Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không, điều trị thế nào? [Chi Tiết]

Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây với những thông tin bổ ích về viêm amidan ở trẻ và cách hạn chế những biến chứng nguy hiểm từ viêm amidan.

Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm amidan ở trẻ có thể được gây ra do virus hoặc vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường thuyên giảm, khỏi hẳn trong vài ngày tới 2 tuần. Ở trẻ nhỏ, viêm amidan hiếm khi đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, viêm amidan có thể gây ra một số biến chứng cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không tùy thuộc vào chiến lược ngăn ngừa biến chứng của cha mẹ

Cha mẹ có thể tìm lời giải cho thắc mắc viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không ngay dưới đây:

Đau họng và nuốt đau

Đây là 2 triệu chứng điển hình của viêm amidan. Chúng có thể khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng hoặc bỏ ăn do bị đau khi nuốt.

Ăn uống đầy đủ là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Trẻ bị viêm amidan cấp tính không có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu viêm amidan trở thành mãn tính hoặc tái phát, sẽ làm tăng nguy cơ trẻ biếng ăn trong một thời gian dài. Điều này sẽ khiến trẻ mất đi cơ hội nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Ngưng thở khi ngủ

Viêm amidan là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Đây là tình trạng khiến trẻ bị ngừng thở một thời gian ngắn trong khi ngủ. Sự gián đoạn này làm giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm và khiến trẻ mệt mỏi vào ban ngày.

Dấu hiệu ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em bao gồm:

  • Ngáy, thường có lúc tạm dừng, khịt mũi hoặc thở hổn hển
  • Thở nặng trong khi ngủ
  • Rất khó ngủ và ngủ ở những tư thế bất thường
  • Đái dầm (đặc biệt ở những trẻ lớn)
  • Buồn ngủ ban ngày hoặc gặp các vấn đề hành vi
  • Mộng du hoặc gặp ác mộng vào ban đêm

Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2015 trên Tạp chí Therapeutic Advances in Chronic Disease, ngưng thở khi ngủ cũng liên quan đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong do nguyên nhân này.

Nhìn chung, ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ có thể gây ra:

  • Mệt mỏi
  • Tăng huyết áp
  • Thay đổi tâm trạng
  • Phiền muộn
  • Giảm sự tập trung
  • Đau tim
  • Suy tim sung huyết
  • Nhịp tim bất thường
  • Đột quỵ

Ngưng thở khi ngủ xảy ra ở khoảng 1 – 4% trẻ mắc viêm amidan. Phương pháp điều trị được đề nghị là phẫu thuật cắt bỏ amidan và VA. Nếu không điều trị viêm amidan dứt điểm, trẻ rất có thể mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ vĩnh viễn.

Viêm tai giữa

Viêm midan có thể phát triển thành nhiễm trùng thứ phát ở tai giữa. Các amidan có thể nhìn thấy phía sau lưỡi khi há miệng to chỉ là một phần của vòng bạch huyết quanh hầu. Vòng bạch huyết này còn gọi là Waldeyer, bao gồm VA, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan lưỡi. Khi trẻ bị viêm amidan, tất cả các mô này đều tăng kích thước.

Viêm tai giữa có thể là hệ quả của viêm amidan ở trẻ em

Trong khi đó, tai giữa giống như một chiếc hộp chứa đầy khí nằm phía sau màng nhĩ. Tai giữa nối với mặt sau của cổ họng bằng ống Eustachian. Các mô VA (phần cao nhất của amidan) nằm ở phía sau mũi và bên cạnh ống Eustachian.

