Vì vậy, việc tuân thủ việc sử dụng thuốc hoặc phác đồ điều trị của bác sĩ thì bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản sau để cải thiện tình trạng này nhanh hơn.

Một số biện pháp dễ thực hiện như:

Uống nhiều nước ấm

Việc đau họng không ho không sốt có thể xuất phát từ các tác động vật lý nên việc uống nhiều nước ấm sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm dịu cổ họng, dây thanh quản. Vì vậy, bạn chỉ cần uống khoảng 1 – 2 lít nước ấm mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng, giảm viêm và giảm đau cổ họng hiệu quả.

Uống trà xanh

Trong trà xanh có chứa các tinh chất giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời, trà xanh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt nhờ vào các chất chống oxy hóa. Vì vậy, khi uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp làm sạch đường hô hấp và giảm đau hiệu quả.

Cách làm cũng không quá phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị lá trà xanh (tươi hoặc khô đều được) nấu thành nước trà. Dùng nước trà pha với 300ml nước ấm, cho thêm 2 thìa mật ong và khuấy đều lên là xong. Chỉ cần uống đều đặn ngày 2 lần sau mỗi bữa ăn thì bạn sẽ thấy triệu chứng đau họng thuyên giảm rõ rệt.

Súc miệng bằng nước muối loãng

Nước muối pha loãng có khả năng diệt và kháng khuẩn trong khoang họng hiệu quả. Từ đó, giúp đẩy lùi cảm giác đau họng, sưng rát và loại bỏ chất nhầy trong cổ họng, làm thông thoáng đường hô hấp.

Cách làm cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần dùng 2 – 3 muỗng café muối pha vào ly chứa 200ml nước ấm. Khuấy cho muối tan hết thì đem đi súc miệng ngày 2 lần, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Lưu ý, cần duy trì thực hiện đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Súc miệng bằng nước muối thường xuyên để đẩy lùi triệu chứng đau họng không ho không sốt

Ăn chuối

Nghe có vẻ lạ nhưng ăn chuối cũng góp phần hỗ trợ đẩy lùi tình trạng hiệu quả. Trong chuối có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong cổ họng. Chỉ cần 1 – 2 quả chuối mỗi ngày cho đến khi bạn không còn cảm giác đau rát ở cổ họng nữa là được.

Nghệ + mật ong

Nghệ không những có lợi ích trong việc làm đẹp mà nó còn hỗ trợ rất tốt trong việc trị bệnh viêm họng. Trong nghệ có chứa các chất kháng viêm rất tốt, từ đó chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn và giúp giảm nhanh chóng triệu chứng đau họng.

Cách thực hiện như sau: pha 2 muỗng café bột nghệ và 2 muỗng café mật ong vào cốc chứa 300ml nước. Sau đó khuấy đều lên và uống 2 lần/ngày trước mỗi bữa ăn.

Tỏi

Trong tỏi có cứa hợp chất allicin có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn đang tồn tại trong cổ họng và chặn đứng quá trình phát triển của chúng. Bạn có thể sử dụng tỏi tươi nếu có thể hoặc dùng tỏi để chế biến thức ăn hằng ngày đều được.

Chữa đau họng tại nhà với bài thuốc gia truyền 150 tuổi Đỗ Minh Đường

Cũng là biện pháp chữa đau họng, viêm họng tại nhà bằng thảo dược tự nhiên nhưng thay vì chỉ sử dụng một loại nguyên liệu đơn lẻ như những cách kể trên thì bài thuốc gia truyền 150 tuổi của nhà thuốc Đỗ Minh Đường lại là sự tổng hòa hoàn chỉnh của 40-50 cây thuốc quý. Một số thành phần nổi bật trong bài thuốc chữa đau họng, viêm họng Đỗ Minh Đường là:

  • Bồ công anh: Có vị ngọt, đắng, tính hàn, tác động vào các kinh: tỳ, vị, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang, can đờm cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc,…
  • Kim ngân hoa: Vị ngọt hơi chua, mùi thơm nhẹ, tính hàn; có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm họng, quai bị,…
  • Ké đầu ngựa: Có vị đắng, tính ấm có tác dụng chữa lở ngứa ngoài da, phong hàn đầu thống, phong thấp đau nhức, giảm khó chịu, đau nhức ở cổ họng,…
  • Bách bộ: Vị ngọt đắng, tính hơi ôn, tác động vào kinh phế, thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp,…

Tất cả dược liệu trong bài thuốc được thu hái tại 3 vườn thảo dược sạch Đỗ Minh Đường ở Nghĩa Trại (Hưng Yên), Gia Lâm (Hà Nội) và Lạc Thủy (Hòa Bình). Nhờ đó bài thuốc chữa đau họng của dòng họ Đỗ Minh đảm bảo không chứa tân dược, không dược liệu bẩn, không chất bảo quản nên an toàn, lành tính cho mọi đối tượng.

