Bệnh nhồi máu não là gì? Những điều có thể bạn chưa biết

Bệnh nhồi máu não đang ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, ở cả nam lẫn nữ và gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Vậy, bệnh nhồi máu não là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị ra sao?

Bệnh nhồi máu não đang ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, ở cả nam lẫn nữ và gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Vậy, bệnh nhồi máu não là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị ra sao?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

 

Tìm hiểu chung

Bệnh nhồi máu não là gì?

Nhồi máu não hay còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Tình trạng này xảy ra do tắc nghẽn động mạch khiến cho lưu lượng máu lên não bị gián đoạn, hậu quả là não bị thiếu đi nguồn cung cấp oxy và các dưỡng chất quan trọng, dẫn đến gây tổn thương hoặc làm chết các tế bào não. Nếu không được phục hồi và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

Theo ước tính trên thế giới, khoảng 87% các trường hợp bị đột quỵ não là do nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ. Con số này cũng chứng minh căn bệnh này đang ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Phân loại

Người ta phân loại bệnh nhồi máu não dựa trên mức độ của các triệu chứng ban đầu. Theo đó, nhồi máu não được chia ra làm 4 loại:

  • Tổng số nhồi máu tuần hoàn trước (TACI)
  • Nhồi máu một phần tuần hoàn trước (PACI)
  • Nhồi máu lạc chỗ (LACI)
  • Nhồi máu tuần hoàn sau (POCI)

Việc phân loại bệnh nhằm giúp bác sĩ dự đoán được nguyên nhân đột quỵ, mức độ tổn thương, các vùng não bị ảnh hưởng và hậu quả có thể xảy ra với bệnh nhân.

Bệnh nhồi máu não là gì?

Nhồi máu não hay còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Tình trạng này xảy ra do tắc nghẽn động mạch khiến cho lưu lượng máu lên não bị gián đoạn, hậu quả là não bị thiếu đi nguồn cung cấp oxy và các dưỡng chất quan trọng, dẫn đến gây tổn thương hoặc làm chết các tế bào não. Nếu không được phục hồi và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

Theo ước tính trên thế giới, khoảng 87% các trường hợp bị đột quỵ não là do nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ. Con số này cũng chứng minh căn bệnh này đang ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Phân loại

Người ta phân loại bệnh nhồi máu não dựa trên mức độ của các triệu chứng ban đầu. Theo đó, nhồi máu não được chia ra làm 4 loại:

  • Tổng số nhồi máu tuần hoàn trước (TACI)
  • Nhồi máu một phần tuần hoàn trước (PACI)
  • Nhồi máu lạc chỗ (LACI)
  • Nhồi máu tuần hoàn sau (POCI)

Việc phân loại bệnh nhằm giúp bác sĩ dự đoán được nguyên nhân đột quỵ, mức độ tổn thương, các vùng não bị ảnh hưởng và hậu quả có thể xảy ra với bệnh nhân.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhồi máu não

Các triệu chứng của bệnh nhồi máu não là gì sẽ phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở hầu hết các trường hợp đột quỵ não do thiếu máu não cục bộ bao gồm:

  • Các vấn đề thị lực, chẳng hạn như mờ mắt, mù một bên hoắc cả hai bên mắt, nhìn đôi
  • Yếu hoặc tê liệt tay chân, có thể ở một hoặc cả hai bên tùy thuộc vào động mạch bị ảnh hưởng
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Mất ý thức
  • Mặt xệ xuống một bên

Khi các triệu chứng xảy ra, điều quan trọng là bạn nên gọi cấp cứu và có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt nhằm tăng khả năng cứu sống bệnh nhân, giảm nguy cơ bị thương tật vĩnh viên, đồng thời hạn chế khả năng gây tử vong khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhồi máu não

Các triệu chứng của bệnh nhồi máu não là gì sẽ phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở hầu hết các trường hợp đột quỵ não do thiếu máu não cục bộ bao gồm:

  • Các vấn đề thị lực, chẳng hạn như mờ mắt, mù một bên hoắc cả hai bên mắt, nhìn đôi
  • Yếu hoặc tê liệt tay chân, có thể ở một hoặc cả hai bên tùy thuộc vào động mạch bị ảnh hưởng
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Mất ý thức
  • Mặt xệ xuống một bên

Khi các triệu chứng xảy ra, điều quan trọng là bạn nên gọi cấp cứu và có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt nhằm tăng khả năng cứu sống bệnh nhân, giảm nguy cơ bị thương tật vĩnh viên, đồng thời hạn chế khả năng gây tử vong khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đột quỵ não do thiếu máu cục bộ là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu não là gì? Đó là do xơ vữa động mạch, dẫn đến hình thành mảng bám chất béo trong mạch máu được gọi là mảng xơ vữa. Chất béo tích tụ này có thể gây ra huyết khối hoặc cục máu đông trong động mạch cung cấp máu cho não, gây tắc mạch và tăng nguy cơ hình thành bệnh nhồi máu não.

Ngoài ra, bệnh nhồi máu não xảy ra cũng có thể là do các cục máu đông hình thành trong tim khi gặp tình trạng nhịp tim không đều (ví dụ như rung tâm nhĩ), đau tim hoặc dị tật bất thường của van tim. Sau đó, các cục máu đông ở tim bong ra và di chuyển đến các mạch trong não thông qua dòng máu. Các cục máu đông này có thể tự vỡ hoặ
c đọng lại trong động mạch gây tắc nghẽn, dẫn đến hậu quả là máu không đủ lên não, não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên các tế bào não bắt đầu chết.