Khi VA bị sưng do nhiễm trùng, nó có thể chặn ống Eustachian và dẫn đến sự chênh lệch áp suất trong tai. Điều này có thể gây ra tràn dịch (hoặc tích tụ chất lỏng) trong tai và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Cùng với các triệu chứng viêm amidan điển hình, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ lớn bao gồm:

  • Đau tai
  • Mất thăng bằng
  • Sốt
  • Khó nghe
  • Sổ mũi
  • Khó chịu
  • Biếng ăn

Ở những trẻ chưa biết nói hoặc chưa thể diễn đạt được cảm giác của bản thân, cha mẹ có thể nhận biết viêm tai giữa ở trẻ thông qua các biểu hiện:

  • Quấy khóc
  • Thường đưa tay lên tai, đầu
  • Khó ngủ
  • Sốt
  • Vụng về
  • Mất thăng bằng
  • Phản ứng chậm với âm thanh, hoặc không phản ứng
  • Có dịch chảy ra từ tai

Viêm tai giữa ở trẻ cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng, như viêm xương chũm, viêm màng não, giảm hoặc mất thính lực vĩnh viễn, thủng màng nhĩ…

Áp xe quanh amidan

Nếu viêm amidan liên cầu khuẩn không thuyên giảm, một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là viêm mô tế bào amidan sẽ xảy ra. Trong một số trường hợp, viêm mô tế bào amidan có thể khiến mủ tích tụ xung quanh amidan hay áp xe amidan. Áp xe có thể gây chèn ép đường thở và gây ra đau đớn.

Các triệu chứng áp xe amidan chỉ xuất hiện ở một bên, có thể khiến bệnh nhi:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Cứng hàm, khó mở miệng lớn
  • Chảy nước dãi
  • Khó nuốt nước bọt
  • Sưng ở mặt hoặc ở cổ
  • Giọng nói thay đổi
  • Đau đầu
  • Đau hàm
  • Đau tai

Biến chứng của áp xe amidan ở trẻ có thể dẫn tới viêm phổi, tắc nghẽn cổ họng, khó thở, nhiễm trùng ở các bộ phận kề cận…

Sốt thấp khớp

Nếu viêm amidan là do liên cầu khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây ra một tình trạng gọi là sốt thấp khớp hay thấp tim.

Sốt thấp khớp là một rối loạn viêm chủ yếu được tìm thấy ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 16

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến van tim, khớp và các mô khác. Đôi khi nó có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau họng
  • Amidan bị sưng to và đỏ
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau cơ và khớp
  • Nốt nhỏ dưới da, không đau
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Mệt mỏi
  • Khó thở

Trẻ dưới 3 tuổi thường chỉ sốt nhẹ (dưới 38°C), trẻ trên 3 tuổi có thể sốt cao hơn (trên 38°C).

Nếu tim bị ảnh hưởng bởi sốt thấp khớp, khi phẫu thuật, bệnh nhi đều cần phải tiêm kháng sinh để hạn chế khả năng bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu. Điều trị không triệt để có thể dẫn tới hở van tim, thu hẹp van tim, yếu cơ tim, rung nhĩ, thậm chí suy tim.

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận sau khi nhiễm liên cầu khuẩn (PSGN) là một rối loạn viêm hiếm gặp ở thận. Nó có thể khởi phát từ viêm amidan do liên cầu khuẩn, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Rối loạn này khiến thận hoạt động kém hiệu quả.

Những người bị viêm cầu thận thường hồi phục trong một vài tuần, hiếm khi gặp biến chứng nghiêm trọng hoặc phát triển thành mãn tính. Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm cầu thận cấp có thể tiến triển nhanh, khiến việc hồi phục hoàn toàn chức năng thận cần nhiều thời gian và công sức hơn.

Trẻ bị viêm amidan có điều trị được không? Điều trị thế nào?

Có thể thấy viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc và điều trị bệnh. Viêm amidan ở trẻ có thể điều trị tốt nếu phát hiện sớm và áp dụng các giải pháp hợp lý.

Cha mẹ có thể tham khảo cách điều trị như sau:

Giải pháp tự nhiên

Cho dù viêm amidan do virus hoặc vi khuẩn gây ra, hệ thống miễn dịch có thể giúp loại bỏ mầm bệnh trong vòng một vài ngày. Để quá trình này diễn ra thuận lợi, cha mẹ có thể giúp đỡ con theo những cách sau:

Giải tỏa căng thẳng cho trẻ có thể giúp ích trong việc hồi phục sức khỏe
  • Nghỉ ngơi nhiều

Khi cơ thể trẻ bị căng thẳng, trẻ cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để giúp tăng tốc độ phục hồi. Ưu tiên dành phần lớn thời gian để ngủ ngon. Trẻ dưới 3 tuổi có thể cần ngủ ít nhất 12 tiếng mỗi ngày. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi nên ngủ đủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Thanh thiếu niên cần ngủ 7 – 11 tiếng mỗi ngày.

