Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày – Bác sĩ kê đơn
Thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamine H2, thuốc kháng sinh,… là các loại thuốc tây chữa đau dạ dày được sử dụng khá phổ biến. Các loại thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn, hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc thiếu thận trọng có thể gây ra các phản ứng bất lợi.
Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày thường được bác sĩ kê toa
Đau dạ dày có thể khởi phát do một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellisone,… Triệu chứng này cũng có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ăn không ngon,…
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc tây chữa đau dạ dày sau đây:
1. Thuốc giảm đau chống co thắt
Thuốc giảm đau chống co thắt được sử dụng nhằm làm giảm cơn đau và các triệu chứng phát sinh do dạ dày co thắt quá mức. Nhóm thuốc này làm thư giãn hoặc gây ức chế PDE 4 trong tế bào cơ trơn nhằm chống lại hoạt động co thắt của dạ dày và các cơ quan nội tạng khác.
Tuy nhiên nhóm thuốc giảm đau chống co thắt không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, gan, thận,…
Hai hoạt chất chống co thắt thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày, bao gồm:
– Alverin
Alverin có tác dụng giúp thư giãn cơ trơn của dạ dày và đường ruột. Thuốc được sử dụng nhằm làm giảm cơn đau do viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Các biệt dược có chứa hoạt chất Alverin, bao gồm: Sparenil, Cadispasmin, Spasmonavin, Spasmaverin,…
– Drotaverin
Drotaverin có tác dụng chống co thắt dạ dày bằng cách ức chế chọn lọc phosphodiesterase 4 ở tế bào cơ trơn. Tương tự Alverin, Drotaverin có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau ở dạ dày và cơn đau do rối loạn chức năng ruột. Các biệt dược có chứa hoạt chất Drotaverin, bao gồm: Pymenospain, Nospa,…
2. Thuốc giảm đau dạ dày nhóm Antacid
Nhóm thuốc Antacid (thuốc kháng acid) có tác dụng làm giảm dịch vị dư thừa trong dạ dày và bảo vệ vùng niêm mạc bị loét. Loại thuốc này có thể được sử dụng với hầu hết các bệnh lý ở dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp,…
Các loại thuốc Antacid thường được bào chế ở dạng gel, bao gồm: Varogel, Pepsane, Grangel, Phospholugel, Yumangel,… Ngoài ra có một số loại kháng acid được bào chế ở dạng viên như KremilS và Maalox.
Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc kháng acid cho người đang thực hiện chế độ ăn kiêng magie, người mắc bệnh thận, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 3 tháng tuổi,…
3. Thuốc kháng histamine H2
Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng ức chế chọn lọc thụ thể H2 ở tế bào viền của dạ dày nhằm hạn chế quá trình bài tiết dịch vị khi có tác nhân kích thích (sử dụng caffeine, đói, ăn uống,…). Tuy nhiên tác dụng giảm tiết acid của loại thuốc này có thể phục hồi sau khi ngưng sử dụng.
Thuốc kháng histamine H2 thường được chỉ định với trường hợp đau dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét đạ ày – tá tràng tiến triển, trào ngược dạ dày thực quản gây loét và đa u tuyến nội tiết. Các loại thuốc kháng histamine H2 được sử dụng trong điều trị đau dạ dày, bao gồm: Cimitedin, Nizatidin, Ranitidin và Famotidin.
Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này cho các đối tượng sau:
- Người có nguy cơ ung thư dạ dày
- Bệnh nhân suy thận và suy gan
Ngoài ra nhóm thuốc kháng histamine H2 có thể tương tác với nhiều loại khác, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng phối hợp. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kháng histamine H2 để điều trị đau dạ dày có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ như chóng mặt, trầm cảm, bồn chồn, tiêu chảy, phát ban, dị ứng, ảo giác, mất phương hướng,…
Nếu đang gặp phải các vấn đề về đau dạ dày – Hãy kết nối ngay để được tư vấn cụ thể
4. Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch vị ở dạ dày. Cơ chế của nhóm thuốc này là ức chế enzyme hydro-kali adenosine triphosphate ở tế bào viền của dạ dày.
Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng tương tự thuốc kháng histamine H2 nhưng tác dụng nhanh và kéo dài hơn. Loại thuốc này thường được sử dụng với thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Thuốc ức chế bơm proton thường được chỉ định để làm giảm đau dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên cần hạn chế dùng thuốc với liều cao trong thời gian dài.
Sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, loãng xương, chướng bụng, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ,… Các loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày, bao gồm: Lansoprazol, Pantoprazole, Omeprazol, Rabeprazole,…
5. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong trường hợp đau dạ dày có nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Kháng sinh có tác dụng tiêu trừ vi khuẩn trong dạ dày nhưng không tác động đến hoạt động bài tiết dịch vị. Vì vậy nhóm thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamine H2.
Hai nhóm kháng sinh thường được sử dụng trong quá trình điều trị đau dạ dày là kháng sinh nhóm Macrolid và Penicillin.
Kháng sinh nhóm Macrolid
Nhóm kháng sinh này hoạt động bằng cách gắn vào tiểu phần 50S của vi khuẩn nhằm cản trở và gián đoạn quá trình tạo chuỗi peptide. Tuy nhiên không nên sử dụng nhóm kháng sinh này cho người bị dị ứng hoặc phụ nữ đang mang thai.
Ngoài ra sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid có thể gây ra một
số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu,… Các loại kháng sinh Macrolid được sử dụng để điều trị đau dạ dày, gồm có Clarythromycin, Azithromycin, Erythromycin.
Kháng sinh nhóm Penicillin
Kháng sinh nhóm Penicillin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp mucopeptide của thành vi khuẩn. Nhóm kháng sinh này thường được sử dụng ưu tiên trong quá trình điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp.
Trong trường hợp sử dụng Penicillin trong điều trị dài hạn, cần kiểm tra chức năng gan và thận thường xuyên để kịp thời phát hiện các biểu hiện khác thường.
Ngoài ra sử dụng nhóm kháng sinh này còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, ngoại ban,… Các kháng sinh nhóm penicillin thường được sử dụng, bao gồm Amoxicillin, Oxacillin hoặc Ampicillin.
Ưu, nhược điểm của các loại thuốc Tây y chữa đau dạ dày
Chữa đau dạ dày bằng Tây y có nhiều ưu điểm thuận lợi nhưng cũng tồn tại nhiều nhược điểm bất tiện không nhỏ. Để có hiệu quả điều trị cao mà không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe tổng thể, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn.
Ưu điểm
- Hình thức đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng, thích hợp cho những người bận rộn, công việc nhiều
- Tác dụng nhanh, ngay sau vài liều sử dụng
Nhược điểm
- Hiệu quả mang tính tạm thời, chỉ có thể làm giảm triệu chứng bên ngoài mà không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh bên trong, do đó dễ tái phát và dai dẳng mãi không khỏi.
- Nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng chức năng gan thận, dạ dày, dễ gây suy nhược, mệt mỏi khi dùng lâu ngày.
Mặc đù là đem lại hiệu quả khá cao nhưng phương pháp dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày lại không được khuyến khích.
Đại đa số trường hợp đều gặp tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần khi dùng thuốc Tây triền miên bởi đặc tính kháng thuốc của nó. Nhiều trường hợp bệnh còn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, các chuyên gia vẫn khuyên chỉ nên sử dụng thuốc Tây khi lên cơn đau dạ dày cấp tính.
Trường hợp nặng hơn, tốt nhất vẫn nên thay đổi phương pháp có cơ chế tác động đặc biệt hơn.
Tham khảo thêm:Đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương pháp điều trị đau dạ dày hiện hành
Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y được NSND Trần Nhượng trải nghiệm thành công
Người bệnh bị đau dạ dày lâu năm, dùng nhiều Tây y nhưng không khỏi có thể tham khảo thêm và lựa chọn thêm bài thuốc Sơ can Bình vị tán. Đây là giải pháp đã giúp cho NSND Trần Nhượng và hàng ngàn bệnh nhân đau dạ dày mãn tính khác thoát khỏi bệnh thành công.
Bài thuốc được bào chế bởi các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân Tộc – Đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT uy tín nhất hiện nay. Hơn 30 loại thảo dược thiên nhiên được chia nhỏ, phối hợp hài hòa để bào chế thành 3 chế phẩm thiên nhiên đặc trị, xử lý bệnh triệt để từ căn nguyên đến triệu chứng.
Sở dĩ, bài thuốc có thể dùng thay thế và có hiệu quả cao hơn các loại thuốc Tây y vì dược tính kháng sinh tự nhiên của thảo dược khác biệt hoàn toàn với thuốc kháng sinh. Nên thuốc vẫn giữ nguyên tác dụng giống Tây y, nhưng phá vỡ được cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn để tiêu diệt hết cho bệnh khỏi lâu hơn.
