Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường nguy hiểm cỡ nào?
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường do tổn thương thần kinh ngoại biên hoặc mạch máu có thể khiến quá trình chữa lành các vết loét, vết cắt trở nên khó khăn hơn. Theo đó, những vết thương lâu lành sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường do tổn thương thần kinh ngoại biên hoặc mạch máu có thể khiến quá trình chữa lành các vết loét, vết cắt trở nên khó khăn hơn. Theo đó, những vết thương lâu lành sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.
Các vấn đề ở chân khác, chẳng hạn như vết chai sạn, cũng thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường. Những vết chai có thể không đáng lo ngại, nhưng nếu không được chữa trị có thể trở thành vết loét hoặc vết thương hở. Những người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh khớp Charcot – bệnh lý làm thoái hóa dần dần khớp xương, dẫn đến mất xương và biến dạng.
Do các tổn thương về thần kinh, mạch máu, những người bị bệnh tiểu đường không thể nhận ra các vấn đề ở chân ngay lập tức. Theo thời gian, các vấn đề ở chân của những người bị bệnh thần kinh đái tháo đường có thể phát triển mà không thể điều trị, dẫn đến phải cắt bỏ chân.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Vì sao lại có biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Đó là do lượng đường trong máu cao không kiểm soát được ở những người bị bệnh tiểu đường về lâu có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên hoặc bị tê và mất cảm giác do tổn thương thần kinh. Những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường không có cảm giác đau mãnh liệt như ở người không bị tổn thương thần kinh. Điều này hết sức có hại bởi nếu bạn không nhận biết được vết thương thì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng buộc phải cắt bỏ chân.
Hơn nữa, tình trạng máu lưu thông kém ở chân tay của những người mắc tiểu đường sẽ làm chậm quá trình chữa lành các vết cắt hoặc vết thương. Các vết thương lâu lành có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở và vết cắt.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy việc kiểm tra các vết chai sạn, lở loét, vết cắt… là một phần rất quan trọng của việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, theo một bài báo năm 2011 của tờ Diabetic Medicine, “một số cuộc khảo sát và nghiên cứu cho thấy rằng 23–63% những người bị tiểu đường hiếm khi hoặc không bao giờ kiểm tra bàn chân”. Phần quan trọng trong chăm sóc, phòng ngừa bệnh tiểu đường là bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân mỗi lần thăm khám và kiểm tra xúc giác ở bàn chân một lần trong năm.
Các vấn đề ở chân khác, chẳng hạn như vết chai sạn, cũng thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường. Những vết chai có thể không đáng lo ngại, nhưng nếu không được chữa trị có thể trở thành vết loét hoặc vết thương hở. Những người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh khớp Charcot – bệnh lý làm thoái hóa dần dần khớp xương, dẫn đến mất xương và biến dạng.
Do các tổn thương về thần kinh, mạch máu, những người bị bệnh tiểu đường không thể nhận ra các vấn đề ở chân ngay lập tức. Theo thời gian, các vấn đề ở chân của những người bị bệnh thần kinh đái tháo đường có thể phát triển mà không thể điều trị, dẫn đến phải cắt bỏ chân.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Vì sao lại có biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Đó là do lượng đường trong máu cao không kiểm soát được ở những người bị bệnh tiểu đường về lâu có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên hoặc bị tê và mất cảm giác do tổn thương thần kinh. Những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường không có cảm giác đau mãnh liệt như ở người không bị tổn thương thần kinh. Điều này hết sức có hại bởi nếu bạn không nhận biết được vết thương thì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng buộc phải cắt bỏ chân.