Trẻ cũng nên tránh hoạt động mạnh, chơi thể thao hoặc học tập căng thẳng. Bất kỳ căng thẳng không mong muốn nào cũng có thể làm năng lượng của trẻ bị sụt giảm nghiêm trọng.

  • Giảm các triệu chứng đau cổ họng

Đau họng và sưng họng rất phổ biến ở những người bị viêm amidan. Vì vậy, hãy giảm đau cho trẻ bằng bất cứ cách nào cha mẹ có thể thực hiện ở nhà trước khi chuyển sang thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh.

Hãy cho trẻ thử uống nước ấm để giúp giảm bớt sự khó chịu trong cổ họng. Mút một mẩu đá hoặc kem lạnh cũng có thể giảm sưng. Phương pháp này luôn được các bé đón nhận và vô cùng thích thú. Tuy nhiên, cha mẹ nên kiểm soát lượng đồ ăn lạnh mà bé ăn trong ngày.

Với triệu chứng khó nuốt, cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm và mịn, như nước ép rau củ quả, sinh tố trái cây, khoai tây nghiền, soup và sữa chua. Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể tránh bị mất nước. Nhưng cha mẹ hãy cẩn thận với bất kỳ đồ ăn thức uống nào gây khó chịu, như chất lỏng quá nóng, đồ uống có đường hoặc axit, nước ngọt có gas, đồ ăn cứng, cay nóng…

Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm viên ngậm (chứa bạc hà, cam thảo…) cũng có thể giúp làm dịu cổ họng. Cách làm này chỉ nên áp dụng cho những trẻ lớn, đã biết súc miệng và ăn thô tốt.

Cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống trà mật ong pha với quế hoặc gừng. Đây là phương thuốc cổ xưa giúp điều trị tất cả các bệnh liên quan tới viêm nhiễm ở khoang miệng và cổ họng.

Mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mật ong có thể ức chế khoảng 60 loài vi khuẩn một cách tự nhiên. Nó có thể giúp giảm đau. Mật ong giảm các triệu chứng nhiễm trùng khác trong đường hô hấp tương tự như một loại thuốc ho.

  • Tăng thêm độ ẩm

Máy tạo hơi nước và máy tạo độ ẩm giúp cấp thêm ẩm cho không khí, có thể làm giảm sự khó chịu, đau ở miệng và cổ họng do hít thở không khí khô liên tục. Điều này đặc biệt đúng trong những ngày thời tiết hanh khô, mùa Đông hoặc ngồi lâu trong phòng kín bật điều hòa nhiệt độ.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch mạnh mẽ ở trẻ.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chống viêm, bao gồm:

  • Rau lá xanh đậm
  • Rau họ Cải, như bắp cải, bông cải xanh, cải thìa, bông cải trắng…
  • Quả mọng, như việt quất, mâm xôi, dâu tây…
  • Thực phẩm giàu omega-3, như cá hồi và hải sản đánh bắt tự nhiên
  • Các loại hạt, như hạt chia, hạt lanh, hạt bí ngô…
  • Dầu chưa tinh chế, như dầu olive nguyên chất và dầu dừa
  • Gia vị, như mật ong, gừng, nghệ, tỏi…

Một số chất bổ sung, tinh dầu và thảo mộc cũng có thể có lợi cho việc giảm sưng các hạch bạch huyết, bao gồm:

  • Tinh dầu thoa ở cổ họng, như tinh dầu trầm hương, tinh dầu kinh giới Địa Trung Hải, tinh dầu chanh…
  • Thảo mộc giảm viêm, giảm ho, giảm đau họng và giảm đau, như cây du trơn, cam thảo, cây xô thơm, cúc dại echinacea… Chúng có thể được tìm thấy trong các loại trà, cồn thuốc hoặc viên nang.

