Có cả 100 nguyên nhân mất ngủ, nhưng số 3 hay gặp nhất
Uống nhiều cà phê vào buổi chiều tối, phòng ngủ nhiều tiếng ồn, xem điện thoại trước khi đi ngủ, căng thẳng quá mức… là những nguyên nhân mất ngủ hay gặp nhất. Xác định được “thủ phạm” gây bệnh sẽ giúp bạn có cách khắc phục hiệu quả để sớm tìm lại được giấc ngủ ngon.
11 nguyên nhân mất ngủ phổ biến
Lối sống, thói quen ăn uống sinh hoạt, bệnh tật … Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Những thủ phạm gây mất ngủ bao gồm:
1. Mất ngủ do lối sống và thói quen ngủ thiếu khoa học
Chứng mất ngủ có thể phát triển bởi lối sống và thói quen ngủ thiếu khoa học bạn đang duy trì. Cụ thể, bạn có nguy cơ bị mất ngủ cao nếu có những thói quen như:
- Làm việc, tập thể dục vào buổi tối: Những hoạt động thể chất náy đều gây kích thích thần kinh trung ương khiến bạn tỉnh táo và là nguyên nhân gây khó ngủ.
- Ngủ nhiều vào giấc trưa: Một giấc ngủ ngắn vào đầu giờ chiều có thể giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu ngủ quá nhiều vào buổi trưa, bạn có thể phải đối diện với tình trạng mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm.
- Đi ngủ không đúng giờ: Đi ngủ một cách tùy hứng vào bất cứ thời gian nào hoặc cố gắng ngủ bù cho một giấc ngủ đã mất sẽ khiến đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn. Thói quen này kéo dài sẽ gây khó ngủ cùng cảm giác mệt mỏi, choáng váng sau khi thức dậy.
2. Nguyên nhân khó ngủ do đặc thù công việc
Một số người bị mất ngủ do tính chất công việc phải làm theo ca hoặc làm vào ban đêm. Điều này bắt buộc họ phải ngủ vào những giờ phi truyền thống, đặc biệt là ngủ vào ban ngày. Từ đó gây nhầm lẫn cho đồng hồ sinh học, mất ngủ, khó ngủ là hậu quả tất yếu.
Theo đó, bạn sẽ có nguy cơ bị mất ngủ cao nếu làm những cộng việc như:
- Nhân viên y tế
- Công nhân làm việc ca đêm
- Nhân viên cầu đường
- Tiếp tân khách sạn…
3. Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Ngày nay, nhiều người có thói quen dùng điện thoại, máy tính lướt web, xem phim, đọc báo trước khi đi ngủ. Đây chính là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất hiện nay.
Lý giải về hiện tượng này, y học cho rằng ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ khiến não bộ lầm tưởng là ánh sáng ban ngày. Từ đó gây ức chế quá trình sản xuất melatonin – một loại nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ.
4. Mất ngủ do căng thẳng, lo âu quá mức
Hầu hết người trưởng thành sẽ gặp khó khăn với việc chìm vào giấc ngủ trong khi đầu óc vẫn đang ở trạng thái lo âu, căng thẳng quá mức. Những biểu hiện lo âu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ bao gồm:
- Stress
- Trong đầu luôn xuất hiện những suy nghĩ về những chuyện đã qua
- Lo lắng quá mức về những chuyện đã hoặc sắp xảy ra trong tương lai
- Cảm thấy bản thân phải gánh vác một trách nhiệm quá lớn…
Vậy tại sao lại mất ngủ khi bạn bị lo âu, căng thẳng?
Không khó để lý giải về vấn đề này. Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng quá mức có thể tạo điều kiện thuận lợi để các gốc tự do phát triển nhiều. Nó gây tổn hại đến các mạch máu não và tế bào thần kinh, từ đó cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy lên não. Do không được cung cấp đủ oxy để hoạt động, não sẽ phản ứng lại gây ra nhiều hiện tượng như đau đầu, mất ngủ, choáng váng…
Trường hợp bạn đang bị mất ngủ, những lo lắng về việc làm thế nào để chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và viễn cảnh không ngủ được luôn hiện ra trong đầu càng khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
5. Thói quen ăn quá nhiều vào buổi tối cũng là nguyên nhân gây khó ngủ
Ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày bị quá tải và không thể tiêu hóa hết thức ăn nạp vào trước khi lên giường ngủ. Điều này làm phát sinh cảm giác khó chịu ở dạ dày, khiến bạn bị ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản và cũng khiến đầu óc tỉnh táo, khó ngủ hơn.
6. Mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc
Đôi khi, mất ngủ có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn. Chúng bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc giảm đau
- Thuốc điều trị bệnh hen suyễn
- Thuốc chữa bệnh huyết áp
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc chữa cảm lạnh
- Thuốc trị bệnh ADHD và Parkinson
Ngoài ra, một số sản phẩm, thực phẩm chức năng giảm cân có thể chứa caffeine khiến thần kinh bị kích thích và gây gián đoạn giấc ngủ của người sử dụng.
7. Sử dụng nhiều chất kích thích vào buổi tối
Sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều tối hoặc ban đêm cũng là nguyên nhân mất ngủ cho nhiều người. Các chất kích thích này có thể là:
- Rượu: Một số người có thói quen uống rượu vào mỗi tối. Mặc dù nó có thể giúp nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng lại khiến bạn ngủ không sâu giấc và có tính chất lợi tiểu khiến bạn bị đánh thức giữa đêm.
- Caffeine: Chất kích thích này được tìm thấy nhiều trong cà phê, trà đặc hay coca. Hầu hết mọi người đều biết rằng caffein có thể giúp tinh thần tỉnh táo và uống nó vào buổi sáng để khởi đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên lợi ích này chỉ đến khi bạn sử dụng nó một cách chừng mực. Tiêu thụ quá nhiều có thể gây mất ngủ, đặc biệt là khi dùng vào buổi chiều hoặc buổi tối. Hiệu lực của caffein có thể kéo dài đến 8 giờ, vì vậy đừng nên dùng các thức uống chứa chất này gần giờ đi ngủ.
- Nicotine: Chất kích thích này được tìm thấy trong khói thuốc lá. Nó có thể là nguyên nhân gây mất ngủ và nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho các quý ông.
8. Mất ngủ do mãn kinh
Theo quy luật tự nhiên, ở tuổi trung niên lượng progesterone và estrogen trong cơ thể người phụ nữ sẽ được sản xuất ít dần. Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến tâm trạng của phái yếu trở nên thay đổi thất thường, hay lo lắng thái quá làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ngoài ra, phụ nữ tuổi trung niên cũng thường phải đối diện với những cơn bốc trong người. Nguyên nhân là do sự gia tăng của adrenaline khiến nhiệt độ trong cơ thể cũng tăng cao bất thường. Từ đó gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm và khiến chị em cảm thấy bứt rứt, ngủ không yên giấc.
9. Lão hóa – Nguyên nhân khó ngủ ở người già
Sau 60 tuổi, giấc ngủ và sức khỏe của chúng ta có nhiều thay đổi đáng kể. Thời gian ngủ thường có khuynh hướng trở nên ngắn hơn khi bạn già đi, sức khỏe cũng không còn cường tráng như xưa. Tất cả đều do ảnh hưởng của quá trình lão hóa.
10. Khó ngủ do các vấn đề về sức khỏe
Nhiều vấn đề về y tế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Nếu đang bị mất ngủ kéo dài, hãy coi chừng rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý sau:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Giấc ngủ của bạn có thể bị gián đoạn liên tục mỗi lần bị ngưng thở.
- Thiếu máu não: Máu có chức năng đưa dưỡng chất và oxy lên não. Quá trình này bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến thần kinh trung ương gây mất ngủ.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu nhiều về đêm làm bạn ngủ không yên giấc
- Bệnh thần kinh: Đau đầu, tâm thần, rối loạn giấc ngủ
- Các vấn đề về đường hô hấp: Viêm mũi dị ứng, viêm amidan, hen suyễn, viêm họng…
- Bệnh Alzheimer – một căn bệnh gây sa sút trí nhớ và khiến người
bệnh bồn chồn, khó ngủ - Các vấn đề về cơ xương khớp: Đau nhức mình mẩy, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp…
- Bệnh da liễu: Bệnh eczema, viêm da cơ địa, nổi mề đay, vẩy nến… Chúng gây ngứa da vào ban đêm khiến người bệnh khó lòng ngủ yên giấc.