Đừng bỏ qua:Những ưu điểm đặc biệt chỉ tìm thấy ở bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh rất rõ qua lâm sàng và thực tế. Nhiều bệnh nhân điều trị thành công đều phản hồi tích cực và dành lời khen ngợi cho bài thuốc.
NSND Trần Nhượng chia sẻ:
“Tôi đã từng nghĩ chỉ có thuốc Tây mới giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên đó lại là thiếu xót rất lớn khiến tình trạng bệnh dai dẳng suốt nhiều năm không khỏi. Mãi cho đến khi được hướng dẫn điều trị bằng bài thuốc Sơ can Bình vị tán, tôi mới thấy mình sai. Và cũng nhờ đó bệnh của tôi mới được chữa khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc được bào chế sẵn dưới dạng cao, thuốc sắc sẵn nên cũng thuận tiện không kém gì Tây y. Hơn nữa còn dễ uống, an toàn, không gây suy nhược như khi sử dụng Tây y”.
Chi Tiết Bài Thuốc Giúp Nghệ Sĩ Trần Nhượng Thoát Khỏi Những Cơn Đau
Không thể phủ nhận tác dụng của thuốc Tây khi chữa các bệnh về dạ dày. Nhưng không phải trường hợp nào cũng sử dụng được. Vì vậy hãy tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia để có những lựa chọn tốt nhất.
Nếu quan tâm đến liệu trình điều trị bằng bài thuốc Đông y được giới thiệu trên đây, bạn đọc có thể đến thăm khám tại Trung tâm ở cơ sở cả 3 miền là Hà Nội, Quảng Ninh, HCM. Hoặc liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn và hướng dẫn chi tiết từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Hiện tại Thuốc dân tộc là nơi hội tụ của đông đảo đội ngũ chuyên gia bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm, đã giúp chữa khỏi cho rất nhiều trường hợp. Người bệnh có thể tin tưởng lựa chọn.
Những lưu ý khi dùng thuốc tây chữa đau dạ dày
So với thuốc Đông y, thuốc tây đem lại tác dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng, vì vậy khi dùng thuốc tây để chữa đau dạ dày, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê toa, đồng thời cần dùng đúng liều lượng và tần suất được chỉ định.
- Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.
- Trình bày với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng để dự phòng hiện tượng tương tác.
- Khi có phản ứng dị ứng và tác dụng phụ phát sinh, vui lòng thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
- Tránh tình trạng quên dùng thuốc – đặc biệt là khi sử dụng kháng sinh.
- Khi dùng thuốc tây chữa đau dạ dày cần phối hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ để đạt được kết quả khả quan nhất.
Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại, phục hồi niêm mạc dạ dày và giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro và các tác dụng không mo
ng muốn.
Hãy áp dụng những kiến thức về thuốc tây chữa đau dạ dày trên đây để luôn có lựa chọn đúng và nhanh khỏi bệnh.
Tìm hiểu thêm
- Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có tốt không? Giá bao nhiêu? Dùng bao lâu thì hiệu quả?
- 7 bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày nên biết
Xem thêm: Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang trị ho Quân Dân 102 có tốt không? Phản hồi của người bệnh
Tin mới nhất
- Thuốc Bách Thống Vương giá bao nhiêu, có tốt không? Nơi bán và tác dụng
- 9 “tuyệt chiêu” giải độc cơ thể có thể áp dụng ngay tại nhà
- Da mặt bị ngứa: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả giúp lấy lại làn da khỏe mạnh
- Sỏi Niệu Quản – Triệu chứng & Cách điều trị, tránh biến chứng
- Nấm lim xanh bán ở đâu Vĩnh Phúc và giá mua nấm cây lim xanh rừng
- Cắt bỏ khối u vú
- Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
- Hội chứng Peutz–Jeghers
- 9 bí mật về thủ dâm bạn thắc mắc nhưng không dám hỏi
- Làm sáng tỏ 5 quan niệm sai lầm khi uống vitamin C
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn
- TIN TỨC UNG THƯ 12 nguyên nhân gây đau xương chậu ở phụ nữ
- Đại lý nấm lim xanh Nấm lim xanh bán ở đâu TPHCM và mua nấm lim xanh ở đâu uy tín?
- TIN TỨC UNG THƯ Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em – CT Thầy thuốc của bạn ngày 18/10/2015