Bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi và những điều cần biết

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người đã bước qua độ tuổi 55. Tuy nhiên, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi là vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm kịp thời để tránh những diễn biến xấu xảy ra.

Thoái hóa khớp gối là vấn đề xương khớp thường gặp ở người già nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa

Nguy cơ thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Quá trình thoái hóa xương khớp thường sẽ khởi phát cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, hiện nay có rất nhiều người bị thoái hóa khớp gối khi tuổi còn trẻ. 

1. Nguyên nhân

Nếu bệnh thoái hóa khớp ở người già khởi phát do nguyên nhân chính là tuổi tác thì ở những người trẻ, bệnh sẽ xuất hiện do các nguyên nhân sau:

Chấn thương

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến người trẻ mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Người trẻ thường phải vận động nhiều và mạnh nên rất dễ gặp phải va chạm bởi các tác nhân vật lý.

Những chấn thương mà bạn gặp phải ngay tại khớp gối sẽ khiến cho sụn khớp cùng hệ thống mô cơ và dây thần kinh xung quanh bị tổn thương. Khi vận động, các đầu xương thường sẽ ma sát vào nhau khiến sụn khớp dễ bị bào mòn.

Đặc biệt nhất là những chấn thương khiến mao mạch xuất hiện cục máu đông. Điều này khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở. Máu và dưỡng chất sẽ không thể di chuyển đến khớp gối để chữa lành những tổn thương ở mô sụn. Từ đó khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng.

Lười vận động

Đây là thói quen xấu ở rất nhiều người trẻ hiện nay, diễn ra phổ biến nhất ở những người làm công việc văn phòng. Thói quen này khiến cho chức năng vận động của hệ xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng giảm rõ rệt.

Ngoài ra, việc lười vận động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng tuần hoàn máu. Điều này cản trợ máu và oxy đến nuôi dưỡng sụn khớp, khiến cho dịch khớp giảm. Tình trạng khô dịch khớp khiến đầu xương va chạm mạnh khi di chuyển, mài mòn tế bào sụn.

Chế độ ăn uống

Để đảm bảo cho sự tái tạo sụn và cơ xương, bạn luôn phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là canxi và vitamin D sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của xương khớp.

Không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng sẽ khiến sụn khớp không được nuôi dưỡng tốt. Nhất là khi sụn đang bị tổn thương sẽ rất khó tái tạo và bù đắp hư tổn. Điều này khiến vấn đề thoái hóa có cơ hội phát sinh và tiến triển nhanh.

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những yếu tố khiến người trẻ bị thoái hóa khớp gối

Đặc biệt, ở đối tượng người trẻ, vấn đề ăn uống thường rất cẩu thả. Thường xuyên dung nạp thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều gia vị. Những nhóm thực phẩm này không chỉ có hại cho xương khớp mà còn khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát. Ngoài ra, chúng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch…

Béo phì

Khớp gối là một trong những khớp chính phải chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể trong quá trình vận động. Tình trạng này duy trì trong thời g
ian dài sẽ khiến cho mô sụn bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân kích hoạt hiện trạng thoái hóa khớp ở người trẻ.

Bên cạnh đó, khi bị béo phì, hàm lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ luôn ở mức cao. Yếu tố này cũng sẽ kích thích các phản ứng viêm tiến triển nhanh hơn, khiến khớp gối và hệ thống cơ xương sưng đau.

Tư thế xấu, vận động sai cách

Việc duy trì tư thế xấu cả trong sinh hoạt lẫn nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp. Duy trì quá lâu một tư thế hay mang vác vật nặng sai tư thế thường khiến cấu trúc khớp bị thay đổi. Điều này khiến khả năng chịu lực của khớp giảm dần và dẫn đến thoái hóa.

Ngoài ra, tình trạng thoái hóa khớp gối ở người trẻ còn bị kích hoạt bởi sự vận động sai cách. Đặc biệt là rèn luyện thể thao với cường độ mạnh kéo dài. Lúc này, lớp sụn khớp sẽ bị mài mòn dần và thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Lối sống

Người trẻ thường duy trì rất nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt, như:

  • Thức khuya
  • Ngủ không đủ giấc
  • Lạm dụng bia rượu
  • Hút thuốc lá

Đây đều là những vấn đề khiến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tăng lên. Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tổng hợp canxi của cơ thể. Lượng canxi giảm sẽ khiến cho mật độ xương thưa dần khiến hệ thống xương khớp suy yếu và đau nhức khi vận động nhiều.

2. Dấu hiệu nhận biết

Đau nhức là tình trạng khó tránh khỏi khi bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, ở người trẻ tuổi, khi bệnh mới khởi phát, triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với tình trạng đau nhức thông thường. Nhiều người bệnh thường bỏ qua và không phát hiện bệnh ở giai đoạn này.