- Bệnh Parkison: Người bị bệnh thường có khuynh hướng ngủ ít và hay thức dậy giữa đêm
- Các bệnh lý khác: Tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch, trào ngược dạ dày,…
11. Những nguyên nhân mất ngủ khác
Bên cạnh những nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ ở trên, bạn còn có thể bị bệnh vì những lý do sau:
- Phòng ngủ chật chội, nóng nực
- Thay đổi chỗ ngủ hoặc ngủ ở một nơi xa lạ không quen
- Môi trường sống nhiều tiếng ồn
- Ăn uống thiếu chất, không đúng giờ giấc
- Uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Giải pháp trị mất ngủ
Để nhanh chóng tìm lại được giấc ngủ ngon, ngoài việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mất ngủ của bản thân để khắc phục, bạn có thể thử một số giải pháp dưới đây:
- Đảm bảo không gian phòng ngủ thông thoáng, yên tĩnh và đủ tối. Bạn nên tắt hết đèn và các thiết bị điện tử cho dễ ngủ. Dùng nút tai để không còn nghe tiếng ồn bên ngoài. Nếu có thể, hãy mở cửa sổ trong lúc ngủ để không khí trong phòng lưu thông tốt và mát mẻ, tránh sinh mùi khó chịu.
- Cố định khung giờ ngủ: Đồng hồ sinh học của bạn sẽ hoạt động ổn định khi bạn đi ngủ và thức dậy vào đúng một thời điểm mỗi ngày. Cố gắng tuân thủ đúng lịch trình đã định, ngay cả vào những ngày nghỉ cuối tuần để khôi phục lại chu kỳ ngủ tốt.
- Không ngủ trưa quá nhiều: Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài 15 – 30 phút, bạn không nên ngủ quá lâu làm cản trở giấc ngủ vào ban đêm.
- Không tập thể dục, làm việc hoặc sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như nghe nhạc, đọc sách giúp thần kinh được thư giãn và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Không sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ 8 tiếng
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá càng sớm càng tốt
- Không ăn khuya hoặc ăn tối quá muộn. Tránh dùng các món ăn nhiều dầu mỡ và đồ hộp vào buổi tối vì chúng gây khó tiêu, nặng bụng.
- Sắp xếp thời gian làm việc để đi ngủ lúc 9 – 10 giờ tối, tránh thức khuya.
- Sử dụng thuốc chữa mất ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả
- Cuối cùng và quan trọng không kém, bạn cần tiến hành điều trị song song các bệnh lý liên quan là nguyên nhân mất ngủ ở bản thân. Như vậy thì chứng mật ngủ mới được khắc phục triệt để.
Thông tin hữu ích cho bạn
- 20 cách ngủ ngon – chìm sâu vào giấc ngủ mỗi đêm
- Bị mất ngủ nên ăn gì, uống gì để dễ ngủ hơn?
- Mất ngủ sau sinh – 60% mẹ gặp và đây là cách trị
Xem thêm: Mất nước
Tin mới nhất
- Củ Dòm
- Bệnh lao phổi có lây không và lây qua đường nào?
- Làm sao để ngăn ngừa tổn thương đường tiêu hóa do thuốc điều trị khớp?
- Tìm hiểu tác dụng của nấm lim xanh đối với sức khỏe và làm đẹp
- TOP 20 các thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung
- Giải Độc Gan Bằng Thuốc Nam
- Thuốc cốt khí an giá bao tiền, mua ở đâu? Tác dụng và cách dùng
- Vùng kín sau khi quan hệ thay đổi ra sao? Có bị rộng và thâm hơn không?
- Bệnh thoát vị đĩa đệm tiếng anh là gì? Từ vựng và dịch thuật
- Rối loạn điện giải: Hiểu rõ để phòng ngừa sớm
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nóng vội tìm cách hạ đường huyết nhanh, bạn có thể nhận cái kết đắng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ [Hỏi đáp chuyên gia] Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh viêm đại tràng mạn tính
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh suy thận mạn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách làm chậm quá trình suy thận mạn