Thay vì phải mất thời gian đun sắc lỉnh kỉnh, nếu người bệnh có nhu cầu, nhà thuốc sẽ hỗ trợ sắc thuốc thành dạng cao đặc. Từng lọ cao thuốc chữa đau họng Đỗ Minh Đường sẽ được bào chế cẩn thận theo một tỷ lệ vàng bí truyền, trong môi trường khép kín suốt 48h, đảm bảo giữ nguyên dược tính ban đầu của từng loại cây thuốc quý để cho tác dụng qua từng giai đoạn sử dụng:

Hiệu quả bài thuốc chữa đau họng Đỗ Minh Đường

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa đau họng, viêm họng đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Tính hiệu quả, an toàn của bài thuốc đã góp phần giúp Đỗ Minh Đường được giới chuyên môn ghi nhận và trao tặng giải thưởng Cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017. Đặc biệt, một điều quan trọng hơn cả, trong số phát sóng ngày 6/2/2018 trên kênh VTV2 – chương trình “Khỏe thật đơn giản”, bài thuốc này đã được giới thiệu rộng rãi đến khán giả truyền hình và nhận được tương tác rất tốt từ mọi người.

Xem chi tiết thông tin bài thuốc được giới thiệu trên truyền hình thông qua video dưới đây

Đỗ Minh Đường và những lần đáng nhớ xuất hiện trên sóng truyền hình

Là phòng chẩn trị YHCT lâu đời, trên 150 năm hình thành và phát triển, Đỗ Minh Đường ngày càng được nhiều người biết đến. Với những bài thuốc nam dược quý có tác dụng điều trị bệnh cùng với chất lượng dịch vụ, khám chữa bệnh tốt, Đỗ Minh Đường đã nhiều lần được ban biên tập các chương trình sức khỏe uy tín “chọn mặt gửi vàng” mời đến tham gia với vai trò cố vấn y khoa. 

  • Góc nhìn người tiêu dùng – VTC2: Số phát sóng ngày 19/5/2019, chủ đề bệnh nam khoa
  • Vì sức khỏe của bạn – H1: Phát sóng ngày 18/12/2019, chủ đề bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh
  • Sống khỏe mỗi ngày – VTV2: Bài thuốc chữa viêm xoang Đỗ Minh Đường đã được giới thiệu trong chương trình, số phát sóng ngày 29/2/2020. Đây cũng chính là bài thuốc đã giúp diễn viên Hoa Thúy khỏi bệnh sau 3 tháng điều trị
  • Sống khỏe mỗi ngày – VTV2: Số phát sóng ngày 16/3/2020, chủ đề lấy lại bản lĩnh phái mạnh. Diễn viên Lê Bá Anh – khách mời đặc biệt của chương trình đã chia sẻ về hành trình chữa bệnh yếu sinh lý của mình với bài thuốc nam dược của Đỗ Minh Đường.

Ngoài diễn viên Hoa Thúy, diễn viên Lê Bá Anh, đội ngũ lương y giỏi tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn giúp nghệ sĩ Xuân Hinh điều trị bệnh xương khớp, giúp diễn viên Nguyệt Hằng khỏi bệnh mề đay.

Những điều cần lưu ý để ngăn ngừa triệu chứng đau họng không ho không sốt

Bên cạnh các biện pháp khắc phục vừa kể trên thì người bệnh cũng cần cần chú ý thực hiện các thói quen sau đây:

  • Hạn chế tối đa các loại đồ uống chứa cồn, cà phê, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp… trong thời gian điều trị bệnh.
  • Hãy bỏ ngay thói quen hút thuốc lá cũng như tránh xa các tác nhân có khả năng kích thích dị ứng như lông chó mèo, nấm mốc, phấn hoa, bụi bặm…
  • Luôn luôn rửa tay sạch sẽ mỗi khi đi vệ sinh và nhựng lúc đụng chạm trực tiếp với các vật ở nơi công cộng.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh
  • Không nên sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân, đồ ăn hay nước uống với những người có triệu chứng mắc bệnh hô hấp.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn và sử dụng gối cao khi ngủ nhằm hạn chế tình trạng tàrào ngược dịch vị dạ dày.
  • Thức ăn nên được chế biến ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp để tránh gây kích thích đến cổ họng. Ngoài ra, tránh ăn những món quá cay, nóng, quá lạnh, chứa nhiều gia vị và khô, cứng.
  • Tăng cường thêm rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống hằng ngày nhằm cung cấp khoáng chất, vitamin C và nước cho cơ thể.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong suốt quá trình điều trị. Đừng hoạt động quá sức trong thời gian này vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, ngày càng kéo dài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau họng không ho không sốt không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nó chỉ đơn thuần là một triệu chứng. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng này, tốt nhất người bệnh nên thăm khám bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị và các hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để bệnh khỏi càng sớm càng tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị
  • 13 Cách chữa viêm họng tại nhà (Mẹo dân gian + Lời khuyên y tế)
  • DỨT HẲN viêm đau họng nhờ bài thuốc ĐÃ NGHIÊN CỨU của Trung tâm Đông y Việt Nam
Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-hong-khong-ho-khong-sot-13121.html

Xem thêm: Gãy nén đốt sống

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!