Tuy nhiên, khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng, các triệu chứng nặng nề hơn có thể phát sinh:

  • Khớp gối đau nhức dữ dội
  • Cứng khớp, nhất là khi ngủ dậy
  • Khớp có dấu hiệu sưng viêm
  • Tình trạng đau nhức lan tỏa khi hệ thống dây thần kinh bị chèn ép
  • Khớp phát ra các âm thanh lạ khi chuyển động
Ngoài đau nhức, những người trẻ tuổi có thể sẽ gặp tình trạng sưng viêm khi bị thoái hóa khớp gối

3. Biến chứng

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ thường dễ xảy ra biến chứng hơn so với người già. Bởi người trẻ tuổi nhu cầu vận động thường lớn hơn rất nhiều. Mặc dù khớp gối bị tổn thương nhưng người bệnh rất khó tránh khỏi việc phải vận động nhiều trong lao động cũng như sinh hoạt. Điều này khiến cho mức độ tổn thương diễn biến xấu và cản trợ quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, người trẻ thường hay chủ quan khi khớp gối đau nhức. Dẫn đến việc điều trị muộn, điều này khiến cho cơ bắp và dây thần kinh bị chèn ép, khớp bị biến dạng. Không ít người bệnh phải đứng trước nguy cơ bại liệt, mất khả năng vận động hoàn toàn.

Ngoài ra, nếu khớp bị tổn thương quá nghiêm trọng, buộc phải thực hiện phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo thì còn rất nhiều vấn đề phát sinh. Bởi khớp nhân tạo chỉ có tuổi thọ khoảng 10 – 20 năm. Chính vì vậy, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thay khớp lần hai. Cùng với đó là rất nhiều biến chứng có thể phát sinh cả trong và sau phẫu thuật.

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải để đưa ra các chẩn đoán ban đầu. Tiếp đến, một số thực nghiệm vận động sẽ được thực hiện để kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp.

Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, một vài xét nghiệm hình ảnh sẽ được yêu cầu:

  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Hình ảnh từ các xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ quan sát mức độ tổn thương khớp từ bên trong, đồng thời phát hiện ra những sai lệch ở cấu trúc khớp nếu có. Từ đó, chẩn đoán xác định sẽ được đưa ra, phục vụ tốt hơn trong việc lựa chọn phác đồ điều trị.

Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Đối với bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi, việc điều trị sẽ tập trung vào khắc phục triệu chứng. Từ đó, giúp cải thiện khả năng vận động của khớp gối và ức chế sự tiến triển của quá trình thoái hóa.

Một số nhóm thuốc Tây y có thể sẽ được bác sĩ kê toa:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc tiêm

Những loại thuốc trên đem lại hiệu quả giảm đau, kháng viêm nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng ngoại ý. Chính vì vậy bạn cần cẩn trọng khi sử dụng. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ và tuyệt đối không tự ý thay đổi kế hoạch dùng thuốc.

Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kết hợp với vật lý trị liệu để mang lại kết quả tốt hơn. Các liệu pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ giảm đau cũng như tăng phạm vi chuyển động cho khớp.

Vật lý trị liệu là phương pháp được khuyến khích trong điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ

Sau đây là một số liệu pháp thông dụng:

  • Bài tập vận động trị liệu cho khớp gối
  • Nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Sóng ngắn
  • Massage trị liệu

Ở người trẻ tuổi, tình trạng thoái hóa khớp gối thường có xu hướng được khắc phục tương đối nhanh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người bệnh vẫn gặp phải các vấn đề không mong muốn khi điều trị. 

Khi khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng vận động của người bệnh bị đe dọa thì vấn đề phẫu thuật sẽ có thể được cân nhắc. Tuy nhiên, ở người trẻ, việc phẫu thuật thường không được khuyến khích. Bởi mặc dù chức năng vận động của khớp có thể được cải thiện nhưng sẽ có rất nhiều di chứng hậu phẫu kèm theo.

Ngăn ngừa thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Ở người trẻ tuổi, quá trình tái tạo sụn và khớp xương thường diễn ra nhanh. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

Bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Cẩn trọng trong lao động, chơi thể thao hay tham gia giao thông để hạn chế nguy cơ gặp chấn thương. Nếu không may gặp phải cần điều trị dứt điểm để tránh chấn thương để lại di chứng.
  • Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện thể dục thể thao. Tập luyện với cường độ và thời gian tương thích với thể trạng sức khỏe của bản thân. Tránh những môn vận động mạnh hay tác dụng nhiều lực lên khớp gối.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp. Nếu bị thừa cân, béo phì thì nên thực hiện các liệu pháp giảm cân.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, tránh mệt mỏi, căng thẳng hay thức quá khuya.
  • Tránh tư thế xấu cả trong vận động lẫn nghỉ ngơi.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là canxi và vitamin D. Hạn chế rượu bia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều muối đường.

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính, cho đến nay vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, những người trẻ tuổi cần hết sức cẩn trọng, thực hiện tốt những phương pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: Yếu sinh lý nặng cỡ nào cũng khỏi nếu bạn biết đến bí mật này sớm hơn

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!