Bệnh đột quỵ do thiếu máu não cục bộ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi lưu lượng máu lên não bị giảm nhiều hay ngưng hoàn toàn. Nguyên nhân có thể là do cơn đau tim nặng, do chấn thương mạch máu ở cổ hay do ngộ độc carbon monoxide.

Các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu hoặc tích tụ các mảng bám chất béo dẫn đến bệnh nhồi máu não là gì? Đó là:

  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Cholesterol cao
  • Rung tâm nhĩ
  • Các cơn đau tim
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Rối loạn đông máu
  • Dị tật tim bẩm sinh

Một số các yếu tố khác:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì, có nhiều mỡ bụng
  • Uống nhiều rượu bia
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như cocaine hoặc methamphetamine
  • Tiền sử gia đình có người từng bị đột quỵ
  • Nguy cơ nhồi máu não tăng cao theo tuổi tác (từ 60 tuổi trở lên)

Nguyên nhân gây đột quỵ não do thiếu máu cục bộ là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu não là gì? Đó là do xơ vữa động mạch, dẫn đến hình thành mảng bám chất béo trong mạch máu được gọi là mảng xơ vữa. Chất béo tích tụ này có thể gây ra huyết khối hoặc cục máu đông trong động mạch cung cấp máu cho não, gây tắc mạch và tăng nguy cơ hình thành bệnh nhồi máu não.

Ngoài ra, bệnh nhồi máu não xảy ra cũng có thể là do các cục máu đông hình thành trong tim khi gặp tình trạng nhịp tim không đều (ví dụ như rung tâm nhĩ), đau tim hoặc dị tật bất thường của van tim. Sau đó, các cục máu đông ở tim bong ra và di chuyển đến các mạch trong não thông qua dòng máu. Các cục máu đông này có thể tự vỡ hoặ
c đọng lại trong động mạch gây tắc nghẽn, dẫn đến hậu quả là máu không đủ lên não, não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên các tế bào não bắt đầu chết.

Bệnh đột quỵ do thiếu máu não cục bộ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi lưu lượng máu lên não bị giảm nhiều hay ngưng hoàn toàn. Nguyên nhân có thể là do cơn đau tim nặng, do chấn thương mạch máu ở cổ hay do ngộ độc carbon monoxide.

Các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu hoặc tích tụ các mảng bám chất béo dẫn đến bệnh nhồi máu não là gì? Đó là:

  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Cholesterol cao
  • Rung tâm nhĩ
  • Các cơn đau tim
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Rối loạn đông máu
  • Dị tật tim bẩm sinh

Một số các yếu tố khác:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì, có nhiều mỡ bụng
  • Uống nhiều rượu bia
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như cocaine hoặc methamphetamine
  • Tiền sử gia đình có người từng bị đột quỵ
  • Nguy cơ nhồi máu não tăng cao theo tuổi tác (từ 60 tuổi trở lên)

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh nhồi máu não bằng cách nào?

  • Dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh gia đình để chẩn đoán nguy cơ bị nhồi máu não
  • Tiến hành xét nghiệm lượng đường trong máu
  • Chụp CT hoặc MRI não
  • Đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để phát hiện nhịp tim bất thường
  • Siêu âm tim để kiểm tra tim có cục máu đông hoặc vấn đề bất thường nào không
  • Chụp mạch để phát hiện những động mạch bị tắc nghẽn
  • Xét nghiệm máu để đo hàm lượng cholesterol và các vấn đề về đông máu.

Phương pháp điều trị bệnh nhồi máu não là gì?

  • Sử dụng thuốc để điều hòa nhịp thở, ổn định nhịp tim và đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường.
  • Phương pháp điều trị chính cho bệnh đột quỵ não do thiếu máu cục bộ là sử dụng chất kích hoạt plasminogen mô tĩnh mạch (tPA) hoặc phẫu thuật để phá vỡ các cục máu đông.
  • Sử dụng thuốc aspirin hoặc thuốc chống đông máu để ngăn ngừa các cục máu đông có thể tiếp tục xuất hiện.
  • Nếu đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc làm giảm huyết áp hoặc phẫu thuật để thông động mạch, thu hẹp các mảng bám có nguy cơ gây nhồi máu não.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh nhồi máu não bằng cách nào?

  • Dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh gia đình để chẩn đoán nguy cơ bị nhồi máu não
  • Tiến hành xét nghiệm lượng đường trong máu
  • Chụp CT hoặc MRI não
  • Đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để phát hiện nhịp tim bất thường
  • Siêu âm tim để kiểm tra tim có cục máu đông hoặc vấn đề bất thường nào không
  • Chụp mạch để phát hiện những động mạch bị tắc nghẽn
  • Xét nghiệm máu để đo hàm lượng cholesterol và các vấn đề về đông máu.

Phương pháp điều trị bệnh nhồi máu não là gì?

  • Sử dụng thuốc để điều hòa nhịp thở, ổn định nhịp tim và đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường.
  • Phương pháp điều trị chính cho bệnh đột quỵ não do thiếu máu cục bộ là sử dụng chất kích hoạt plasminogen mô tĩnh mạch (tPA) hoặc phẫu thuật để phá vỡ các cục máu đông.
  • Sử dụng thuốc aspirin hoặc thuốc chống đông máu để ngăn ngừa các cục máu đông có thể tiếp tục xuất hiện.
  • Nếu đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc làm giảm huyết áp hoặc phẫu thuật để thông động mạch, thu hẹp các mảng bám có nguy cơ gây nhồi máu não.

Xem thêm: Căng thẳng và bệnh tiểu đường: Mối liên hệ bất ngờ

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!