Hơn nữa, tình trạng máu lưu thông kém ở chân tay của những người mắc tiểu đường sẽ làm chậm quá trình chữa lành các vết cắt hoặc vết thương. Các vết thương lâu lành có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở và vết cắt.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy việc kiểm tra các vết chai sạn, lở loét, vết cắt… là một phần rất quan trọng của việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, theo một bài báo năm 2011 của tờ Diabetic Medicine, “một số cuộc khảo sát và nghiên cứu cho thấy rằng 23–63% những người bị tiểu đường hiếm khi hoặc không bao giờ kiểm tra bàn chân”. Phần quan trọng trong chăm sóc, phòng ngừa bệnh tiểu đường là bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân mỗi lần thăm khám và kiểm tra xúc giác ở bàn chân một lần trong năm.
Bệnh nhân tiểu đường cần phải tích cực đặt câu hỏi, phối hợp với bác sĩ để xây dựng hướng dẫn chăm sóc bàn chân, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Làm gì để phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân?
Ngoài việc tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể tiến hành vài bước sau để ngăn ngừa các biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường.
♦ Để cải thiện lưu lượng máu đến chân, bạn nên đi bộ càng thường xuyên càng tốt với giày kín ngón chân hoặc giày thể thao chắc chắn, thoải mái. Tập thể dục cũng giúp rất có ích cho việc giảm huyết áp và giảm cân.
Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện các thay đổi, kiểm tra các vết cắt, đau nhức hoặc vết loét. Bạn phải trao đổi với bác sĩ về bất kỳ vết thương, vết cắt hoặc lở loét nào trên bàn chân ngay lập tức. Để giữ cho đôi chân khỏe mạnh, hãy làm theo những lời khuyên sau:
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày, kể cả kẽ ngón chân
- Khám bệnh nếu bạn phát hiện chân có vết cắt, vết loét, vết thương, đau nhức, sưng, đỏ, vùng da bị nóng hoặc dị tật
- Không đi chân trần, kể cả đi trong nhà. Các vết lở loét nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng. Đi bộ trên vỉa hè nóng mà không mang giày có thể gây hại mà bạn không cảm nhận được
- Không hút thuốc, vì có thể làm hẹp mạch máu và góp phần làm máu kém lưu thông càng làm cho biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường nặng hơn
- Giữ chân sạch sẽ và khô ráo – không ngâm nước. Thấm nhẹ cho khô; không chà xát
- Giữ ẩm da sau khi làm sạch, trừ kẽ ngón chân
- Tránh ngâm nước nóng quá lâu. Nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm bằng bàn tay, không sử dụng chân
- Cắt móng chân sau khi tắm. Cắt ngang qua và sau đó giũa bằng giũa móng mềm. Giũa các cạnh sắc và không cắt lớp biểu bì
- Sử dụng đá bọt cho các vết chai sạn. Không tự cắt vết chai, cục chai hoặc sử dụng hóa chất không do bác sĩ kê toa
- Tìm đến chuyên gia để chăm sóc móng chân và các mô sẹo
- Mang giày vừa vặn và tất bằng sợi tự nhiên (ví dụ cotton hoặc len). Không mang giày mới liên tục trong nhiều hơn một giờ và kiểm tra bàn chân cẩn thận sau khi cởi giày. Kiểm tra các phần nhô ra hay vật thể khác bên trong giày trước khi mang
- Hạn chế đi giày cao gót và giày có mũi nhọn
- Nếu bàn chân bị lạnh, hãy mang tất để giữ ấm
- Cử động ngón chân và lắc mắt cá chân trong khi ngồi
- Không bắt chéo chân, vì làm vậy có thể hạn chế lưu thông máu
- Thư giãn và nâng cao chân nếu chân bạn bị chấn thương.
Bạn có thể hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường đến bàn chân nếu bạn siêng năng và duy trì lượng đường trong máu thích hợp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm tra chân hàng ngày.
Bệnh nhân tiểu đường cần phải tích cực đặt câu hỏi, phối hợp với bác sĩ để xây dựng hướng dẫn chăm sóc bàn chân, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Làm gì để phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân?
Ngoài việc tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể tiến hành vài bước sau để ngăn ngừa các biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường.