Đồng thời, trẻ cũng cần tránh những thực phẩm có khả năng làm đảo lộn hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn và miễn dịch, như:

  • Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến, như sữa, gluten, đậu nành/đậu tương, động vật có vỏ…
  • Thịt chất lượng thấp, như thịt từ gia súc, gia cầm tiêm kháng sinh hoặc hormone
  • Rau củ quả có dư lượng thuốc trừ sâu
  • Dầu thực vật tinh chế
  • Thực phẩm chế biến có chứa độc tố hóa học, chất bảo quản và thành phần nhân tạo
  • Đồ ăn nhẹ đóng gói chứa nhiều đường
  • Thuốc giảm đau, viên ngậm và thuốc xịt họng

Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt

Nếu trẻ vẫn còn đau nhiều sau khi áp dụng các biện pháp tự nhiên, cha mẹ hãy thận trọng trong việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Khi dùng thuốc, luôn luôn làm theo hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo rằng bạn đang dùng đúng liều vào khoảng thời gian thích hợp. Mặc dù có thể giảm đau và hạ sốt nhanh, nhưng nhiều loại không an toàn cho trẻ nhỏ hoặc có chứa các hoạt chất, chất bổ sung khá vô dụng.

Nên tham vấn bác sĩ, dược sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ thuốc gì

Cha mẹ không nên cho trẻ dùng nước súc miệng sát trùng mạnh, thuốc thông mũi và thuốc chống dị ứng. Những thuốc này không chống lại được nguyên nhân gây viêm amidan. Chúng thậm chí có thể làm các triệu chứng nặng hơn.

Trẻ có thể sử dụng viên ngậm và sản phẩm xịt miệng sát khuẩn nhẹ. Tuy không điều trị tận gốc viêm amidan, nhưng chúng có thể hỗ trợ giảm đau họng.

Lưu ý: Không dùng Ibuprofen nếu trẻ có tiền sử loét dạ dày, khó tiêu, hen suyễn hoặc bệnh thận. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không nên dùng Aspirin.

Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị viêm amidan do vi khuẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc kháng sinh có thể làm giảm thời gian bị bệnh khoảng 1 ngày. Chúng cũng có thể làm giảm các biến chứng của viêm amidan, chẳng hạn như sốt thấp khớp.

Thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị viêm amidan cho trẻ là:

  • Penicillin
  • Clindamycin
  • Cephalosporin

Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ cho trẻ, chẳng hạn như đau dạ dày, tiêu chảy hoặc phát ban.

Cắt amidan

Trong những năm đầu đời của trẻ, amidan có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh. Chức năng của amidan sẽ dần dần suy giảm khi trẻ lớn lên. Bởi vậy, bác sĩ thường chỉ khuyến nghị cắt amidan trong trường hợp bất khả kháng.

Nếu trẻ bị viêm amidan mãn tính, viêm amidan tái phát hoặc các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, trẻ có thể cần được loại bỏ amidan. Phẫu thuật amidan cũng phần nào giúp bố mẹ yên tâm về viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không.

Thuốc Đông y

Điều trị amidan cho trẻ bằng phương pháp Đông y ngày càng được nhiều người tin tưởng. Các bài thuốc Đông y dựa trên các vị thuốc tự nhiên, nên hiếm khi tiềm ẩn những rủi ro về tác dụng phụ cho người sử dụng.

Nên cho trẻ đi thăm khám ở các cơ sở Đông y uy tín

Tuy nhiên, với mùi hăng và vị đắng, trẻ thường không hợp tác khi uống thuốc. Bên cạnh đó, thuốc Đông y có công dụng điều trị chậm hơn thuốc Tây. Từ đó khiến cha mẹ nản lòng, mất kiên nhẫn.

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể lựa chọn các bài thuốc Đông y trị viêm amidan cho trẻ được bào chế dưới dạng viên, siro, thuốc nước…

Với những thông tin về viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không, cha mẹ nên có một chiến lược tốt để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, giảm mức độ nguy hiểm và nhưng rủi ro không đáng có cho con trẻ.

Thông tin bổ ích:

  • Viêm amidan uống thuốc gì cho hiệu quả tốt nhất?
  • Viêm amidan nên ăn gì để bệnh khỏi nhanh nhất?

Xem thêm: 6 lợi ích sức khỏe mà chế độ ăn uống không đường mang lại

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!