♦ Để cải thiện lưu lượng máu đến chân, bạn nên đi bộ càng thường xuyên càng tốt với giày kín ngón chân hoặc giày thể thao chắc chắn, thoải mái. Tập thể dục cũng giúp rất có ích cho việc giảm huyết áp và giảm cân.
Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện các thay đổi, kiểm tra các vết cắt, đau nhức hoặc vết loét. Bạn phải trao đổi với bác sĩ về bất kỳ vết thương, vết cắt hoặc lở loét nào trên bàn chân ngay lập tức. Để giữ cho đôi chân khỏe mạnh, hãy làm theo những lời khuyên sau:
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày, kể cả kẽ ngón chân
- Khám bệnh nếu bạn phát hiện chân có vết cắt, vết loét, vết thương, đau nhức, sưng, đỏ, vùng da bị nóng hoặc dị tật
- Không đi chân trần, kể cả đi trong nhà. Các vết lở loét nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng. Đi bộ trên vỉa hè nóng mà không mang giày có thể gây hại mà bạn không cảm nhận được
- Không hút thuốc, vì có thể làm hẹp mạch máu và góp phần làm máu kém lưu thông càng làm cho biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường nặng hơn
- Giữ chân sạch sẽ và khô ráo – không ngâm nước. Thấm nhẹ cho khô; không chà xát
- Giữ ẩm da sau khi làm sạch, trừ kẽ ngón chân
- Tránh ngâm nước nóng quá lâu. Nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm bằng bàn tay, không sử dụng chân
- Cắt móng chân sau khi tắm. Cắt ngang qua và sau đó giũa bằng giũa móng mềm. Giũa các cạnh sắc và không cắt lớp biểu bì
- Sử dụng đá bọt cho các vết chai sạn. Không tự cắt vết chai, cục chai hoặc sử dụng hóa chất không do bác sĩ kê toa
- Tìm đến chuyên gia để chăm sóc móng chân và các mô sẹo
- Mang giày vừa vặn và tất bằng sợi tự nhiên (ví dụ cotton hoặc len). Không mang giày mới liên tục trong nhiều hơn một giờ và kiểm tra bàn chân cẩn thận sau khi cởi giày. Kiểm tra các phần nhô ra hay vật thể khác bên trong giày trước khi mang
- Hạn chế đi giày cao gót và giày có mũi nhọn
- Nếu bàn chân bị lạnh, hãy mang tất để giữ ấm
- Cử động ngón chân và lắc mắt cá chân trong khi ngồi
- Không bắt chéo chân, vì làm vậy có thể hạn chế lưu thông máu
- Thư giãn và nâng cao chân nếu chân bạn bị chấn thương.
Bạn có thể hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường đến bàn chân nếu bạn siêng năng và duy trì lượng đường trong máu thích hợp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm tra chân hàng ngày.
Xem thêm: Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?
Tin mới nhất
- Tiền tăng huyết áp có phải là tình trạng báo động?
- Tại Sao Nấm Linh Chi Được Coi Là “Thần Dược” Trong Các Loại Thảo Dược
- Tác hại của thuốc lá đến mẹ bầu và trẻ nhỏ
- Những dấu hiệu cơ bản nhận biết ung thư vòm họng chính xác nhất
- 8 thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến hiện nay
- Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chẩn đoán và chữa trị
- Những lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng nấm lim xanh đúng cách
- Ung thư mũi: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bạn đã thật sự hiểu hết ý nghĩa của các món ăn ngày Tết?
- 10 thực phẩm chống lão hóa cho tuổi 40 khỏe mạnh
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bị nóng – bà bầu ăn gì cho mát và tốt cho thai nhi?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Giải pháp điều trị viêm xoang hàm Quân Dân 102 có thực sự hiệu quả? Review từ người bệnh
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đứng lên ngồi xuống hoặc co duỗi chân bị đau đầu gối là bị gì?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 5 Cách chữa yếu sinh lý bằng quả vải ai cũng dùng được